Nguyễn Nhật ÁnhTruyện - bút ký

Những Cô Em Gái

[www.downloadsach.com] - Nhung co em gai - Nguyen Nhat Anh1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Nhật Ánh

Download sách Những Cô Em Gái ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TRUYỆN – BÚT KÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

“Những Cô Em Gái” là câu chuyện viết tiếp của “Hoa Hồng Xứ Khác”. Tuy nhiên, với những ai chưa đọc “Hoa Hồng Xứ Khác” thì cũng không có vấn đề gì cả. Vì đây là một câu chuyện bắt đầu mới của Khoa khi lên thành phố học. Xuyên suốt cuốn quyển là những bài thơ lãng mạn của chàng thi sĩ Khoa. Những bài thơ rất hay nhưng không thể trao đúng người.

Câu chuyện rất đẹp tuy nhiên tiếp nối tình buồn của tác phẩm trước lại vẫn là một mối tình buồn. Khoa bây giờ đã khác xưa khi đã có những người bạn khác bên cạnh cùng vời một biệt tài thơ mà hình như xưa kia anh ta không hề có. Sự việc bắt đầu khi Khoa nhung nhớ tiếng đàn dương cầm của một cô gái. Những người bạn bắt đầu trở nên đột ngột mời anh đến nhà để gặp em gái mình và nhờ anh làm thơ. Anh gặp người con gái anh yêu,…. và rất rất nhiều sâu chuỗi kết nối tạo nên một tình huống vô cùng bất ngờ.

Ngôn ngữ của nhân vật như thường lệ vẫn còn ngây ngô tuy có phần chững chạc hơn. Cốt chuyện hay. Đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh ta cảm thấy chút bâng khuâng nhung nhớ những mối tình đã qua.

Trích dẫn :

Năm lớp mười hai của tôi là một năm vô cùng buồn tẻ.
Bạn bè cũ tản mác đứa một phương. Thằng Nghị, “giáo sư” Bá và nhỏ Hồng chà-và xấu người đẹp nết tiếp tục học lớp mười hai tại trường tỉnh lỵ. Ngữ và Hòa lé rớt tú tài một năm đó, buồn tình khăn gói vào phương Nam lập nghiệp. Tôi và Gia Khanh ra Đà Nẵng.
Gia Khanh học khác trường với tôi, nó học trường con gái tôi học trường con trai. Nhưng dù nó có học chung với tôi, hai đứa cũng chả còn gì để nói. Từ khi phát hiện Gia Khanh có người yêu ngoài quê, sao chổi Halley trong lòng tôi đã tắt.
Không bà con thân thích, chẳng bạn bè quen, tôi lọt thỏm giữa thành phố lớn như lạc vào một hành tinh xa lạ, buồn ơi là buồn.
Ba tôi gửi tôi ở nhờ nhà một người bạn quen tên Đán. Gọi là “nhà”, thực ra đó chỉ là một căn phòng nhỏ xíu ngay trong cơ quan bác Đán làm việc.
Gọi căn phòng thực ra cũng là gọi cho oai. Đó chỉ là một khoảnh diện tích nhỏ ngăn bớt của phòng làm việc để làm chỗ ngủ. Phòng chỉ đủ chỗ kê một cái tủ, một cái bàn, một chiếc giường con. Từ khi tôi xuất hiện, căn phòng có thêm một chiếc ghế bố.
Đêm đầu tiên, nằm trong mùng nghe muỗi bay vo ve bên ngoài, tôi nhớ nhà đến ứa nước mắt.
Tôi nhớ ba mẹ, nhớ các em tôi, nhớ đám bạn bè cũ ghê gớm.
Bác Đán nằm trên chiếc giường con bên cạnh nghe tôi trằn trọc, gióng tiếng hỏi:
– Gì vậy con?
– Dạ, không có gì ạ.
– Muỗi nhiều con hả?
– Dạ không ạ.
– Hay rệp đốt?
– Dạ không.
Bác Đán không nghĩ tôi nhớ nhà. Con trai lớp mười hai chuẩn bị vào đại học lẽ đâu lại giống đứa con nít lên năm.
– Chắc con lạ chỗ nên khó ngủ!
Bác Đán chép miệng nói, rồi hạ giọng vỗ về:
– Ráng ngủ đi con. Ngày đầu bác cũng y như con vậy.
Tôi đi học xa nhà lần này không phải là lần đầu. Lên lớp mười, tôi đã khăn gói vô Tam Kỳ, sống xa ba mẹ tôi, xa các em tôi, xa con suối trong vắt chảy qua làng, xa ngõ tre bốn mùa râm mát.
Nhưng hai năm ở Tam Kỳ, tôi có Ngữ, Nghị, Hòa, Bá. Tôi có Hồng chà-và, tôi có Gia Khanh.
Ra Đà Nẵng, tôi không có ai quen. Đêm đầu tiên ngủ trong căn phòng lạ, tôi cứ thao láo mắt nhìn lên đỉnh mùng, bâng khuâng tưởng mình là Robinson đêm đầu tiên ngủ ngoài hoang đảo.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button