Truyện - bút ký

Không Gia Đình

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hector Malot

Download sách Không Gia Đình ebook PDF/PRC/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TRUYỆN – BÚT KÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

 

Lời giới thiệu


Hécto Malô (Hector Malot), sinh năm 1830 ở miền tây Bắc nước Pháp, là một nhà văn chuyên viết tiểu thuyết, được bạn đọc người Pháp yêu mến. Những tiểu thuyết của ông, như KHÔNG GIA ĐÌNH, TRONG GIA ĐÌNH, PÔNGPÔNG, RÔMANH CANBƠRI v.v… đều lành mạnh và hấp dẫn.

Ông mất năm 1890.

Trong tiểu thuyết của Malô, KHÔNG GIA ĐÌNH nổi tiếng hơn cả. Nó đã được giải thưởng của Viện Hàn lâm văn học Pháp. Nhiều nước trên thế giới đã dịch lại và xuất bản nhiều lần(1). Từ một trăm năm nay nó đã trở thành người bạn thân yêu của thiếu nhi Pháp và châu Âu. Không những thiếu nhi, mà cả những bậc cha mẹ, anh chị, thầy giáo và tất cả những ai yêu mến trẻ em, chú ý đến trẻ em đều đọc nó say sưa, vì qua mỗi một câu chuyện lý thú, nó giải đáp cho người ta nhiều câu hỏi luôn mới mẻ về việc nuôi dạy thiếu nhi.

KHÔNG GIA ĐÌNH kể chuyện một em bé không cha mẹ, không họ hàng thân thích, đi theo một đoàn xiếc chó, khỉ, rồi cầm đầu đoàn ấy đi lưu lạc khắp nước Pháp, sau đó bị tù ở Anh, cuối cùng tìm thấy mẹ và em. Em bé Rê-mi ấy đã lớn lên trong gian khổ. Em đã chung đụng với mọi hạng người, sống khắp mọi nơi, “nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương”. Em đã lao động mà sống, lúc đầu dưới quyền điều khiển của một ông già từng trải và đạo đức, cụ Vitali về sau thì tự lập và không những lo cho mình mà còn bảo đảm việc biểu diễn và sinh sống cho cả một gánh hát rong. Đã có khi em và cả đoàn lang thang mấy hôm liền không có chút gì trong bụng. Đã có khi em suýt chết rét. Đã có khi em bị lụt ngầm chôn trong giếng mỏ mười mấy ngày đêm. Đã có khi em mắc oan bị giải ra trước tòa án và bị bỏ tù. Và cũng có khi em được nuôi nấng đàng hoàng, no ấm. Nhưng dù ở đâu, trong cảnh ngộ nào, em vẫn noi theo nếp rèn dạy của ông già Vitali giữ phẩm chất làm người, nghĩa là ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương người, ham lao động, không ngửa tay xin xỏ, không dối trá, gian giảo, nhớ ơn nghĩa, luôn luôn muốn làm người có ích.

Bên cạnh Rêmi có chú bé nghệ sĩ Mátchia khôn ngoan, linh lợi, tháo vát, tận tình với bạn, một tài hoa nghệ thuật nở sớm cộng với một tấm lòng vàng; con chó Capi khôn như người và rất có nghĩa; con khỉ Giôlicơ liến láu và đáng thương… Những con người và con vật ở đây được dựng lên linh hoạt sống động, gây nhiều hứng thú cho bạn đọc nhỏ của chúng ta.

Qua câu chuyện phiêu lưu hết sức hấp dẫn của chú bé Rêmi, người ta thấy quyển sách ca ngợi lao động, ca ngợi tinh thần tự lập tự tin của tuổi trẻ, phát huy ý thức chịu đựng gian khổ và tập quán xoay sở tháo vát, đề cao nghệ thuật, khuyến khích tình bạn chân chính. Nó phản ánh cảnh lao động và sinh hoạt bấp bênh, nguy hiểm, đầy đe dọa của những người thợ mỏ và của nhân dân lao động thành phố trong xã hội tư sản. Đồng thời nó thể hiện cái thực tế là tình thương người, lòng biết ơn, tình hữu ái giai cấp ở về phía những người lao động. Quyển sách lại diễn tả nhiều cảnh đẹp thiên nhiên, nhiều cảnh sinh hoạt hấp dẫn ở nông thôn và thành thị, giúp bạn đọc thêm phần hứng thú trong khi theo dõi câu chuyện, lại có thể mở rộng hiểu biết.

Nhưng KHÔNG GIA ĐÌNH dưới con mắt chúng ta không phải là một viên ngọc không vết. Do một nhà văn tư sản viết – dù là nhà văn tiến bộ – cuốn sách vẫn không khỏi mang những sai lầm của tư tưởng và quan niệm xã hội của ông ta. Tác giả tôn sùng những người giàu sang, có danh vọng, lịch sự. Ông đã dành cho Rêmi một bà mẹ đại tư sản với một gia tài kếch sù, để cho khi nhận ra mẹ, Rê- mi có sẵn của cải đó mà đền ơn trả nghĩa. Làm như không có tiền muôn bạc triệu thì người ta không có cách gì tỏ lòng biết ơn! Dưới ngòi bút của tác giả Rê-mi quí trọng người lao động, những người có tấm lòng tốt, nhưng đối với những người có địa vị xã hội, có cử chỉ lịch sự, nghĩa là có cái vỏ đẹp đẽ, cao sang, Rêmi mới thật trố mắt khâm phục. Ước mơ của Rêmi – mà đấy là một mặt hạn chế của tác phẩm – là được hưởng một cuộc sống vàng lụa như họ, được trở thành những con người sang trọng như họ. Đó là điều mà chắc chắn là các bạn đọc thiếu nhi chúng ta ngày nay không tán thành, càng không để cho bị tiêm nhiễm.

