Truyện - bút ký

Lối Đi Ngay Dưới Chân Mình

loi di ngay duoi chan minh sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Lê My Hoàn

Download sách Lối Đi Ngay Dưới Chân Mình ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TRUYỆN – BÚT KÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Đã 16 năm trôi qua kể từ khi truyện dài Lối đi ngay dưới chân mình ( tác phẩm đạt Giải Nhì, Văn học tuổi 20 lần I, 1995) ra mắt độc giả và trở thành một trong những cái tên tác phẩm “dễ nhớ”, “nhớ lâu” nhất với nhiều người đọc trẻ thế hệ 7x.

Và bất ngờ, sau 16 năm, tác giả Lối đi ngay dưới chân mình – Nguyễn Lê My Hoàn trở lại… trên kệ sách.

Chỉ với bảy chương sách ngắn, tập truyện Lối đi ngay dưới chân mình đã khắc họa thật sinh động cuộc sống của một người trẻ với bao nhiêu là phân vân, ngơ ngác, những cái buồn vô cớ, cả những hoài nghi về tương lai, về tình yêu, về tình bạn thuở mới bước vào đời.

***

“Người ta kể, những con trai có ngọc là nhớ những hạt cát lọt vào trong kẽ mắt của trai. Đau, nước mắt trai ứa ra, bọc tròn lấy hạt cát. Ngày lại ngày, nước mắt cô thành ngọc. Soi lên trong nắng, hạt ngọc nào cũng có một tâm cát ở trong. Có những con trai có ngọc và có những con trai không có ngọc. Những con trai có ngọc – khởi đầu từ một vết đau…”

Lối Đi Ngay Dưới Chân Mình nhỏ xíu và mỏng dính nhưng lại mang đầy tâm tư, sự phân vân, ngơ ngác của những người trẻ với đời, với người. Một câu chuyện dài nhưng thực ra không dài lắm với một cô gái sinh ra giữa thời điểm chuyển giao giữa chiến tranh và hòa bình. Và cứ thế, Lối Đi Ngay Dưới Chân Mình trở thành câu chuyện về tình yêu, tình bạn, về những trăn trở, những ước vọng.

Lối Đi Ngay Dưới Chân Mình trẻ trung, tươi mới như chính tuổi hai mươi mà Hòa Bình – nhân vật chính của truyện, đang sống.

Lối Đi Ngay Dưới Chân Mình như một tuyên ngôn của tuổi trẻ với nhiệt huyết, nghị lực, hành động để có thể đối mặt với dông bão cuộc đời.

©

Lối Đi Ngay Dưới Chân Mình

“MỘT TUỔI TRẺ TỰ TIN VÀ KHÔNG THÈM MẶC CẢM”

Cũng đã có nhiều truyện mở đầu là thân gái dặm trường, kết thúc là một số phận không may mắn, bi thảm. Trong truyện này, một cô gái học phổ thông trường huyện, học đại học ở Hà Nội, ra trường vào thành phố Hồ Chí Minh tìm vận may, không có bà con họ hàng thân thích, không có tiền, cũng không có tài nghề gì đặc sắc thì cái gian nan là cầm chắc.

Nhưng cô ta không sợ, không kêu than, tự mình ứng xử với những khó khăn cô gặp phải. Tất nhiên cô có một tấm lòng tốt nên gặp được bạn bè tốt, ngay cái nhà cô đến ở trọ chỉ sau ít tháng họ đã coi cô như người trong gia đình. Cô bé lại chịu khó, không chê việc nhỏ. Việc gì cũng làm. Chưa làm tốt thì gắng làm cho tốt. Làm được nửa chừng phải thôi việc vẫn vui vẻ tìm một việc khác. Mình còn trẻ mà, thiếu gì cơ hội. Nhưng không phải là người ít nghĩ đâu nhá. Nhưng nghĩ gì thì nghĩ cô vẫn muốn “chạy đua với chính mình và sẽ thanh toán những mục tiêu phải đạt từng cái một”.

Tôi vốn thích được biết những phân vân, ngơ ngác, những cái buồn vô cớ, cả những hoài nghi về tương lai, về tình yêu, về tình bạn của một số bạn trẻ mới bước vào đời. Nhưng được đọc những trang viết về một cô gái có nghị lực, thích hành động, hành động để lựa chọn, hành động để tự khẳng định, hành động với những mục tiêu rõ ràng, thú thật tôi vẫn thích hơn. Vả lại viết cũng hay nữa, câu chữ rất tươi, rất trẻ.

Và đoạn kết thật khoan khoái: “Có lẽ hai anh chàng này khi cắt móng tay xong không có cái kiểu nhặt móng lên, bỏ vào lòng bàn tay, ngồi ngắm nghía, khều qua khều lại như tôi. Họ không đến nỗi quan trọng hóa cái “tôi” của mình quá đáng như tôi…” Không thèm mặc cảm, nhập một cách thẳng thừng vào mọi vai để tìm ra một lối đi vốn đã ở ngay dưới chân mình.”

