Truyện - bút ký

Nhật Bản Đến Và Yêu

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Dương Linh

Download sách Nhật Bản Đến Và Yêu ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : BÚT KÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI TỰA

Tôi viết cuốn sách để dành tặng Cho tôi:

Một tôi với những ngày tháng còn xanh non với tiếng Nhật.

Một tôi mang trong mình ước mơ và khát khao đi Nhật.

Một tôi với đầy ắp những trải nghiệm đáng nhớ ở Nhật.

Một tôi chất chứa biết bao tâm sự, xúc cảm, hoài niệm.

Một tôi trưởng thành sau năm năm tròn trĩnh ở Nhật.

Và:

Cho chính các bạn, những người đang cầm trên tay cuốn sách nhỏ này.

Không đao to búa lớn gì đâu, đơn giản chỉ là những suy nghĩ của riêng tôi. Cứ thoải mái mà đọc nó, như tôi đang ngồi bên cạnh kể chuyện các bạn nghe vậy.

Bạn hoang mang vì không biết học tiếng Nhật thế nào?

Bạn hoang mang vì không biết tìm việc làm ở Nhật ra sao?

Bạn hoang mang làm thế nào để tự tin trong môi trường làm việc ở Nhật?

Cuốn sách Nhật Bản đến và yêu của Dương Linh là một cẩm nang bổ ích giúp bạn trả lời những câu hỏi trên, để có thể vững tin sống và thật sự hạnh phúc trên đất Nhật Bản.

“Một tôi với những ngày tháng còn xanh non với tiếng Nhật.

Một tôi mang trong mình ước mơ và khát khao đi Nhật.

Một tôi với đầy ắp những trải nghiệm đáng nhớ ở Nhật.

Một tôi chất chứa biết bao tâm sự, xúc cảm, hoài niệm.

Một tôi trưởng thành sau 5 năm tròn trĩnh ở Nhật.”

(Dương Linh)

“Chỉ khi thấy thực sự yêu một ai đó, bạn mới muốn làm nhiều điều cho người đó. Ngoại ngữ cũng vậy, hãy coi nó như người yêu của bạn, khi đó bạn sẽ biết cách để chinh phục nó.”

Ước mơ không ai đánh thuế, ước mơ là vô hạn, ta có thể thoải mái ước mơ, thoải mái kỳ vọng vào tương lai. Nhưng nếu như không biết thu hẹp khái niệm “Tương lai” vào thì vô hình trung nó sẽ trở thành một màng nhện chăng tơ chằng chịt làm rối chính ta. Cũng giống như làm đề thi trắc nghiệm vậy, bạn đang phân vân giữa hai đáp án. Thay vì ngồi vắt óc suy nghĩ hãy nghĩ rằng: Cứ chọn lấy một đáp án để kịp giờ và tin vào trực giác của bản thân khi chọn đáp án bạn cho là đúng hơn. Đừng cố tìm một bản đồ để tra đường khi chính bạn cũng không biết mình đang lạc ở đâu. Hãy đặt cho mình một mục tiêu rõ ràng, đặt cho mình một cái đích để đến đã rồi bước đi trong tâm thế của một người sẵn sàng chấp nhận thử thách.

Cuốn sách sẽ giúp các bạn trẻ biết cách:

+ Học giỏi tiếng Nhật

+ Tìm việc ở Nhật

+ Sống tốt ở Nhật.

ĐỌC THỬ

Chương I TIẾNG NHẬT – CHÀNG TRAI ĐÁNG YÊU, KHÓ TÍNH, KHÓ CHIỀU

1. Nhật Bản trong tôi là nỗi ám ảnh về hình ảnh cô bé Oshin bảy tuổi đi giữ trẻ và cô tiếp viên hàng không mang thương hiệu “Cố lên Chiaki”

Ngoài việc nghe người lớn nói thủ đô của Nhật là Tokyo, Nhật có hoa anh đào đẹp lắm,… thì kiến thức về Nhật Bản của tôi khi đó vẫn còn vô cùng nghèo nàn. Nó chỉ được bồi đắp hơn qua những thước phim truyền hình Nhật đến với màn ảnh Việt Nam lúc ấy. Không ồn ào, nhưng vô cùng ấn tượng. Oshin và Chuyện nữ tiếp viên hàng không là hai tác phẩm như thế.