Người dịch tập truyện không mong muốn gì hơn là khi đọc sách, các bạn vừa thấy hứng thú, vừa học tập được nhiều, được thưởng thức một tác phẩm văn học có giá trị đồng thời cũng rút ra được những điều tốt nên theo, những điều hạn chế nên tránh trong việc tu dưỡng, rèn luyện của mình, hoặc trong việc nuôi dạy con em sau này.

ĐỌC THỬ

Ở LÀNG

Tôi là một đứa trẻ người ta nhặt được.

Tuy vậy, cho đến năm lên tám, tôi vẫn tưởng tôi có mẹ cũng như mọi đứa trẻ khác, vì mỗi khi tôi khóc thì luôn luôn có một người đàn bà dịu dàng ôm tôi vào lòng, âu yếm ru, khiến cho nước mắt tôi ngừng chảy.

Mỗi khi tôi lên giường ngủ, cũng có một người đàn bà đến hôn tôi. Và khi gió rét tháng chạp trát những bông hoa tuyết vào cửa kính trắng xóa, bà ấy vừa ấp ủ chân tôi trong đôi bàn tay trìu mến của bà, vừa hát cho tôi nghe một bài hát mà giờ đây tôi vẫn còn nhớ điệu và lõm bõm vài lời ca.

Khi tôi chăn con bò sữa ở ven đường đầy cỏ, hoặc ở những đám cây hoang, lá dại mà gặp một trận mưa dông bất ngờ đổ xuống, thì bà chạy đến đón tôi, bắt tôi núp trong chiếc váy len của bà và túm váy lên che đầu che vai cho tôi cẩn thận.

Mỗi lần có chuyện gây gổ với bạn bè thì bà dỗ tôi, bảo tôi kể cho bà nghe những nỗi bực bội chất chứa trong lòng và hầu như lúc nào bà cũng tìm được những lời thích hợp để an ủi tôi, hoặc tỏ ra đồng tình với tôi.

Qua những việc ấy, và bao nhiêu việc khác nữa, từ giọng nói, cách nhìn, cái vuốt ve cho đến những lời trách mắng ôn tồn, tôi yên trí bà là mẹ tôi.

Tôi được biết bà không phải là mẹ đẻ, mà chỉ là mẹ nuôi, như thế này đây.

Làng tôi gọi là làng Savanông. Nói cho đúng thì đó là cái làng ở đó tôi lớn lên, tôi sống thời thơ ấu, chứ tôi làm gì có quê hương, có nơi chôn rau cắt rốn, cũng như tôi đã không có cha có mẹ gì cả. Làng Savanông là một trong những làng nghèo nàn nhất ở miền Trung nước Pháp.

Không nghèo vì dân làng chây lười, mà chính vì nó ở vào một vùng đất đai cằn cỗi. Đất mặt rất mỏng, muốn mùa màng tốt, phải có phân, vôi, mà những thứ này trong vùng quá hiếm. Vì thế, người ta thấy ít những cánh đồng trồng trọt mà nhan nhản những đám cỏ hôi, cây dại. Hết những đám ấy thì là địa hạt của những lăngdơ(1) .

Trên các lăngdơ cao ấy, gió lạnh thổi rát làm táp những lùm cây thưa thớt cành nhánh vặn vẹo quay cuồng.

Muốn thấy cây cối xanh tốt thì phải rời bỏ cao nguyên, xuống các thung lũng cạnh sông, ở đấy có những cây dẻ cao to và những cây sồi vạm vỡ.

Cái nhà tôi sống những năm đầu của tuổi thơ ấu dựng trong một thung lũng như thế, trên bò con suối nước chảy xiết đổ vào một phụ lưu của sông Loa.

Cho đến năm lên tám, tôi chưa hề thấy đàn ông trong nhà, tuy má tôi không phải là góa bụa. Chồng bà vốn là thợ đá đi làm ăn ở Pari như phần đông những người thợ khác trong vùng. Từ ngày tôi bắt đầu hiểu biết sự việc chung quanh mình thì tôi chưa thấy ông ta về làng lần nào. Thỉnh thoảng có bạn bè về quê, ông ta mới nhắn tin về:

“Này, bác Bácbơranh, bác giai vẫn được mạnh khỏe đấy! Bác ấy nhờ tôi tin cho bác biết là công việc làm ăn khá lắm và bác ấy gửi cho bác số tiền này đây. Bác đếm đi chứ!”.

Chỉ có thế thôi. Chừng ấy tin tức, má Bácbơranh cũng cho là đủ rồi: ông chồng mạnh khỏe; ông làm ra tiền, kiếm ăn được, còn gì nữa! Đừng tưởng ông Bácbơranh ở Pari lâu thế là vì có điều bất hòa với vợ. Không hề có chuyện như thế. Ồng ta ở lại Pari là do công việc làm ăn bắt buộc, thế thôi. Lúc già, ông sẽ trở về ở với vợ. Với số tiền dành dụm được, đến ngày tuổi già sức yếu, vợ chồng không lo lâm vào cảnh cơ hàn.

Một chiều tháng mười một, có một người lạ mặt dừng lại trước cổng vườn nhà. Tôi đang bẻ củi chà là ở bục cửa. Người ấy không mở cổng mà chỉ nghểnh đầu nhòm vào, nhìn tôi mà hỏi có phải nhà bà Bácbơranh ở đây không.

Tôi mời ông ta vào. Ông ta đẩy cửa, làm cho sợi dây buộc kêu cót két, rồi bước chậm rãi qua sân.

