Truyện - bút ký

Người Việt tự ngắm mình – Nguyễn Hoàng Đức

download-sach-nguoi-viet-tu-ngam-minh1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK NGƯỜI VIỆT TỰ NGẮM MÌNH

Tác giả : Nguyễn Hoàng Đức

Download sách NGƯỜI VIỆT TỰ NGẮM MÌNH full ebook PDF/PRC/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TRUYỆN – BÚT KÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                  Download

Định dạng PRC                  Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Một cuốn sách nói về cái hay, cái dở của người việt nam mình. Lời văn rất gần gũi, trong các phần tác giả luôn đưa thêm những câu truyện, câu thơ, ví dụ ở nước khác giúp chúng ta hiểu rõ hơn về con người việt, nhưng mặt yếu cần sửa đổi. Những ai đã đọc Người việt xấu xí, hay thích đọc Người việt xấu xí chắc chắn không thể bỏ qua quyển này được

Tên sách: NGƯỜI VIỆT TỰ NGẮM MÌNH
Tác giả: Nguyễn Hoàng Đức

– Sinh năm 1957, học đại học An Ninh
– Viết văn từ 1991 với chuyện ngắn đầu tay Những người chăn kiến.
– Anh là một người khác thường mà nhà thơ Đỗ Minh Tuấn gọi là “Anh hề triết học, chàng Đông-ki-sốt văn chương”

Nguồn: chungta.com

Đề tài cuốn sách của tôi là “Người Việt tự ngắm mình”. Chúng ta ngắm mình không phải bằng cách chỉ ra hết tật xấu này đến tật xấu kia, những tật xấu mà trước hết có tôi, gia đình tôi, họ hàng tôi tham dự vào đó, mà chúng ta phải soi cái nét hay cùng tật xấu của mình qua một chiếc gương. Vậy thì, tiếp theo đây tôi xin trình bày chiếc gương có tính công truyền để đi tới công lý của mọi người. Bởi lẽ, nếu đòi lấy chiếc gương của mình soi cho người khác thì thật nực cười, cũng như các nhà mỹ học nói: “Mỗi người một sở thích”, người ta không thể lây sở thích của mình như thích uống chè chê sở thích của người uống cà phê là kém

Triết gia Socrate đặt nền móng hết sức căn bản mạch lạc cho sự thật. Ông nói: “Con người cần sự thật như là thân xác phải ăn các thức ăn thật; nếu không, ăn phải thức ăn rởm, thức ăn xấu sẽ bị tháo chảy, hay suy sụp cơ thể. Tinh thần cũng vậy, nếu nó ăn phải những lọc lừa dối trá gian manh, sẽ bị băng hoại suy đồi”.

Thân xác phải ăn thức ăn thật nếu không sẽ gầy còm đau ốm, thì rõ rồi. Nhưng còn tinh thần, nhiều người cãi lại Socrate rằng: Họ thấy có rất nhiều kẻ xấu gian manh, lọc lừa, vậy mà chúng sống rất giàu có, sung túc, thậm chí còn giữ địa vị rất lớn nữa. Socrate bác lại với 3 lý do chính.

– Thứ nhất: Đó không phải những kẻ hạnh phúc, vì họ đã co giảm ý nghĩa toàn bộ đời sống cả tinh thần lẫn vật chất của con người vào chỉ trong vật chất. Ăn ngon, mặc đẹp, ở nhà to đó chỉ là hạnh phúc nhỏ bé của một “giá áo túi cơm”.

– Thứ hai: Tinh thần không tôn trọng sự thật sẽ không yên ổn, nó sẽ khắc khoải, dằn vặt, tự hành hạ. Một người có thể đổi sự tan rã của tinh thần lấy sự no đủ của thể xác, là cách dại dột chứ không phải hạnh phúc.

– Thứ ba: Tinh thần ngay thật sẽ đồng bản tính với thánh thần. Vì thánh thần tài giỏi hơn con người cả muôn triệu lần, giầu hơn con người đến mức chẳng bao giờ phải ngó mắt nhìn dục vọng tài sản, nên không bao giờ cần nói dối, đánh lừa con người. Và người ngay thật sẽ được thánh thần nâng đỡ.

Luận

Có một nhà tư tưởng nói: “Một dân tộc không biết xấu hổ về mình thì chẳng thể khiến mọi người tôn trọng”. Điều này thật không thể tranh cãi! Một dân tộc là tầm vóc bao trùm của một quốc gia, gồm nhiều tộc người, nhiều hạng người, nhiều cá nhân, vậy mà dân tộc đó còn không biết tự soi lấy mình, thấy cái dở để tránh, thấy cái hay để học, thì làm sao có thể là môi trường sống kiểu mẫu cho các công dân của nó?

Từ lâu đời, theo gốc Hán tự, người Việt vẫn nói, loại người không biết xấu hổ, chỉ là hạng “Vô sỉ” – tức không biết sỉ nhục, thì chỉ là hạng “vô lại” – không thành người được, cũng không đáng kể gặp lại. Người Trung Hoa còn lý giải rằng:

Tri tuệ bất nhục

Tri sĩ bất đãi

Nghĩa là:

Nếu hiểu biết thì sẽ không bị nhục.

Nếu biết cái xấu hổ sẽ không bị ngược đãi.

Từ cổ chí kim, từ Đông chí Tây, từ Ai Cập vòng qua Hy Lạp, đến La Mã, đến vùng Lưỡng Hà, đến Trung Quốc, rồi vòng qua châu Mỹ của người da đỏ, các dân tộc đều hình thành một lẽ sống khởi đầu đạo đức rằng: biết thẹn là giường mối đầu tiên của đạo – hạnh. Đơn giản như một thiếu nữ, nếu không hề biết thẹn về sự hở hang cơ thể của mình, thì làm gì mong với được đến đức trinh tiết? Một người đàn ông không biết xấu hổ về sự nhút nhát của mình, làm sao có được lòng dũng cảm? Một người không biết xấu hổ về sự dốt nát của mình, chẳng muốn vươn lên, cố gắng học hỏi, sao có được ngày trở thành thông tuệ?

Người Việt có câu “Anh em khinh trước làng nước khinh sau”. Điều đó diễn tả, nếu trong nhà, tức “đơn vị gia đình hạt nhân”, còn chưa xây dựng nổi trật tự sống, quy củ sống, cách ăn, nết ở gương mẫu, trong nhà còn ẩu đả hỗn loạn, không có chữ Nhân, chẳng có chữ Hiếu, cũng không với được chữ Đức, khinh nhau như mẻ, cha không từ, con không hiếu, chữ Hiếu không tòng (chữ Trung – tức những giá trị công lý của quốc gia và nhân loại bị xem thường, không tìm thấy nổi một kẽ hở để rót ánh sáng vào), gia đình ấy bịt bùng trong bóng tối “giá áo túi cơm” của chính mình, không hắt ra khỏi cửa bất kỳ tia sáng phẩm chất, danh dự, sự tốt lành, tri thức, vinh quang nào… làm sao có thể để mọi người tôn trọng được?

*


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button