Truyện - bút ký

Những Tâm Hồn Đồng Điệu

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lưu Quang Minh

Download sách Những Tâm Hồn Đồng Điệu ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Bút ký – Tản văn

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cơm nhà

Bước vào quán lề đường dựng bảng “bình dân”, bác ngó qua dãy thức ăn được bày biện sẵn sàng sau lớp kính, chỉ chờ thực khách chọn món sẽ gắp vào dĩa cơm, bưng ra bàn. Bác đảo qua một lượt. Hôm nay có sườn nướng, đậu hũ dồn thịt, thịt kho hột vịt, cá chiên, mực xào thơm… Nhiều quá. Thực đơn đa dạng nhưng bụng chỉ chứa nổi một, cùng lắm là hai món thôi.

“Ăn gì bác ơi?”

“Cho bác thịt kho hột vịt…”

Bác lom khom ngồi xuống ghế, giở cái mũ lưỡi trai cũ sờn đặt lên bàn. Mái tóc bác lộ ra đầy sợi bạc, làn da xù xì sương gió, vầng trán nhăn nheo, áo quần luộm thuộm nhàu nhĩ, bộ dạng thường thấy nơi những người chồng, người cha trụ cột gia đình ngày ngày lăn xả với đời bươn chải kiếm sống thương vợ, chăm con khôn lớn.

Trưa trời trưa trật. Mấy cái bàn hầu hết đã được lấp kín bởi những tấm lưng thoang thoảng mồ hôi. Xa xa ngồi kia đang ngấu nghiến cái đùi gà có lẽ là một anh xe ôm. Hai ba cậu choai choai ồn ào góc này làm thợ hồ. Mấy cô kế bên xoen xoét tám chuyện chắc buôn bán đồ lặt vặt ở chợ. Và đám thanh niên rôm rả bàn đó: công nhân khu chế xuất.

“Cơm đây bác ơi!”

Con bé phụ việc nhanh nhẹn bưng dĩa cơm, kèm một chén canh chua ra. Bác với đũa, lại tìm chén ớt. Không thấy đâu, bác gọi:

“Cho bác mấy trái ớt đi cháu.”

Con bé dạ dạ chạy vào lấy ngay. Bác ngồi chờ, buồn thiu. Mấy hôm rồi vợ bác sốt cao, ra nhà thuốc mua chục viên trắng viên xanh về uống mà chẳng thấy bớt, chiều qua bác chở đi khám liền nghe ông bác sĩ phán: “Cần nhập viện!” Vậy là hôm nay nhà còn mỗi một mình, bác đành phải tự túc khoản cơm nước.

“Ớt nè bác.”

Bác cho ớt vào dằm dằm, trộn đều với nước thịt.

Chẳng bằng bà ấy được! Tay nghề nấu nướng của bà ấy mới là số một. Bác vừa nhai cơm, vừa ngẫm nghĩ. Tuần nào trong bếp cũng sẵn một nồi thịt kho hột vịt, món “ruột” của mình. Bao giờ bà ấy cũng tinh ý…

Trong tâm tưởng, bác thấy hai vợ chồng ngồi ăn cơm: mình lấy đũa xắn đôi quả trứng, gắp một nửa vào chén cho vợ, nửa cho mình, rồi vừa và cơm vừa tấm tắc.

“Ngon tuyệt! Ngon tuyệt!”

Vợ bác cười tủm tỉm, múc nước kho rưới vào chén cho bác, lại gắp thêm miếng thịt. Bác ăn cay lắm, biết tính nên bữa cơm nào bà ấy cũng bỏ sẵn vào mâm mấy trái ớt hiểm. Dằm quả ớt nát nát vào nước thịt, cay cay mặn ngọt, ăn với cơm, sao mà… tuyệt!

Nhai mấy hạt cơm trệu trạo trong miệng, bác ngó miếng trứng vừa ăn. Lắc đầu.