Tôi chưa bao giờ thấy ai lấm bùn bê bết như ông này. Những mảng bùn, mảng còn ướt, mảng đã khô, trát khắp người từ đầu tới chân. Chỉ nhìn những cũng đủ biết ông ta đã đi rất lâu trên những con đường lầy lội. Nghe tiếng chúng tôi, má Bácbơranh chạy ra. Khi khách bước qua bậc cửa thì má cũng vừa tới, hai người gặp nhau. Khách nói:

– Tôi đem tin từ Pari về đây!

Đó là những lời giản dị tai chúng tôi nghe đã quen. Nhưng mà giọng nói lần này không giống như mọi bận, không giống như những khi người khách nói: “Bác giai bình yên. Công việc làm ăn tốt”. Má Bácbơranh chập hai tay vào nhau, kêu:

– Ôi trời ơi! Chắc có tai họa gì xảy đến cho ông Giêrôm nhà tôi rồi!

– Vâng, quả có thế. Nhưng bà cũng không nên quá hoảng hốt! Ông nhà bị thương, đúng đấy, nhưng ông ấy không chết. Có điều chắc chắn sẽ bị què. Hiện giờ ông ấy còn nằm ở bệnh viện. Tôi nằm giường bên cạnh, nên nhân tôi về quê, ông ấy nhờ tôi tạt qua đưa tin cho bà biết. Tôi không dừng lại đây lâu vì còn phải đi ba dặm đường nữa, mà trời sắp tối rồi.

Má Bácbơranh muốn biết tường tận hơn, nên mời khách ở lại ăn cơm tối. Má nói đường xấu lắm và người ta đồn ở trong rừng có chó sói, chi bằng để sáng mai hãy đi.

Khách ngồi vào bên cạnh bếp lò, vừa ăn vừa kể cho chúng tôi nghe tai nạn xảy ra như thế nào: ông Bácbơranh bị một giàn giáo đổ xuống đè suýt bẹp người. Người chủ thầu viện lẽ ông ta không có nhiệm vụ gì phải đứng ở chỗ ấy, nên không trả cho ông ta một khoản bồi thường nào cả. Ông khách nói:

– Thật không may cho ông Bácbơranh, tội nghiệp ông ấy! Thật không may! Có những tên láu cá, nhân cơ hội tương tự đã vớ được một khoản thực lợi đồng niên(2). Còn ông nhà thì chẳng được gì sất!

Ông khách vừa hơ đôi ống quần cứng cồm cộp bùn khô, vừa luôn mồm nhắc đi nhắc lại mấy tiếng “thật không may” với một vẻ thương cảm chân thành. Sự xuýt xoa của ông chứng tỏ ông sẵn lòng chịu tàn tật để vớ được một món thực lợi. Ông kết thúc câu chuyện:

– Tuy thế, tôi cũng khuyên ông nhà cứ đệ đơn kiện lão chủ thầu.

– Kiện tụng thì tốn kém chết đi!

– Tốn đấy, nhưng được kiện thì cũng bõ chứ!

Má Bácbơranh muốn đi Pari nhưng chuyện đó đâu có phải dễ: đường sá xa xôi tốn kém quá.

Sáng sớm hôm sau má con tôi xuống làng dưới tìm cha xứ để hỏi ý kiến. Cha xứ chưa muốn để cho má đi, trước khi biết chắc đi như thế có giúp ích gì cho chồng không. Cha viết thư cho ông giáo sĩ ở bệnh viện nơi ông Bácbơranh đương nằm điều trị. Vài ngày sau, có thư trả lời nói rằng má Bácbơranh không cần đi, chỉ cần gửi một số tiền lên Pari để cho chồng kiện người chủ thầu.

Ngày tháng trôi qua. Thỉnh thoảng lại có thư về, thư nào cũng thúc giục gửi thêm tiền lên. Bức thư cuối cùng thúc bách hơn cả, nhắn rằng nếu hết tiền thì bán con bò sữa đi mà gửi.

Những ai đã sống ở nông thôn cùng với bà con nông dân đều hiểu nỗi đau khổ hãi hùng chứa trong mấy tiếng: bán con bò sữa. Đối với nhà sinh vật học, con bò là một con vật thuộc loài nhai lại. Dưới con mắt của khách du ngoạn, nó là con vật làm cho phong cảnh tăng thêm vẻ đẹp khi trên thảm cỏ nó ngẩng cái mõm đen nhánh đẫm hơi sương của nó lên. Với trẻ em thành thị, đó là nguồn cung cấp cà phê sữa và phó mát đánh kem. Nhưng đối với người nông dân, nó còn quí báu hơn nhiều. Dù cho nghèo xác nghèo xơ, dù gia đình con cái có đông đến đâu, có một con bò sữa trong chuồng cũng không sợ đói. Chỉ một cái thừng hay một sợi dây quấn trên sừng thôi cũng đủ để cho một em bé chăn dắt nó ăn dọc các con đường phủ đầy cỏ, ở những nơi không thuộc về ai. Và thế là chiều đến, cả nhà có bơ nấu xúp, có sữa để ăn với khoai tây. Bố mẹ, con cái, lớn nhỏ đều sống nhờ vào con bò sữa.

Cũng nhờ có con bò sữa mà má con tôi sống đầy đủ đến nỗi hầu như không cần ăn thịt. Không những nó là vú nuôi của chúng tôi, nó còn là bầu bạn, là chỗ chân tình.

Thật vậy, đừng tưởng bò là một con vật ngu ngốc. Trái lại, nó rất thông minh, nó có những đức tính mà biết cách rèn luyện thì còn phát triển nhiều. Chúng tôi vỗ về nó, nói chuyện với nó và nó hiểu chúng tôi. Về phần nó, với đôi mắt to, tròn, hiền dịu, nó biết cách làm cho chúng tôi hiểu nó muốn gì, nó cảm thấy thế nào. Nói tóm lại, chúng tôi rất yêu thương nó và nó cũng yêu thương chúng tôi.