Bộ phim dài 297 tập Oshin kể về cuộc đời của người phụ nữ tên Oshin sống vào cuối thời kì Meiji (Minh Trị) đến đầu thập niên 1980. Khi Oshin lên bảy tuổi, đã bị cha cho đi ở đợ để cải thiện cuộc sống khó khăn của gia đình. Oshin trở thành người giữ trẻ cho một gia đình khá xa nhà. Hình ảnh Oshin ra đi trên một chiếc bè tre, quay lại gào thét gọi mẹ cha khiến trái tim tôi quặn thắt. Công việc của Oshin khi đi ở là lo việc vặt trong nhà cho tới giặt quần áo và chăm em. Mặc dù bị chủ nhà đánh đập nhưng Oshin vẫn ráng sức chịu đựng vì luôn nghĩ rằng mình mà cố gắng thì gia đình sẽ bớt khổ. Rồi tôi nhớ đến hình ảnh một cô bé Oshin tò mò đi theo trẻ con trong vùng đi học, len lén đứng bên ngoài lớp học để học ké. Thầy giáo thấy tội nghiệp nên đã giúp Oshin học, nhiều lần vì mải học về nhà trễ, em bé đói khóc nên Oshin bị chủ nhà mắng té tát. Dù bị bạn bè hăm dọa, bắt nghỉ học nhưng Oshin vẫn cố gắng tự học, và đã viết được thư nhờ người gửi thư về cho gia đình khiến cho mọi người trong nhà ai cũng phải trầm trồ ngạc nhiên. Nhưng có lẽ cảm động nhất vẫn là hình ảnh về trận động đất lớn ở Tokyo đã phá hủy toàn bộ nhà và cửa hàng mà hai vợ chồng Oshin đã vất vả gây dựng, rồi cuộc hôn nhân của hai người không được mẹ chồng chấp nhận, nên Oshin đã phải chịu rất nhiều gian khổ cũng như sự đay nghiến của mẹ chồng. Cảnh Oshin bị gãy tay và sảy thai do công việc đồng áng nặng nhọc đã lấy đi rất nhiều nước mắt của người xem.

Oshin chính là một điển hình tiêu biểu cho mẫu phụ nữ huyền thoại, một biểu tượng của sự kiên nhẫn và không bao giờ chịu khuất phục ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Theo một tài liệu mà tôi đã từng đọc sau này, một võ sĩ sumo người Nhật được gọi là Oshin Yokozuna để ca ngợi lòng dũng cảm và nghị lực khi anh đã chiến thắng được căn bệnh tiểu đường và chinh phục những đỉnh cao với môn võ sumo truyền thống. Ngoài ra, cụm từ “Oshin Diet” phổ biến ở Nhật những năm 1980 khi người dân nước này vượt qua thời kỳ kinh tế bong bóng, ăn uống khổ cực chỉ với cơm và củ cải. Và cũng có thể vì thế, mà ở Việt Nam, đã dùng từ “Oshin” để chỉ về người giúp việc vất vả. Oshin không chỉ là tác phẩm truyền hình kinh điển, đáng tự hào của người Nhật mà còn làm vỡ òa, tan chảy hàng triệu trái tim trên thế giới.