(Lời giới thiệu của nhà văn Nguyễn Khải về LỐI ĐI NGAY DƯỚI CHÂN MÌNH (tác phẩm đạt Giải Nhì, Văn học tuổi 20 lần I, 1995)

Vài trích đoạn

Buổi trưa nóng, đường phố Sài Gòn vẫn đông cứng người và xe, và khói xe và bụi. Những khuôn mặt nhăn nhó vì cái hỗn hợp âm thanh lẫn với tạp chất ấy lại càng nhăn nhó hơn mỗi khi dừng xe lại ở ngã tư: đèn đỏ!

Lạy trời giữa trưa nắng này đừng có kẹt xe.

Đèn xanh! Những khuôn mặt nhăn nhó ấy như giãn ra một chút, bắt đầu rùng rùng chuyển động. Hai dòng người xe chạy ngược chiều nhau, dòng nào cũng lốm đốm những mặt người được bịt kín bằng khăn mùi xoa, mắt thì núp hết sau những cặp kính đen ngòm, dưới các vành nón kéo sụp xuống quá trán…

Tôi cưỡi chiếc Tact lùn lùn, bé bỏng, màu sơn đỏ chót như màu xe cứu hoả về đến nhà trọ đã hơn mười hai giờ trưa. Từ đường lên vỉa hè, từ vỉa hè lên thềm nhà, tôi ì ạch đẩy xe lên. Mấy hôm đầu, khi mới mua xe, chưa đẩy quen, lúc nào về tôi cũng phải dựng xe ngoài đường, chạy vào lấy một tấm gỗ lót rồi mới đẩy lên được.

Nó ngồi thu lu bên góc tủ, ngay sát lối tôi đẩy xe, cứ trố mắt nhìn tôi vẻ lạ lẫm. Cái màu áo vàng choé làm tôn thêm nước da đen đen. Chỉ liếc mắt qua tối đã thấy không ưa và tự dưng cảm thấy chột dạ: hay nó là một người bà con nào đó của cô Minh mới từ quê vào tương lai sẽ chiếm lại căn phòng nhỏ của tôi trên tầng ba?

*

Tôi cũng đã từng là dân quê.

Cái quê tôi nó nghèo lắm. Mẹ tôi kể những năm 60, khi nhà ngoại tôi ky cóp mua được chiếc xe đạp Thống Nhất giá hai trăm rưỡi đồng là cả làng đã lác mắt, trầm trồ, ghen tị mãi. Thuở ấy, ai mà có được chiếc xe đạp Pha-vơ-rít, có đài đeo hông về làng đã kể như một kỳ quan rồi.

Chúng tôi không phải lội ruộng nhiều như mẹ, như bà ngoại. Có mỗi hai chị em gái, bố lại làm việc ở Hà Nội, so với dân trong làng, nhà tôi cũng thuộc loại có bát ăn, bát để.

Mẹ tôi khâu nón rất tài, vừa nhanh mà vẫn đẹp. Xong công việc đồng áng, tối về mẹ khâu thoắt đã được hai cái nón, vậy là cũng đủ tiền chợ cho cả ngày hôm sau. Chợ quê, thức ăn, thức uống không đắt đỏ như ở thành phố, rau ráng thì nhà ai cũng có sẵn trong vườn cả rồi, chỉ ra chợ để mua thêm thịt cá mà thôi.

Buổi sáng, chúng tôi phải dậy sớm để giúp mẹ làm vườn. Sau chuồng heo, có một cái hố to, xây chìm xuống đất đựng nước thải, phân và nước rửa chuồng. Chúng tôi lấy đòn gánh, hai chị em hai đầu khiêng một cái thùng tôn đầy cái thứ nước tạp chất ấy ra cho mẹ tưới cây.

Xong xuôi, chúng tôi tắm rửa, hấp cơm nguội lên ăn với nước mắm hoặc cá kho còn của tối hôm trước, sau đó hoặc học bài, hoặc đi học…

Xong lớp 12, chị tôi vội vã lấy chồng, vội vã rời xa cái làng quê chẳng có gì hấp dẫn chị ấy.

Năm năm sau, tôi thi vào Đại học và đậu.

Lên Hà Nội học, mỗi tháng tôi về thăm mẹ một lần. Lần nào về trong giỏ xách của tôi cũng có một bao đầy nilong tôi đem về cho mẹ nút các chai nước mắm. Các bao này có từ những lần tôi mua bánh mì ăn, mua nước mía uống, mua các thứ lặt vặt khác… người ta bỏ vào bao, và tôi giặt sạch, phơi khô, bỏ dồn lại. Mẹ chẳng dùng hết được tất cả các bao nilong tôi đem về, nhưng luôn hồ hởi cất nó vào một cái bao to:

– Dồn được nhiều, đem bán cho mấy bà đồng nát cũng được ít tiền đấy.

*


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button