Ấy thế mà phải lìa bỏ nó đấy! Vì rằng chỉ có cách “bán con bò sữa đi” thì mới làm cho ông Bácbơranh thỏa dạ.

Một bác lái tới nhà chúng tôi. Bác ta xem xét con Rútxét rất kỹ, sờ nắn nó mãi, vừa sờ vừa lắc đầu ra vẻ không ưng ý. Bác ta nhắc đi nhắc lại hàng trăm lần rằng con bò không vừa ý bác ta chút nào. Bác chê nó là bò nhà nghèo, khó bán lại lắm. Không có sữa, bơ lại kém chất. Chê nhún chán, rút cục bác cũng đồng ý mua, nhưng bảo mua là vì lòng tốt, muốn giúp má Bácbơranh thôi, và cũng vì thấy má là người trung hậu.

Tội nghiệp cho con Rútxét. Hình như nó hiểu cả nên nó nhất định không chịu ra khỏi chuồng và kêu rống lên. Bác lái đưa chiếc roi da quấn ở cổ bác cho tôi và bảo:

– Này chú bé, luồn ra phía sau mà đuổi nó ra.

– Ấy chớ, cái đó không được.

Má Bácbơranh nói thế rồi cầm lấy chiếc dây dắt và dịu dàng dỗ nó: “Nào cô gái, đi đây, đi đây nào!”. Thế là con Rútxét nghe theo không cưỡng lại nữa. Ra tới đường, bác lái cột nó vào sau xe. Nó đành phải bước líu ríu theo con ngựa. Chúng tôi trở vào nhà rồi, nhưng mãi một lúc lâu vẫn còn nghe thấy tiếng nó rống.

Thế là chẳng còn sữa, chẳng còn bơ nữa. Buổi sáng một mẩu bánh mì suông, buổi chiều khoai tây chấm muối.

Bán con Rútxét được ít hôm thì tới ngày thứ ba ngả mặn sau tuần chay(3). Năm trước, nhân dịp này má Bácbơranh đã thết tôi một bữa bánh kẹp và bánh rán ra trò. Tôi ăn nhiều, rất nhiều, khiến má hết sức vui thích. Nhưng mà hồi đó còn con Rútxét nên còn sữa để nhào bột và có bơ để rán. Bây giờ không còn con Rútxét thì cũng chẳng có sữa, chẳng có bơ, chẳng có ngày thứ ba ngả mặn nữa rồi! Tôi buồn rầu nghĩ bụng thế. Nhưng má Bácbơranh đã dành cho tôi một sự bất ngờ. Xưa nay má vốn không quen vay mượn, nhưng lần này má cũng cố vay của bà hàng xóm này một chén sữa, của bà kia một miếng bơ. Vì thế, đến trưa tôi về nhà thì thấy má đang trút bột vào một nồi đất lớn.

– Ơ này, bột mì!

Tôi vừa nói thế, vừa lại gần má. Má mỉm cười trả lời:

– Phải rồi, đúng là bột mì ấy, Rêmi ạ! Bột mì trắng hảo hạng. Này con xem, mùi thơm phức!

Tôi không có gan hỏi má lấy bột ra làm gì. Chính vì tôi nóng lòng muốn biết quá nên tôi lại càng không dám hỏi. Vả lại tôi đã định giả vờ như không biết hôm nay là ngày thứ ba ăn mặn để khỏi tủi lòng má. Má nhìn tôi, hỏi:

– Người ta dùng bột mì làm gì nào?

– Làm bánh mì.

– Còn làm gì nữa?

– Khuấy cháo.

– Rồi còn làm gì nữa?

– Chà! Con không biết.

– Có, con biết đấy. Nhưng con là một đứa trẻ ngoan, nên con không nói ra đấy thôi. Con biết hôm nay là ngày thứ ba ăn mặn, tức là ngày bánh kẹp, bánh rán. Nhưng con thấy nhà không có sữa, có bơ nên con không nỡ nhắc đến, có phải không con?

– Ôi, má ơi!

– Má đã đoán trước nên má xoay xở để cho ngày thứ ba ăn mặn của con không đến nỗi xám ngắt. Này con nhìn vào trong cái thùng gỗ kia mà xem.

Tôi nhanh nhảu mở nắp thùng lên thì quả thấy nào bơ, nào sữa, nào trứng, có cả ba quả táo nữa. Má nói:

– Đưa trứng đây cho má. Trong lúc má đập trứng, con gọt táo đi.

Tôi cắt táo ra từng khoanh. Má đập trứng vào bột và đánh lên, thỉnh thoảng lại đổ vào một thìa sữa. Khi bột đã khuấy đều, má Bácbơranh vần cái nồi lên trên tro nóng. Thế là chỉ còn đợi đến chiều thôi, vì đến buổi tối chúng tôi mới ăn bánh kẹp và bánh rán.

Thú thật, cái ngày hôm đó, tôi thấy nó dài làm sao và đã đôi ba lần tôi chạy đến nhấc chiếc khăn phủ trên nồi bột để dòm thử. Má bảo:

– Con làm thế lạnh bột mất, rồi nó không dậy men tốt đâu!

Nhưng bột dậy rất tốt. Trên mặt bột, có những bong bóng phồng lên, vỡ lỗ chỗ. Từ cái nồi bột lên men ấy tỏa ra một mùi trứng và sữa ngon lành. Má bảo:

– Con bẻ cho má một mớ củi vụn. Phải đốt lửa cho đượm, đừng có khói.

Rồi má thắp nến lên:

– Con cho thêm củi vào lò đi.

Tôi làm ngay không đợi nói hai lần, và ngay sau đó, một ngọn lửa cao bốc cháy trong lò, ánh sáng ấy chập chờn tỏa ra khắp bếp. Má Bácbơranh lấy cái chảo treo ở tường đặt lên bếp lò.