Hột vịt kho của vợ bác ngon bao nhiêu tuyệt bao nhiêu, thì ở đây lại dở tệ bấy nhiêu! Bác liếc cái bảng đề chữ “bình dân” to tướng dựng đằng trước kia mất một lúc. Ừ thì cũng phải, ăn cơm “bình dân” còn đòi hỏi gì nhiều.

Dĩa cơm ngoài món chính vừa gọi còn có thêm một nhúm rau muống xào. Nhưng ôi thôi rau gì lại vừa dai vừa già, ăn chỉ muốn nhả bã. Vợ bác vẫn thường trêu:

“Ông là kén cá chọn canh lắm nhé, chẳng biết ai phục vụ nổi cho ông vừa lòng!”

“Thì có bà chứ còn ai vào đây nữa!”

Thằng con trai độc nhất đi học xa, năm nao còn bé tí mà giờ đã ra dáng sinh viên năm hai. Cuối tuần nào gọi điện về cũng than:

“Cơm sinh viên ‘ẹ’ lắm bố ơi. Con thèm cơm mẹ…”

Nghe nó phát âm chữ “thèm” thôi, bác cầm ống gọi bên này cũng đủ hiểu lòng con trẻ, mắt đỏ hoe:

“Ráng đi con, học tốt, được nghỉ rồi về ăn thịt kho hột vịt.”

Hai cha con giống nhau, đều mê món thịt kho hột vịt mẹ nó làm. Bác nhớ ngày ấy ba người ngồi dùng cơm, hễ thấy dĩa thịt kho là bao giờ thằng con trai cũng múc lấy múc để nước thịt chan như canh. Bác rầy:

“Mặn con!”

Cơm trắng chuyển cả thành nâu vì màu nước thịt, nó cứ xì xụp xì xụp. Có khi chẳng cần thịt trứng gì, cứ nhai không mỗi cơm với nước thịt như thế, vậy mà cu cậu đã ních căng tròn bụng rồi vẫn đưa bát cho mẹ:

“Con xin bát nữa.”

Bây giờ thì những bữa cơm chỉ còn lại hai ông bà già. Vợ bác tới bữa nhìn mâm cơm hay thở dài:

“Tội nó quá, lên đó cơm nước cứ tạm bợ, riết rồi gầy rộc hẳn đi…”

Bác vội vã trấn an:

“Trên thành phố thiếu gì món ngon, không cơm tấm thì phở, hủ tíu, bánh canh… Rồi nó cũng thích nghi được thôi.”

ĐỌC THỬ

Nói vậy chứ giờ đây, đang trong quán “bình dân” này, bác hiểu điều mình nói nào có dễ dàng gì với con trai. Bà ấy mới vắng nhà một ngày, mình mới chỉ ăn cơm ngoài một ngày, đã không chịu được. Huống chi nó quanh năm suốt tháng…

Cái cảm giác một mình im lặng ngồi ăn bên những người xa lạ, tai phải nghe loáng thoáng mấy mẩu chuyện vụn vặt xa xôi mà mình chẳng hề dính líu liên quan, quả vô cùng đơn độc. Hàng ngày bác có chuyện vui, chuyện buồn, tin tức trên báo, trên đài gì mình đọc, mình nghe được tới bữa đều vừa ăn vừa tâm tình với vợ, bà ấy lại kể bác nghe chuyện ngoài đường, ngoài chợ, những điều mắt thấy tai nghe, cứ thế cùng trao đổi thông tin, rõ thêm chuyện lại hiểu nhau hơn. Ăn cơm mà mạnh ai biết người nấy, cố cho xong bữa rồi thôi, buồn lắm! Mỗi người mỗi việc, đến bữa là dịp để gặp nhau, không tranh thủ thì còn lúc nào. Bác thì nghĩ thế, vậy mà trên đài người ta vẫn khuyên: “Không nên vừa nói vừa ăn, dễ đau bao tử.”

Có đau chút cũng được, còn hơn ở chung một nhà mà chẳng mấy khi chuyện trò cùng nhau.

