Truyện - bút ký

Những mảnh vụn cuộc sống

nhung manh vun cuoc song sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lê Thanh Minh

Download sách Những mảnh vụn cuộc sống ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  TRUYỆN – BÚT KÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Khi còn bé, nó nhìn thế giới thật rộng lớn và tốt đẹp. Rồi người lớn nhồi nhét vào đầu nó đủ thứ làm cuộc sống trong con mắt của nó có phần xám lại. Cuộc sống là vậy. Dẫu yêu, dẫu ghét người ta vẫn phải đi, vẫn phải sống. Cuộc sống mà nó biết không như nó tưởng tượng. Những người chung quanh nó đều đeo một cái mặt nạ dầy bịch. Và bản thân nó cũng vô thức tự đeo cho mình một cái mặt “giả dối” (theo cách nghĩ của nó) lúc nào không biết. Tuy còn nhỏ nhưng bản năng sinh tồn mách bảo với nó rằng “sống giữa bầy lợn thì đành phải kêu eng éc như lợn”, chỉ có điều “đừng nghĩ theo kiểu lợn”. Nói thì dễ, làm mới khó. Nhiều đêm trong mơ nó thấy tai và mồm của mình dài ra, đằng sau thòi ra mẩu đuôi ngắn tũn….

Lớn lên một chút, nó thấy cuộc sống mới giả dối làm sao. Thằng bạn nó đầu tóc suốt ngày rối bù, nói năng văng cả nước bọt vậy mà mọi người toàn lấy nó làm tấm gương để mọi người soi chung. Thật thảm hại. Bố nó cứ mở mồm ra là “con ruồi bay qua tao biết con đực, con cái”, nhưng thật tình ngoài câu cửa miệng đó lão chẳng biết cái quái gì. Mỗi khi nó phạm lỗi gì thì mẹ nó lại dậm chân bành bạch “đẻ con khôn mát l…rười rượi, đẻ con dại, thảm hại cái l…”. Nghe mãi thành quen, nó cũng chẳng biết mình khôn hay dại, cái “đấy” của mẹ nó mát hay thảm hại ngay cả bố nó cũng chịu chứ nói gì nó. Ngay như cái lão cách nhà nó ba nhà đầu tóc suốt ngày chải chuốt, bóng lọng toàn Va-dơ-lin, trông như công tử Bạc Liêu mà rất keo kiệt. Lão tinh quái, như con chuột nhắt. Thời buổi khó khăn trong khi các nhà cứ 8, 9 giờ tối là tắt đèn, cả đống người leo lên một cái giường ôm nhau ngủ. Dầu cũng hiếm như vàng, còn vàng thì mấy ai được nhìn thấy. Ấy vậy mà nhà lão xài đèn điện sáng choang. Mẹ nó bảo “làm nghề gì ăn nghề đấy”. Tưởng gì, té ra lão chỉ là tay thợ điện, chuyên đấu nối câu trộm, mà thực chất cũng chỉ là một tên trộm. Chỉ có điều lão chưa bị bắt. Cả khu ai cũng nể, sợ lão. Sau lưng lão người ta xì xào, bàn tán, trước mặt lão thì xun xoe, nịnh bợ. Nào có ai yêu gì lão, nhưng lỡ chẳng may làm lão phật ý thì coi như xong, cả tháng sống trong cảnh tối tăm, mù mịt…Đồ đạo đức giả.

Giả giả, thật thật. Giả nhiều thành thật, thật nhiều cũng thành giả. Giả thật lẫn lộn chả biết ma nào mà lần. Đầu phố nhà nó có bà bán miến trộn có tiếng, đông khách. Người ta bảo đến đây mà chưa thưởng thức món miến trộn của nhà ấy là coi như chưa đến… Chưa đến thì chưa đến, báu gì. Nó chả thèm vì nó biết thừa cái cách bà ta biến hoá những bát ăn dở thành bát mới cho khách đến sau. Hợp chất mà bà ta dùng đựng trong cái can nhựa cáu bẩn màu nhờ nhờ như nước cống, chả hiểu thành phần gồm những gì, chỉ thấy dọn hàng còn thừa bà ta đổ luôn xuống cống phi tang. Đến con lợn nhà nuôi mà bà ta còn không dám cho ăn sợ nó lăn ra ốm….

Có lần mẹ sai nó mang cái phiếu đi xếp hàng mua nước mắm, 4 giờ nó đã phải chui ra khỏi nhà, trời lạnh cắt da, cắt thịt. Suốt dọc con phố nhà nào nhà nấy tối om, cửa đóng im ỉm, mọi người còn đang ngủ. Nó tưởng mình là người đầu tiên đi xếp hàng hoá ra không phải. Trước nó đã có khoảng dăm người cộng thêm một hàng dài gạch, giấy, lá…thời bấy giờ người ta xếp hàng bằng mọi cách có thể. Nó lo lắng, tò mò nhìn qua khe cửa vào trong cửa hàng để ước lượng xem liệu có đến lượt nó mua không, dẫu nó biết có nhìn cũng chả thấy gì…Thật không thể tin vào mắt mình, nó thấy cô nhân viên bán hàng đang rót nước mắm vào mấy cái can 4 lít và múc nước cống đổ thẳng vào trong thùng… Đồ ăn cắp ! Nó buột mồm hét toáng lên. Và từ đó nó sợ nước mắm, cứ như tất cả nước mắm trên đời đều từ nước cống mà ra…

Đầu phố nhà nó có một cái rạp chiếu bóng. Đấy là cái thứ văn hoá phi văn hoá nhất mà nó biết. Mỗi khi có một Bộ phim nước ngoài (chủ yếu phim Nga và CHDC Đức) chiếu thì người ta xúm đông, xúm đỏ tranh cướp nhau vé. Mật ít, ruồi nhiều, tranh cướp, đánh nhau là đương nhiên. Và bọn phe vé lượn lờ ra giá. Vé chưa bán chúng đã có, không chỉ có mà còn có nhiều và nhiều đứa có… Nó chả dại gì xếp hàng, cũng chả có tiền mà mua vé chui. Nó có cách của riêng mình. Nó tìm cách lẻn vào trong rạp nấp sau tấm rèm chờ đến buổi chiếu tiếp. Cũng có khi nó trốn trong nhà vệ sinh. Cũng nhờ vậy mà nó biết đa phần người ta vào rạp để làm cái việc mà ngoài phố không tiện chứ không phải để xem phim. Họ ôm nhau, hôn nhau, sờ nắn nhau như sờ nắn kẻ trộm, khạc nhổ, rì rầm chuyện riêng tư… Có kẻ ngủ quên phim hết cũng chả thèm biết phải đợi bảo vệ nhắc nhở bằng cách cầm cổ áo dựng dậy. Đúng là lũ lưu manh có văn hoá.

Và cùng với văn hoá, cùng với thời gian nó lớn lên, cách nhìn đời cũng khác.

Thật là tồi tệ. Ngoảnh đi ngoảnh lại nó chẳng có đứa bạn nào. Bọn cùng lứa a dua a tòng kéo nhau bắt nạt, chế riễu, nói xấu nó cả trước mặt lẫn sau lưng. Có lần tan học về nó đi ngang qua bãi phân trâu thì một hòn gạch được bọn trẻ chờ sẵn ném ra hất phân bắn tung toé lên mặt mũi và quần áo nó. Bọn khả ố ôm bụng cười ngặt nghẽo. Nó hận lắm mà chả biết trút vào đâu. Đời vốn đầy rẫy những bất công. Chân lý thuộc số đông…hừ, số đông chết tiệt…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button