Bộ phim truyền hình ấn tượng thứ hai kể từ sau khi Oshin tấn công mạnh mẽ màn ảnh Việt đó chính là Chuyện nữ tiếp viên hàng không. Bối cảnh chính mà bộ phim sử dụng là môi trường học tập và sinh hoạt của các nữ sinh viên Học viện hàng không Nhật Bản. Nội dung phim xoay quanh nhân vật nữ chính có tên Chiaki. Chiaki vốn là một cô gái mồ côi cha, tính tình nhút nhát, hậu đậu nhưng lại ước mơ trở thành một nữ tiếp viên hàng không chuyên nghiệp. Nhờ sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè và tình yêu mãnh liệt với thầy giáo trẻ của mình, cuối cùng Chiaki đã thực hiện được ước mơ tưởng chừng như không tưởng. Cốt truyện đơn giản, diễn xuất tốt, phong cách hài hước, nhẹ nhàng, đã tạo nên điểm hấp dẫn cho bộ phim. Đặc biệt, khẩu hiệu Cố lên Chiaki chắc chắn là một câu nói không bao giờ có thể quên đối với những khán giả của bộ phim đáng yêu này.

Qua hai bộ phim tôi thêm khâm phục tinh thần kiên cường, nỗ lực không ngừng của người Nhật nói chung và phụ nữ Nhật nói riêng. Không những thế phim còn giúp tôi cảm nhận được sức mạnh đáng sợ của thiên nhiên mang tên động đất, thấy được sự khắc nghiệt trong môi trường làm việc tại Nhật. Với một cô bé mới học cấp hai ngày ấy có lẽ mới chỉ suy nghĩ và cảm nhận được đến vậy. Nhưng có thể nói Oshin và Chiaki là hai nhân vật đã lớn lên cùng tuổi thơ của tôi và hình thành trong tôi ấn tượng ít nhiều về Nhật Bản – một đất nước mà tôi không thể nghĩ rằng nó lại có thể trở thành quê hương thứ hai của mình.

  1. Tôi chọn tiếng Nhật hay tiếng Nhật chọn tôi?

Khi tôi bắt đầu lên cấp hai, mẹ đã quyết định cho tôi vào Cung văn hóa thiếu nhi của Thành phố để học tiếng Anh. Nhưng trường cấp hai của tôi khi ấy, ngoại ngữ bắt buộc lại là tiếng Pháp. Tôi học song song hai thứ tiếng cùng lúc và đã có lúc phân vân rất nhiều vì không biết thi vào chuyên Anh hay chuyên Pháp khi lên cấp ba. Cuối cùng, tôi chọn tiếng Anh.

Học hết ba năm cấp ba chuyên Anh, tôi đã nghĩ cuộc đời mình sẽ gắn bó với thứ tiếng mà cả thế giới phải dùng này, vì vậy khi làm hồ sơ thi vào đại học, trong đầu tôi chỉ có một nguyện vọng duy nhất là thi vào ngành tiếng Anh phiên dịch trường Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhưng mẹ tôi bảo không nên thi vào tiếng Anh nữa vì số lượng người học tiếng Anh đã quá nhiều, quá bão hòa và khuyên tôi nên chọn tiếng Nhật. Mẹ khăng khăng bảo: “Con nghe mẹ lần này đi, thi vào ngành tiếng Nhật, mẹ cảm giác học tiếng Nhật có tương lai”. Rồi còn trêu đùa: “Cứ học đi, kể cả có thất nghiệp, về nhà bán mì chính Ajinomoto”. Thấy tôi có vẻ đắn đo, mẹ xé phăng luôn bộ hồ sơ tiếng Anh tôi đã viết và bảo tôi ghi lại. Tôi tặc lưỡi đồng ý, giống hệt như giao phó cuộc đời cho mẹ. Giờ nghĩ lại, nếu ngày đó có sai lầm gì chắc tôi sẽ hận mẹ và hận chính tôi cả đời mất.