“Con Mai mới bị chồng đánh nữa đó mày, tội nó ghê. Thằng chả tối ngày nhậu nhẹt say xỉn, chỉ khổ vợ, khổ con…”

“Sao nó không bỏ quách cho rồi, cái hạng đàn ông hèn hạ vương chi cho mệt xác!”

Hai cô ngồi kế bên đang “bà tám”. Bác nhai cơm, chẳng hiểu sao trong đầu lại tưởng tượng ra một bữa cơm khác.

Bữa cơm ấy có “cô Mai” và “ông chồng say xỉn tối ngày”, thêm một đứa con gái nhỏ xinh như thiên thần. Cô Mai bới cho chồng một chén cơm, lại gắp bỏ lên trên miếng đậu hũ chiên: “Anh ăn đi cho nóng!” Ông chồng cười hiền hậu, khác hẳn những khi mang cơn say triền miên khuya khoắt về nhà đập cửa om sòm, la lối inh ỏi. Cắn miếng đậu hũ nóng giòn, hết ngắm vợ lại nhìn sang con gái. Tự nhiên mắt anh cay cay, chỉ bật ra được vài tiếng:

“Em ơi… tha lỗi cho anh…”

Những ông chồng say xỉn có thể thức tỉnh khi ăn một bữa cơm nhà vợ nấu hay không? Bác tin rằng có. Vì người đàn ông nào đứng trước bao nhiêu thăng trầm cuộc sống đe dọa vật ngã cũng có thể tìm niềm xoa dịu bởi bàn tay đảm đang chu tất của vợ thương yêu, thay cho chén đắng chén cay nơi những quán nhậu xô bồ ngoài kia.

Bác húp canh xong, lấy tăm trong hũ rồi kêu tính tiền.

“Mười hai nghìn bác ạ!”

Đưa tiền cho con bé, bác bước khỏi quán. Mặt trời đứng bóng chói chang. Bác tạt qua quán cháo bên kia đường.

Mang cái cặp lồng lên xe, bác chạy bon bon một lúc thì đến bệnh viện, leo cầu thang vào phòng số 41.

“Bà thấy đỡ hơn chưa, tôi đem cháo cho bà đây.”

Bác giở cặp lồng khói bốc nghi ngút, đưa cho vợ cái muỗng. Vợ bác nằm trên giường bệnh trắng muốt, kéo gối ngồi lên:

“Đỡ rồi ông ạ. Khổ thân ông quá…”

“Khổ thân bà ấy chứ. Nhà bao nhiêu việc cứ vơ hết vào để đến đổ bệnh ra. Ăn đi cho nóng, bà.”

“Ông ăn chưa?”

“Rồi, bà…”

“Ông ăn gì?”

“Cơm bình dân. Thịt kho hột vịt. Rau muống xào. Canh chua.”

Bà nhìn bác lặng im, múc một muỗng cháo cho vào miệng.

Ăn nóng cho giã cảm đi ông!

Nhớ những lần trái gió trở trời bác đổ bệnh, bà ấy đều nấu một nồi cháo to. Khi cháo thịt bằm, lúc cháo trắng hột vịt muối, lại lắm lần cả cháo tim, cháo cật… Bà vốn khéo tay hay làm, món nào món nấy ăn rồi cũng khiến bác thòm thèm mong có lần sau được xơi thêm.

Muốn bệnh nữa sao ông, mà cứ thèm cháo?

Thế mà lần này đến lượt bà ấy ốm, bác lại mua cháo từ ngoài vào. Cháo ở ngoài cách nào bằng cháo bà ấy nấu cho được…

Bác rưng rưng, thốt lên khẽ khàng:

“Bà ơi, tôi thương bà lắm…”

Người vợ một đời vì chồng vì con cần mẫn tảo tần, mái tóc huyền đen nhánh khi xưa dần nhường chỗ cho sợi trắng sợi bạc xâm chiếm xơ xác, làn da trắng mịn gương mặt tươi xinh thuở nào giờ đây là hai đuôi mắt hằn đầy vết dấu chân chim. Dẫu thế, trong mắt bác, cũng như bữa cơm nhà, ai hơn được bà ấy. Vợ bác là người đẹp nhất.

