Tiểu thuyết - ngôn tìnhTruyện - bút ký

Thư Gửi Người Đàn Bà Không Quen Biết

thu gui nguoi dan ba khong quen biet1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK THƯ GỬI NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÔNG QUEN BIẾT

Tác giả : André Maurois

Download sách Thư Gửi Người Đàn Bà Không Quen Biết ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TRUYỆN – BÚT KÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

André Maurois (1885 – 1967) là nhà văn lớn Pháp, tên thật là Emile Herzog. Viện sĩ trong Viện Hàn lâm Pháp.

Ông xuất thân trong một gia đình công nghiệp ở Alsaca. Khi còn ở ghế nhà trường ông là một cao đệ của giáo sư kiêm triết gia Alaine (1868 – 1951), tốt nghiệp Đại học, ông làm giáo sư triết học. Một thời gian sau ông từ chức về quản lí nhà máy dệt của gia đình và bắt đầu viết từ đó. Trong thế chiến thứ nhất (1914 – 1918) , ông làm thông dịch viên trong quân đội Hoàng gia Anh, chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945), ông sống ở Anh quốc và Hoa Kỳ.

André Maurois chuyên về tiểu thuyết, luận văn, sử, phê bình, khảo luận, tùy bút… Với hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại mà có người cho “toàn thể tác phẩm của ông quả là trác tuyệt” đã được các thế hệ trẻ ngưỡng mộ, tin cậy và xem ông như bậc thầy.

Ông viết tập “Thư gởi người đàn bà không quen biết” (Lettres à l’Inconnue) này khi ông đã ngoài bảy mươi tuổi gởi lại cho lớp đến sau, giúp họ có một vốn sống nho nhỏ trong cuộc sống.
Hồi André Maurois mất, cuối năm 1967, thọ 82 tuổi, một bạn đồng viện của ông khen ông đại ý như sau :

“André Maurois phân biệt ba hạng tác phẩm : trác tuyệt, lớn và hữu ích. Không một tác phẩm nào của ông vào hàng trác tuyệt nhưng toàn thể tác phẩm của ông quả là trác tuyệt”.

Ông nổi tiếng là nhà luân lí có khuynh hướng tình cảm, lãnh nhiệm vụ hướng dẫn thanh niên trong thời đại nhiều biến chuyển nhất của Pháp (từ Thế chiến thứ nhất tới nay), và ông đã được ba thế hệ trẻ tin cậy, coi như bậc thầy. Sự nghiệp trác tuyệt của ông ở đó.

“Người đàn bà không quen biết” mà ông tưởng tượng là một thiếu phụ khoảng ba mươi, đẹp, thông minh, có óc phán đoán, suy xét, thực ra tượng trưng tất cả những phụ nữ thắc mắc về đời sống. Liên tiếp trong sáu chục tuần, ông viết cho họ mỗi tuần một bức thư từ hai tới bốn trang. Trong sáu chục bức thư đó, ông giải đáp tất cả những câu họ có thể hỏi ông về những nỗi vui, buồn và ưu tư của họ, về ái tình, hôn nhân, hạnh phúc, nghề nghiệp, về tâm lí đàn ông, tâm lí đàn bà, về y phục, nhan sắc, cách lấy lòng người, cách xử trí khi chồng có ngoại tình, về quyền lợi và bổn phận của đàn bà, như dạy con, chiều chuộng v.v… Ông lại chỉ cho họ cách bồi dưỡng tinh thần và trí tuệ : đọc sách ra sao, tiêu khiển ra sao. Đôi khi ông cao hứng, nhân một lúc vui hay một lúc bực mình, giới thiệu một tác phẩm, một khúc nhạc, một cảnh đẹp hoặc mạt sát bọn giết thì giờ của ông, mỉa mai bọn làm áp phe, suốt đời chỉ lo kiếm tiền…

Tóm lại, ông gặp chuyện gì nói chuyện đó, không sắp đặt trước, lan man y như trong một cuộc đàm thoại. Triết lý của ông là một triết lý lạc quan, khoan hoà, thực tế mà chân chính. Giọng của ông nghiêm trang, thanh nhã mà thân mật, dí dỏm không ra vẻ dạy đời. Ông già tâm lí, giàu kinh nghiệm ; đọc ông ta thấy thích hơn là đọc tác phẩm khô khan của các triết gia, thích hơn cả là những trang tuy sâu sắc, nhưng cô đọng gần như châm ngôn của Alain, sư phụ của ông nữa. Vì ông gần chúng ta hơn….


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button