Rồi giấy báo đỗ đại học được chuyển về nhà, tôi thở phào nhẹ nhõm và tự nói: “Woa, vậy là mình sắp được học tiếng Nhật rồi đấy”. Nhưng “Tiếng Nhật là thứ tiếng quái quỷ gì vậy nhỉ? Mình có học được không nhỉ?” – một nỗi lo lắng mới lại bất chợt xâm chiếm suy nghĩ của tôi, dù nó không đủ mạnh để có thể lấn át niềm vui sướng đỗ đại học trước đó. Tôi tự thưởng cho mình những giờ phút thư giãn sau những chuỗi ngày căng thẳng cao độ và háo hức đón chờ một cuộc sống sinh viên xa nhà dài bốn năm phía trước.

18 tuổi, lứa tuổi đẹp nhất của đời người, tôi trở thành tân sinh viên K40 khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào cái tuổi 18 ấy, một đứa con gái sống trong sự chiều chuộng, bao bọc của gia đình, thấy mình thật yếu đuối, đã khóc òa sau khi bịn rịn chia tay mẹ và bác ở khu nhà trọ, thấy luống cuống khi phải làm mọi thứ một mình, thấy bỡ ngỡ và lạc lõng trước dòng người nhộn nhịp nơi đô thị ồn ào,… thấy và cảm thấy nhiều lắm, duy chỉ có một điều mà lúc đó tôi không thể thấy. Đó là không thể thấy được: Chính cái tuổi 18 ấy lại là chương mở đầu cho những gì mà tôi sắp viết ra đây.

Như bao bạn cùng đỗ đại học lúc đó, tôi mang tâm trạng bồn chồn, háo hức khi sắp được biết các bạn học của mình, giáo viên của mình là ai. Chúng tôi đến dự buổi giới thiệu về khoa, mà giờ nghĩ lại cứ phải tủm tỉm cười khi nhớ về khuôn mặt ngơ ngác như thỏ non của các tân sinh viên. Khi ấy, có một sempai1 lên nói chuyện, đến đoạn chị ấy nói từ cảm ơn bằng tiếng Nhật: どうもありがとうございます đứa nào đứa nấy cũng há hốc mồm vì ngưỡng mộ sao chị ấy giỏi thế, và kiểu sốc điện giật với tiếng Nhật vì chỉ có mỗi từ cảm ơn thôi, có nhất thiết phải dài đến thế hay không? Hụt hẫng, cũng không hẳn. Chính xác là bị choáng ngợp và rồ dại.

1 Từ chỉ bậc đàn anh, đàn chị trong tiếng Nhật.

Quá trình choáng ngợp bắt đầu từ lúc tôi giở cuốn giáo trình ra, mắt chữ A, mồm chữ O với 92 chữ Hiragana (Chữ mềm) và chữ Katakana (Chữ cứng) trong bảng chữ cái tiếng Nhật. Cặm cụi ngồi viết, học được chữ sau thì lại quên mất chữ trước. Mỗi giờ lên lớp không khác gì đứa trẻ con bi bô tập nói, tập nhớ mặt chữ. Mới đến bảng chữ cái thôi đã thấy nản thế này thì không biết có tiếp tục được nữa không. Cuộc hành trình mới bắt đầu với những tiếng thở dài ngao ngán nhưng tay vẫn không ngừng tập viết.

Thời gian đầu đến lớp, ai cũng nhìn nhau lạ lẫm, ngại ngùng nhưng rồi sau một hai tuần đầu, cả lớp như bắt được nhịp chung, cùng nhau học, đố nhau chữ này là chữ gì, chữ kia là chữ gì… Bây giờ, có nhiều bạn hỏi tôi về vấn đề tự học tiếng ở nhà, tôi cũng vẫn khuyên các bạn rằng: Nếu chỉ xác định học tiếng để biết, để vui thì học thế nào cũng được, nhưng nếu muốn giỏi thì nên đến lớp, có bạn có bè, vừa có không khí lại giúp đỡ nhau học được. Thế mới nói, việc học nhóm luôn là một phương pháp tốt cho mọi sự học hành.