“Tôi cũng thương ông. Tôi phải mau khỏe để còn về làm cơm cho ông ăn nữa, khổ thân ông, cơm hàng cháo chợ nuốt chi nổi…”

***

“Mẹ đã đỡ chưa bố, con lo quá!”

Giọng thằng con thảng thốt trong điện thoại.

“Đỡ rồi con, chiều bác sĩ cho về rồi. Không phải lo lắng gì, trên ấy ráng mà học tốt.”

“Dạ…”

“Ừ, cứ thế nhé. Đầu tháng bố gửi tiền. Ăn uống cho đàng hoàng, có sức để học!”

“Bố ơi…”

“Gì con?”

Giọng con trai bỗng chùng hẳn xuống.

Như có mối giao cảm vô hình giữa cha và con, bác biết nó sẽ nói một câu làm tim bác thắt lại, nghẹn đi tột cùng.

“Con… thèm cơm mẹ…”

Đồ chơi

Đèn đỏ. Xe của bố đỗ xịch ngay góc đường. Lơ đễnh đảo mắt lên lề đường, bao nhiêu hồng lam tím vàng của đủ loại đồ chơi đang bày ra trước mặt. Rồi lại thấy cái bảng ghi bằng bút dạ mấy chữ to đùng: “Có bán xe Sấm chớp Tốc độ – giá phải chăng.”

“Bố ơi, mua cho con xe Sấm chớp Tốc độ đi bố!”

Bố chợt nhớ cu Tí mấy bữa nay cứ đòi mua bằng được chiếc xe đồ chơi điều khiển từ xa ấy. Xem phim hoạt hình trên ti vi, cu Tí thích mê ly mấy cái xe trong phim, phải nói là mê lắm luôn, cứ “gạ gẫm” bố hoài:

“Bạn con mua rồi, đẹp lắm bố, mua cho con nha bố!”

Đèn xanh. Bố nán lại.

“Chị ơi, xe này giá bao nhiêu?”

“Trăm sáu, anh. Có pin luôn, mua về là chạy vù vù thôi.”

Bố cầm một hộp lên xem thử. Kiểu dáng cũng được, cu Tí sẽ mừng lắm đây.

“Gói lại cho tôi đi chị.”

Mang cái bịch lên xe thì đèn lại đỏ. Lừng khừng, bố đành lia mắt xem tiếp mấy món khác.

Đã từ lâu – chẳng biết là khi nào, bố để ý: hầu như ở mỗi góc đèn đỏ khắp thành phố dần nghiễm nhiên trở thành nơi bày bán đồ chơi. Đâu cần quầy sạp gì cho mất công, người bán ngồi đó – phệt luôn xuống vỉa hè. Sang thì trải thêm tấm bạt, còn không đồ chơi cứ thế chất bốn năm hộp bên cạnh. Tiếp đến khui một hộp ra, bật pin hay vặn dây cót, cho món đồ chơi chạy tới chạy lui trước mặt, chờ người hỏi. Vậy là xong.

Đèn chuyển xanh, bố lao đi. Giờ này cu Tí tan học rồi, hẳn đang đeo cặp đứng tụm ba tụm năm với các bạn ngoài cổng trường chờ bố tới rước. Dọc đường, còn phải dừng xe thêm sáu chốt đèn đỏ nữa mới đến nơi. Lần nào thắng lại chờ đợi, ngó qua cũng vẫn là những món đồ chơi đủ màu bắt mắt. Thêm một hai vị khách tấp lại hỏi han: con vịt kia bao nhiêu vậy chị, cái trực thăng này nữa…

“A! Bố tới!”