– Đưa bơ đây cho má!

Má lấy mũi dao xén một cục bơ bằng quả hồ đào cho vào chảo. Bơ chảy ra, reo xèo xèo. Ôi! Cái mùi thơm làm nhỏ dãi, cái mùi thơm vì đã vắng lâu ngày nên càng kích thích miệng lưỡi ta! Ôi! Khúc nhạc vui vẻ của chảo bơ liu diu tí tách trên lò!

Tôi chăm chú theo dõi bản nhạc ấy, nhưng vẫn nghe như ở ngoài sân có tiếng chân người. Ai đến ám chúng tôi giờ này nhỉ? Hẳn lại là một bà hàng xóm sang xin lửa đây.

Tôi không thèm chú ý, vì má Bácbơranh vừa vục môi vào trong nồi đất, múc đổ vào lòng chảo một mẻ bột trắng tinh. Quả không phải là lúc nghĩ vơ vẩn đến chuyện khác!

Nhưng chính vào lúc bấy giờ thì có tiếng gậy lạch cạch trên bục cửa, rồi cánh cửa thình lình mở toang. Không ngoảnh cổ ra, má Bácbơranh hỏi:

– Ai đấy?

Một người đàn ông bước vào. Dưới ánh lửa chiếu táp vào người ông ta, tôi thấy ông mặc áo bờlu trắng, tay cầm cái gậy lớn. Ông nói, giọng cục cằn:

– Ở đây người ta tiệc tùng gì đấy à? Xin cứ tự nhiên.

Má Bácbơranh vội vàng đặt chảo xuống đất kêu lên:

– Chao, trời ơi! Ông Giêrôm đấy ư?

Rồi má cầm tay tôi, đẩy tôi ra trước mặt người đó. Ông ta vẫn đứng ở bục cửa. Má nói:

– Ba con đấy!

2. NGƯỜI BỐ NUÔI

Tôi tiến lại gần ông ta, định ôm ông ta, nhưng ông ta lấy đầu gậy cản tôi lại:

– Cái thằng này là thằng nào?

– Thằng Rêmi đấy!

– Má nó có nói với tôi là…

– Ờ…vâng, nhưng mà…không phải, bởi vì rằng…

– À, không phải, không phải!…

Ông ta giơ cao chiếc gậy, đi lại chỗ tôi. Tự nhiên tôi lùi lại.

Nào tôi đã làm gì sai trái? Tôi có tội tình gì? Tại sao lại đối xử với tôi như thế khi tôi chạy đến định ôm hôn ông? Tôi chưa kịp suy nghĩ về những câu hỏi như vậy đang dồn dập trong đầu óc rối beng của tôi thì đã nghe ông ta nói:

– Các người đang chuẩn bị ăn mặn ngày thứ ba đây. Thật là đúng lúc vì tớ đang đói ngấu. Ăn tối có gì?

– Tôi đang làm bánh kẹp.

– Tôi biết. Nhưng mà má nó định cho một người mang mười dặm đường trên đôi chân ăn bánh kẹp à?

– Nhà chẳng còn gì cả: tôi có biết ông về đâu?

– Sao? Không còn gì à? Không có gì ăn tối à?

Ông ta đưa mắt nhìn quanh nhà:

– Có bơ đây này.

Ông lại đưa mắt lên trần nhà nhìn vào chỗ xưa kia vẫn treo mỡ lợn. Nhưng đã từ lâu các nóc treo trống trơ không có gì cả, chỉ có mấy túm hành và tỏi lủng lẳng ở xà nhà. Ông ta lấy gậy chọc cho một túm hành rơi xuống và nói:

– Hành đây! Bốn năm củ hành, một miếng bơ, thế là có một nồi xúp ngon. Má nó hãy bỏ bánh kẹp ra và cho hành vào chảo phi đi.

Bỏ bánh kẹp ở chảo ra! Má Bácbơranh không cãi lại. Chẳng những thế, bà còn vội vã làm theo lời chồng trong lúc ông ta ngồi trên chiếc ghế dài ở cạnh lò sưởi.

Tôi không dám rời khỏi chỗ mà cái gậy của ông ta đã đẩy tôi lùi đến. Tôi đứng tựa vào chiếc bàn, để ý ngắm con người ông. Ông ta tuổi độ năm mươi, vẻ mặt cục mịch, dáng người nghiệt ngã. Thương tích đã làm cho đầu ông lệch về bên phải và cái tật đó càng khiến cho người ta thấy chờn chợn khi nhìn thấy ông. Má tôi lại bắc chảo lên bếp. Ông Bácbơranh nói:

– Thế má nó định nấu xúp với chút xíu bơ thế kia à.

Rồi tự tay ông cầm đĩa bơ chút sạch vào chảo.

Thế là đi đời bơ, và cố nhiên cũng đi đời bánh kẹp!

Giá như vào lúc khác thì chắc chắn cái tai họa ấy đã làm cho tôi xúc động lắm. Nhưng khi đó tôi chẳng còn bụng dạ nào mà nghĩ đến bánh kẹp và bánh rán nữa. Tôi chỉ còn băn khoăn về mỗi một việc: chính cái con người nghiệt ngã ấy lại là ba tôi.

“Ba tôi! Ba tôi!”. Đó là mấy tiếng mà tự nhiên tôi lắp đi lắp lại như cái máy.

Chưa bao giờ tôi hình dung rõ rệt như thế nào là một người cha. Tôi tưởng tượng lờ mờ rằng người cha chẳng qua chỉ là một người mẹ có giọng nói ồ ồ mà thôi.