Học được mấy câu chào hỏi sáng trưa, chiều, tối, rồi tạm biệt, cảm ơn, chúc ngủ ngon,… thấy mình “Nhật” hẳn. Buồn cười lắm, học xong đến lúc trên đường đi về nhà trọ cứ lẩm bẩm nói một mình, rồi tưởng tượng mình đang nói chuyện với người Nhật, thấy hãnh diện vô cùng. Nhưng cảm giác này nhanh chóng biến mất, thay vào đó là sự sợ hãi khi lượng từ mới và cấu trúc ngữ pháp tăng lên rõ rệt. Đồng nghĩa với việc quá trình mang tên “Rồ dại” bắt đầu lên tiếng.

Sở dĩ gọi là rồ dại vì trong một tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu, ngày nào cũng tiếng Nhật từ tiết một đến tiết năm, ăn tiếng Nhật, uống tiếng Nhật, ngủ tiếng Nhật. Ban đầu còn thấy dễ thở nhưng càng học càng thấy khó dần. Hết ngữ pháp đến chữ Hán, rồi đọc, rồi viết,… đầu óc như muốn nổ tung ra, và có rất nhiều lúc cảm thấy chán chường, bất lực. Tôi không nhớ chính xác lắm, nhưng hồi đó trong khoa có hai bạn đã làm đơn xin nghỉ học để thi lại vì thấy tiếng Nhật không phù hợp. Còn với tôi, tôi không có ý định buông xuôi bởi đâm lao thì phải theo lao, chẳng lẽ lại dừng lại tay trắng. Chỉ có điều: “Mình phải làm gì để thoát khỏi cảm giác nhàm chán này đây?”

  1. Tôi đã yêu tiếng Nhật như thế!

Chỉ khi thấy thực sự yêu một ai đó, bạn mới muốn làm nhiều điều cho người đó. Ngoại ngữ cũng vậy, hãy coi nó như người yêu của bạn, khi đó bạn sẽ biết cách để chinh phục nó.

Dạo trước, tôi may mắn được đọc một cuốn sách có tên là「命の授業」Giờ học về sinh mệnh của ゴルゴ松本 (Matsumoto Gorugo). Tên thật của tác giả này là 松本政彦(Matsumoto Masahiko). Ông sinh ra ở 埼玉(Saitama), cách trung tâm thủ đô Tokyo chừng 20 – 30km. Ông là một trong hai thành viên của nhóm hài TIM và thủ vai ボケ(Boke: Lẩn thẩn, ngu ngốc). Sở hữu một khuôn mặt chỉ cần nhìn thấy đã muốn cười, chẳng ai nghĩ được rằng Gorugo lại thành công khi vào vai thầy giáo dạy cách làm người khiến rất nhiều phải rơi lệ khi đăng tải những video clip trên youtube. Giọng nói mạnh mẽ, đàn ông khiến không ai có thể xao lãng. Ông viết sách cũng vậy, ngôn từ đơn giản nhưng sắc bén, khiến ai cũng phải tấm tắc gật gù.「命の授業」là một cuốn sách như thế. Cuốn sách là những tiết học dạy làm người qua câu chữ đầy thú vị và bổ ích.

Bài học đầu tiên là bài học nói về 愛(AI: Tình yêu).

“Học bảng chữ cái tiếng Nhật, đọc vanh vách từ あいうえお (a, i, u, e, o) cho đến hết mà không phát hiện ra rằng: Tiếng Nhật được bắt đầu bằng “あい” (愛). Vì sao chúng ta được sinh ra trên cõi đời này? Đó là để tại thời điểm đó, địa điểm đó, môi trường đó, quan hệ giữa người và người, rồi trong vị trí đó, ta học về thứ gọi là TÌNH YÊU. Cũng giống như sự ra đời của bạn vậy, đó là món quà tình yêu của bố mẹ bạn dành cho nhau”.