Thấy bố, cu Tí mừng rỡ lon ton chạy ra. Bố với lấy cái bịch, đưa cho Tí:

“Tí xem bố mua gì cho con này!”

Vừa trông thấy cái xe đồ chơi, Tí đã cười toe toét, hét lên sung sướng:

“A! Xe Sấm chớp! Thích quá, bố mua xe Sấm chớp cho Tí này!”

Cả đoạn đường về ngồi sau lưng bố, Tí cứ mê mải ngắm món đồ chơi còn trong hộp mới tinh.

“Xe đẹp ghê, Tí ha.”

“Dạ…”

Vừa về tới Tí đã nhảy xuống đất chạy tót vào trong nhà.

“Anh Tùng ơi, bố mới mua xe Sấm chớp cho em nè!”

Tùng đang ngồi chơi Game Online, đang lúc gay cấn, chẳng hay biết thằng em trai nói gì.

Bố dắt xe vào, biết ngay thể nào cũng thấy thằng con đầu đang “bùm bùm, chéo chéo” với các thể loại trò chơi điện tử của nó.

Học không lo học, suốt ngày chỉ thấy chúi mũi vào Game, bố bực mình lắm. Biết thế dạo trước đã không nghe lời dụ dỗ tậu hẳn cho nó một dàn máy tính xịn vì “nhu cầu học tập”.

“Anh Tùng ơi, lắp xe cho em với!”

Thằng Tùng vẫn say mê nhấp chuột gõ phím lia lịa.

“Tùng! Ra giúp em!”

Bố vỗ mạnh vào lưng khiến nó giật nảy mình.

“Dạ, sao bố?”

“Không chơi nữa. Lắp cho em cái xe đồ chơi đi con.”

Nó ngó màn hình vi tính đầy vẻ tiếc nuối nhưng cũng đành đứng dậy.

“Đâu anh xem nào… Ái chà, xe đẹp quá ta!”

Tùng lấy tuốc-nơ-vít tháo tháo vặn vặn mấy con ốc, lắp bốn cục pin vô cái xe, gắn nắp lại. Xong xuôi cầm bộ điều khiển bấm nút, xe “rồ” lên lao bật ra ngoài cửa.

“Để xe chạy ra sân cho rộng nha Tí!”

Xe chạy mấy vòng trong sân rộng rãi, Tí khoái chí reo to:

“Hay quá, nhanh quá đi! Anh hai cho em chơi với!”

“Thôi để anh chơi giùm cho!”

Bố ngồi trong nhà xem ti vi, một lúc sau đã nghe tiếng mếu máo, vội vàng nhìn ra:

“Gì vậy con?”

“Bố ơi, anh Tùng không cho con chơi. Anh Tùng ‘cướp’ xe của con luôn…”

Nhìn hai đứa con, thằng bé thì đang mếu, thằng lớn tướng tay thoăn thoắt cái điều khiển từ xa cho xe chạy vòng vòng miệng cười thích thú, bố lắc đầu đứng dậy định bụng ra “đập” cho thằng anh một trận. Nhưng tự nhiên, sao bố thấy hình ảnh này thân quen quá đỗi. Thân lắm, quen lắm, phải rồi… những ngày xa xưa…

Bố đứng không vững, khuỵu chân xuống ghế, cảm giác cả người chao đảo. Giật mình, nhận ra mình đang đứng giữa chốn đồng quê bát ngát gió lộng.

“Anh ơi, em thả với anh!”

Cánh diều bằng giấy đang chao liệng trên bầu trời xanh ngắt. Thằng bé ngước nhìn, diều bay cao quá, xa quá.

“Anh ơi, cho em thả đi…”

“Để yên anh thả cho xem.”

Đôi mắt thằng bé con đã hoen nước. Nhòe đi trong nó là hình ảnh hai anh em dành cả ngày hôm qua cùng nhau cặm cụi làm diều. Nguyên liệu toàn mấy thứ đơn giản dễ tìm từ giấy tập cũ, nan tre, ít cơm nguội, bột mì thay hồ dán… Hai anh em cứ thay nhau cắt cắt dán dán. Nó còn tranh thủ nguệch ngoạc lên con diều xinh xinh thêm mấy hình vẽ méo mó ngộ nghĩnh.