Đến nay, khi nhìn thấy người cha ở đâu trên trời rơi xuống cho tôi đó, tôi cảm thấy đau đớn hãi hùng. Vừa rồi tôi muốn ôm hôn cha tôi, nhưng cha tôi đã lấy đầu gậy đẩy tôi ra. Tại sao vậy? Khi tôi hôn má Bácbơranh chẳng bao giờ má đẩy tôi ra cả, trái lại má còn bế xốc tôi lên, ôm chặt tôi vào lòng.

Ông ta bảo tôi:

– Đừng cứ sừng sững như trời trồng ấy, mau mà dọn bát đĩa ra bàn đi chứ!

Tôi vội vàng tuân lệnh. Xúp đã chín, má Bácbơranh múc ra đĩa. Thế là từ bên lò sưởi, ông ta đứng dậy đi lại bàn ngồi xuống và bắt đầu ăn. Thỉnh thoảng ông chỉ ngừng lại để nhìn tôi. Tôi không tài nào nuốt được, vì bối rối, lo ngại. Tôi cũng nhìn ông ta nhưng chỉ đám nhìn trộm. Khi gặp đôi mắt ông ta thì tôi lại cúi mặt xuống. Đột nhiên ông cầm thìa chỉ vào tôi:

– Thường ngày thằng này nó ăn có khỏe hơn bữa nay không?

– Ồ, nó ăn được lắm chứ!

– Mặc xác nó! Ít ăn, ít uống thì còn được!

Tất nhiên là tôi chẳng muốn nói gì và cả má Bácbơranh cũng không muốn bắt chuyện. Má đi đi lại lại quanh bàn, chăm chú phục dịch ông chồng. Ông ta lại hỏi tôi:

– Mày không đói à?

– Không.

– Thế thì đi ngủ đi, và cố ngủ ngay nhé, không thì tao nổi giận lên đấy!

Má Bácbơranh đưa mắt nhìn tôi, ý muốn bảo tôi vâng lời đi, đừng có cãi lại. Nhưng lời dặn dò đó cũng thừa vì tôi không hề có ý chống đối.

Như ở phần lớn nhà nông dân, nhà bếp của chúng tôi cũng dùng làm buồng ngủ. Cái bàn, cái thùng gỗ, cái tủ đựng bát đĩa, nói chung những đồ đạc được dùng cho việc dọn ăn đều kê cạnh lò sưởi. Ở phía bên kia là giường ngủ. Giường của tôi ở xung quanh có chăng diềm vải đỏ.

Tôi vội vàng cởi áo lên nằm. Nhưng không sao ngủ được.

Người ta không ngủ theo mệnh lệnh. Người ta chỉ ngủ khi buồn ngủ và khi trong lòng yên tĩnh. Vậy mà tôi lại không buồn ngủ và trong lòng tôi cũng không yên tĩnh. Trái lại tôi rất băn khoăn, hơn nữa còn đau khổ.

Cái người ấy mà là cha mình ư? Là cha thì tại sao ông ta lại đối xử với mình tàn nhẫn thế?

Úp mặt vào tường, tôi cố gắng xua đuổi những ý nghĩ ấy và mong ngủ thiếp đi theo lệnh của ông ta. Nhưng không tài nào nhắm mắt được. Giấc ngủ không đến và chưa bao giờ tôi lại thấy tỉnh táo như lần này.

Một lúc sau, không biết chừng bao nhiêu lâu, tôi nghe thấy có người lại gần giường tôi. Nghe bước chân đó chậm chạp, nặng nề, kéo lê chân, tôi biết ngay không phải là má Bácbơranh. Một hơi thở nóng hổi bay qua trên tóc tôi. Có tiếng thầm thì hỏi:

– Mày ngủ chưa?

Tôi nhất định không trả lời vì mấy tiếng: “tao nổi giận lên” vẫn còn văng vẳng bên tai tôi.

– Nó ngủ rồi đấy! – Má Bácbơranh nói – Hễ nằm xuống là ngủ ngay, nó quen thế rồi. Ông cứ nói, không sợ nó nghe thấy đâu.

Đáng lẽ tôi phải nói tôi chưa ngủ, nhưng tôi không dám. Người ta đã ra lệnh cho tôi ngủ, tôi không ngủ là có lỗi.

Má Bácbơranh hỏi:

– Việc kiện tụng của ông đến đâu rồi?

– Thua rồi! Quan tòa xử tôi bị nạn là lỗi tại tôi tự dưng đứng dưới giàn giáo, chủ thầu không phải đền đồng nào cả.

Đến đấy, ông ta đấm bàn đánh thình một cái rồi lầu bầu chửi rủa, không nói được một câu tử tế. Ngay sau đó, ông ta lại tiếp:

– Thua kiện, tiền mất, tật mang, nghèo đói, thế đấy! Thế mà còn chưa đủ đâu! Bước chân về đến nhà lại còn thấy người ta cưu mang một đứa trẻ. Má nó hãy nói rõ tôi nghe tại sao má nó không làm theo lời tôi dặn?

– Vì tôi không làm được!

– Không mang nó đi trại trẻ rơi nổi à?

– Một đứa bé nuôi bằng sữa mình và mình thương yêu thì sao đành lòng vứt bỏ đi như thế được?

– Có phải con đẻ của má nó đâu!

– Ấy, tôi cũng muốn làm theo lời ông bảo nhưng chính lúc đó nó lại ốm.

– Ốm à?

– Phải, nó ốm, mang nó đến trại trẻ rơi như thế là không phải lúc, phải không ông? Mang đến thì cũng bằng giết nó đi ấy.

– Thế khi nó đã khỏi ốm rồi thì sao?

– Nào nó có khỏi ngay cho đâu! Hết trận ốm này lại đến trận ốm khác: nó ho, tội nghiệp thằng bé, nó ho nghe mà xót ruột. Ấy thằng Nicôla nhà ta mất đi cũng vì thế. Tôi cảm thấy đưa thằng này ra tỉnh thì nó cũng đến chết như thằng bé ấy thôi.