Cuốn sách này xuất bản năm 2015 nhưng cho đến giờ vẫn là best-seller trên các kệ sách. Điều đó đồng nghĩa với việc, không phải nhờ cuốn sách này mà tôi mới yêu tiếng Nhật, mà nó giúp tôi nhận ra một điều rằng: Không có tình yêu và sự say mê, bạn không thể đủ kiên trì làm mọi thứ đến tận cùng được.

Quá trình yêu tiếng Nhật của tôi xuất phát từ tình yêu và sự ngưỡng mộ với một cô giáo dạy tiếng Nhật của tôi khi đó. Cô xinh xắn, năng động và đặc biệt là rất có sức hút khi nói tiếng Nhật. Chắc chẳng phải mình tôi, mà các bạn trong khoa khi đó ai cũng là fan của cô. Tôi đã coi cô là động lực và mục tiêu để mình phấn đấu, mỗi lời khen của cô đối với tôi thực sự như một liều thuốc tinh thần vậy. Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được học tập trong một môi trường có nhiều giáo viên trẻ và tài năng như thế. Tuy đây chỉ là lý do cá nhân nhưng nó cũng giúp cho tình yêu với tiếng Nhật trong tôi ngày một lớn hơn. Và quả thực, càng học tôi càng thấy có cảm tình với tiếng Nhật và coi nó như người yêu của mình – một người không hề hoàn hảo, nhưng luôn đẹp trong mắt tôi. Và tôi viết ra đây để những bạn – đã, đang không thích tiếng Nhật, ít nhiều có thể tìm thấy chút cảm tình với thứ tiếng này.

Bước 1: Làm thế nào để cảm nhận chàng theo cách riêng của bạn?

Này nhé, chàng có thể không vạm vỡ, quyến rũ như trai Tây hoặc không ngọt ngào như trai Hàn Quốc, nhưng chính điểm lạnh lùng đó luôn là một bí mật được các cô gái khao khát khám phá. Tuy chàng sở hữu trong tay rất nhiều fan, đương nhiên, bạn có thể là một trong số hàng tá fan ấy nhưng bạn sẽ không cần phải tranh giành với bất kỳ cô gái nào. Chàng là của riêng bạn, theo cách bạn cảm nhận riêng về chàng. Truyện tranh, âm nhạc, phim ảnh, thời trang,… ở tất cả mọi lĩnh vực chàng đều có điểm nổi bật, nếu như bạn tìm thấy những điểm hấp dẫn trong đó, chàng sẽ luôn là một thứ gì đó lung linh trước mắt bạn.

Bước 2: Chấp nhận các thói hư tật xấu của chàng

Tuy đã rung rinh trước chàng, nhưng đừng bao giờ nghĩ chàng là người hoàn hảo. Chàng cực kỳ khó chiều nên để chinh phục chàng bạn cần chuẩn bị tâm lý thật vững và tự cho mình một khoảng thời gian để nghiên cứu. Có thể kể ra một vài tật xấu tiêu biểu sau đây:

Thứ nhất, chàng đeo trên mình ba bộ mặt, thiên biến vạn hóa khôn lường. 46 nét Hiragana uốn éo, vặn vẹo; rồi đến 46 kiểu Katakana cứng nhắc; đến bộ mặt mà bất kỳ cô gái thiếu bản lĩnh nào cũng sẽ ngay lập tức đầu hàng, đó là hàng tá chữ Hán khó nhớ, khó đọc; chưa kể đến cái thứ tiếng Anh chàng tự biên tự diễn, khiến cho người nghe điêu đứng, không hiểu chàng đang nói cái gì. Đối với tật xấu này, bạn đừng bỏ cuộc vội, vì càng gặp và tiếp xúc dài dài với chàng, bạn sẽ tự nhận ra những thủ thuật tinh vi của chàng. Chàng khó chiều nhưng không khó đoán.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button