Vậy mà giờ đây niềm hân hoan được thả diều trong nó bỗng chốc vụt tan biến hết như bọt bong bóng xà phòng.

***

Đèn đỏ. Vẫn là chỗ ngã tư quen thuộc. Giờ tan tầm ngột ngạt oi bức với đủ mọi phương tiện xe cộ ngập ngụa trên đường. Theo thói quen bố lại nhìn sang phải, nơi góc vỉa hè. Rất nhanh để bắt gặp ánh mắt buồn hiu của ông già đang ngồi loay hoay vặn dây cót cho mấy món đồ chơi nho nhỏ bằng nhựa chạy lòng vòng.

“Cái này bao nhiêu tiền vậy cụ?”

Ông già xòe năm ngón tay, không rõ ý là “năm nghìn” hay “năm mươi nghìn”. Bố nghiêng người với một món lên quan sát, mất hẳn một lúc lâu.

Đèn xanh rồi lại đỏ.

Nếu trở về ngày xưa, bố ắt hẳn chẳng thể nào hình dung nổi trong đầu những thứ thế này một ngày lại được gọi là “đồ chơi”. Với “thằng bé” ấy, sao mà lạ lẫm và xa cách quá.

Tuổi thơ của bố một thời chỉ toàn nghe râm ran tiếng dế. Những buổi chiều vàng hai anh em rủ nhau đi lùng trong bãi ngô ven sông, im ắng dỏng tai lên tìm nơi dế gáy. Khổ công lắm mới bắt được nhưng đổi lại là niềm tự hào, hãnh diện khi dế của mình luôn chiến thắng trong các cuộc “tranh hùng”. Dế nhà anh em ta oai lắm nhé, cứ nhìn điệu bộ nhanh nhẹn, cặp râu dài ngoằng, bộ cánh cứng cáp hằn rõ từng đường vân của nó thì rõ ngay thôi…

“Mua giúp đi cậu, làm quà cho tụi nhỏ…”

Tiếng dế giờ này đã bị thay thế bằng đống “bùm bùm, chéo chéo” từ những trò chơi điện tử của thằng Tùng trong chiếc máy tính ở nhà rồi còn đâu.

Bố móc bóp trả tiền cho món đồ vừa lựa được.

Đèn xanh. Xe thay nhau phóng thẳng, để lại phía sau bụi khói bốc lên mịt mù. Đôi mắt đỏ hoe trên gương mặt sạm đen khắc khổ của ông cụ nhìn về đâu đó mông lung. Cụ mang nặng một nỗi niềm khắc khoải, vì những món đồ chơi bán ế chỏng chơ, hay còn gì không diễn tả nổi bằng lời đang lặn sâu nơi khóe mắt?…

“Quà cho Tí đây con!”

Tí cầm món đồ chơi mới, vội vàng leo lên xe. Ngày nào bố cũng đi đón Tí, hứng nắng nóng bụi bặm, mệt nhoài với dòng xe cộ kẹt cứng không ngớt ồn ào inh ỏi.

Biết làm sao được…

“Tí ơi, đi chơi không con?”

“Dạ, đi đâu vậy bố?”

Bố chỉ lặng im.

Xe vẫn bon bon. Dọc hai bên đường xa gần là lừng lững những cao ốc, chung cư mấy chục tầng thi nhau mọc như nấm.

“Bố ơi, mình đi đâu?”

“Chút nữa là đến thôi con…”

Bồi hồi, bố nhớ ngày hôm qua Tí đang chơi xe điều khiển ngoài sân. Một hồi lâu bỗng dưng chạy vào nhà khóc ngon lành. Bố đành bỏ tờ báo đọc dở dang xuống quay sang hỏi han dỗ dành.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button