– Thế còn sau đó?

– Ngày tháng qua đi. Tôi đã cố công lần nữa đến lúc đó thì tôi tưởng tốn ít nữa chẳng sao.

– Hiện giờ nó bao nhiêu tuổi rồi?

– Lên tám.

– Thế thì năm nay lên tám, nó sẽ về cái chỗ mà đáng lẽ xưa kia nó phải về, và như thế nó lại càng cảm thấy khó chịu hơn. Ấy làm như bà ngày trước chỉ tổ hại nó thôi.

– Ôi, ông Giêrôm ơi, ông đừng làm thế!

– Đừng làm thế! Ai cấm đoán tôi? Má nó tưởng nhà ta giữ nó mãi được đấy à?

Một lúc im lặng, Từ nãy tôi xúc động quá, cứ thấy nghẹn tắc ở cổ, bây giờ mới thở được. Giây lát sau má Bácbơranh nói tiếp:

– Chao ôi! Thành phố Pari đã làm cho tính tình ông thay đổi đi nhiều quá! Trước kia chưa lên Pari ông không ăn nói như thế.

– Cũng có lẽ. Có điều này chắc chắn: Pari có làm cho tôi đổi tính thì nó cũng làm cho tôi què quặt nữa. Bây giờ làm thế nào nuôi được miệng bà, miệng tôi? Hết sạch cả tiền! Con bò sữa bán mất rồi. Mình đã chẳng có cái gì bỏ vào mồm, lại còn đi nuôi báo cô một thằng bé không phải là con mình nữa hay sao?

– Nó là con tôi!

– Chẳng phải là con bà mà cũng không phải là con tôi. Nó không phải cái hạng con nông dân. Trong lúc ăn tối tôi ngắm nó mãi: nó là một thằng bé ẻo lả, gầy còm, tay chân lẻo khẻo.

– Nó xinh nhất vùng đấy!

Tôi có nói chuyện xấu đẹp đâu! Xinh mà làm quái gì! Chỉ cần khỏe thôi! Người ta có bẻ cái xinh ra mà ăn đâu! Cứ nhìn đôi vai nó mà xem, có phải là con nhà lao động không? Nó là con nhà thành thị, ở đây chúng ta không cần cái ngữ ấy.

– Tôi cam đoan với ông nó là một đứa trẻ ngoan, nó tinh khôn như một con mèo, và lại tốt bụng nữa. Nó sẽ làm lụng cho mình.

– Trong lúc chờ đợi nó làm cho mình thì mình hãy làm cho nó đã! Mà tôi thì tôi không làm được nữa.

– Thế đến khi bố mẹ nó đòi nó về thì ông nói sao?

– Bố mẹ nó à! Nó có bố mẹ không đã chứ? Nếu có thì từ tám năm nay, tất bố mẹ nó đã đi tìm nó và gặp nó rồi! Ôi chao! Tôi thật là ngu xuẩn, cứ tin chắc là nó có bố mẹ, một ngày kia bố mẹ nó sẽ đến xin nó và đền công bấy lâu mình nuôi nấng nó. Chẳng qua mình là một thằng ngây, một thằng ngốc. Đừng tưởng rằng tã nó sang, có viền ren, thì tất bố mẹ nó sẽ đi tìm nó… Có lẽ bố mẹ nó chết cả rồi cũng nên.

– Nếu bố mẹ nó chưa chết, và một ngày kia họ đến hỏi chúng ta thì thế nào? Tôi thì tôi tin chắc là họ sẽ đến.

– Đàn bà thật là khó nói, đã muốn cái gì thì cứ giữ khư khư!

– Nhưng mà nếu họ đến thì thế nào cơ chứ?

– Thì mình bảo họ lại trại trẻ rơi mà hỏi. Thôi nói thế đủ rồi. Câu chuyện này làm tôi bực mình lắm. Ngày mai tôi sẽ dẫn nó đến ông xã trưởng. Bây giờ tôi lại thăm bác Phơrăngxoa một chút, chừng một tiếng tôi về.

Cánh cửa mở ra rồi đóng lại. Ông ta đi rồi. Tôi vùng dậy và gọi má Bácbơranh:

– Ôi! Má ơi!

Má chạy đến bên giường tôi.

– Má không để con đi trại trẻ rơi, phải không hả má?

– Không Rêmi của má ạ, không đâu!

Và má ôm chặt tôi vào lòng, hôn tôi âu yếm. Sự vuốt ve của má làm tôi hởi dạ, nước mắt ngừng chảy. Má dịu ngọt hỏi:

– Thế con không ngủ à?

– Nào phải tại con!

– Má không mắng con đâu. Thế ông Giêrôm nói gì, con nghe hết cả chứ?

– Vâng, con nghe nói má không phải là mẹ đẻ của con, mà ông ấy cũng không phải là cha đẻ của con.

Tôi nói câu ấy với hai giọng khác nhau: tôi đau buồn nhận thấy má không phải là mẹ đẻ tôi, nhưng tôi lại thấy sung sướng, gần như tự hào vì ông ta không phải là cha tôi. Hai tình cảm trái ngược nhau bộc lộ qua giọng nói. Nhưng má Bácbơranh hình như không chú ý gì đến cái đó. Má nói:

– Đáng lẽ ra má phải nói thật với con từ trước kia. Nhưng con ăn ở với má, con đẻ cũng không bằng, cho nên má không đành lòng bỗng dưng nói cho con biết má không phải là mẹ đẻ của con! Con ơi! Con đã nghe thấy đấy, không ai biết mẹ đẻ của con cả. Bà ấy còn sống hay đã chết rồi, nào ai hay? Vào một buổi sáng Pari, ông Giêrôm đi làm, qua một phố rộng rãi có trồng cây, phố Bơrơtơi, thì bỗng nghe có tiếng trẻ con khóc. Tiếng khóc hình như từ trong hốc cổng khu vườn vọng ra. Hôm đó vào tháng hai, lúc trời tang tảng sáng. Ông bèn đi lại gần cửa và trông thấy một đứa trẻ nhỏ nằm ở trên bục cửa. Ông nhìn ra chung quanh xem có ai không để gọi thì chợt thấy một người đàn ông ở đằng sau một gốc cây to chạy ra rồi biến mất. Chắc hẳn là người đó đã giấu đứa trẻ ở khung cửa và đứng rình xem có ai nhặt nó không. Thế là ông Giêrôm đâm ra lúng túng vì đứa nhỏ la hét ầm lên. Hình như nó hiểu là có người đến cứu nó, nên nó không muốn bỏ lỡ dịp này. Trong lúc ông Giêrôm còn chưa biết xử trí ra sao thì nhiều người thợ khác cũng vừa đến và mọi người bàn là phải đem đến trình ông cảnh sát trưởng. Thằng bé thì vẫn cứ la hét. Người ta tưởng nó rét. Nhưng khi vào phòng giấy của ông cảnh sát trưởng, phòng nóng ấm thế mà nó vẫn cứ kêu, thì người ta đoán là nó đói. Người ta chạy đi tìm một bà hàng xóm cho nó bú. Nó vồ ngay lấy vú. Quả là nó đang đói ngấu. Rồi người ta đem nó đến trước lò sưởi cởi áo nó ra. Nó là một đứa bé trai độ năm sáu tháng, nước da hồng, to béo, thật kháu khỉnh. Cứ nhìn những tã đùm bọc nó cũng đủ biết nó là con nhà giàu. Chắc nó là một đứa trẻ người ta đánh cắp rồi đem vứt bỏ. Đó là lời giải thích của ông cảnh sát trưởng. Thế bây giờ đem nó đi đâu? Sau khi chép lời khai của ông Giêrôm và ghi vào giấy hình dạng đứa trẻ cùng với mấy cái tã không có dấu hiệu, ông cảnh sát trưởng tuyên bố sẽ đưa nó lại trại trẻ rơi, nếu trong số người có mặt không có ai nhận nó mang về nuôi. Đứa trẻ trông xinh xắn lành mạnh, chắc là bố mẹ nó sẽ tìm ra và sẽ trọng thưởng người nuôi nấng nó. Thế là ông Giêrôm tiến lên và nhận nuôi đứa trẻ và người ta giao nó cho ông ta. Hồi đó chính má cũng có một đứa con cùng lứa tuổi với nó. Đối với má thì nuôi cả hai đứa má cũng chẳng ngại! Do đó má đã trở thành mẹ của con vậy.

– Ôi má! Má ơi!

– Được ba tháng thì má bỏ mất đứa con của má, do đó má lại càng quý con hơn nữa. Má quên hẳn con không phải là con đẻ. Nhưng khốn thay, ông Giêrôm thì ông ấy lại không quên. Sau ba năm không thấy bố mẹ con đi tìm kiếm con – hoặc là có tìm mà không gặp – thì ông ấy định cho con vào trại trẻ rơi. Vừa rồi, con đã nghe rõ tại sao má không vâng theo lời ông ấy.

Tối bíu chặt lấy má, kêu lên:

– Chao ôi! Con không đi trại đâu! Má Bácbơranh ơi, con van má, má đừng đưa con đi trại trẻ rơi.

– Không đâu, con của má ạ, con không phải đi trại đâu. Má sẽ thu xếp xong. Ông Giêrôm không phải là người độc ác, để rồi xem. Chỉ vì buồn phiền, vì sợ lâm vào cảnh cùng quẫn nên ông ấy gắt gỏng. Ông ấy và má sẽ lo làm ăn và con cũng vậy.

– Vâng, muốn gì con cũng xin vâng, nhưng đừng có đi trại.

– Con không phải đi trại, nhưng với điều kiện là con phải ngủ ngay đi. Không được để cho ông ấy khi về vẫn thấy con còn thức.

Sau khi hôn tôi, má nâng đầu tôi lên, cho quay mặt vào tường. Tôi muốn ngủ ngay, nhưng lòng xao xuyến và xúc động quá, khó mà ngủ được. Vậy ra má Bácbơranh, má tốt với tôi thế, âu yếm tôi thế, mà lại không phải là mẹ thật của tôi! Thế thì một người mẹ thật sẽ như thế nào nhỉ? Ồ! Không, không thể có như thế được. Nhưng mà theo tôi hiểu và cảm thấy rõ ràng, thì một người cha đẻ tất không khắc nghiệt như ông Giêrôm và không đời nào lại giơ gậy lên và nhìn tôi bằng con mắt lạnh lùng như thế. Ông ta muốn đưa tôi vào trại trẻ rơi, liệu má Bácbơranh có giữ nổi không? Trại trẻ rơi là cái gì?

Ở trong làng có hai đứa trẻ người ta thường gọi là “trẻ trại”. Mỗi đứa đeo ở cổ một cái thẻ bằng chì có khắc chữ số. Chúng nó dơ bẩn và ăn mặc lôi thôi. Người ta chế nhạo chúng, có khi đánh đập nữa. Những trẻ khác thường hay nghịch ác, đuổi chúng như đuổi chó chạy lạc để chơi, vì một con chó lạc thì không ai bênh vực. Chao ôi! Tôi không muốn như những đứa trẻ con ấy một tí nào cả. Tôi không muốn người ta đuổi theo tôi mà la ó: “Đi về trại đi! Đi về trại!”. Chỉ nghĩ đến bấy nhiêu thôi cũng đủ làm cho tôi lạnh toát cả người, hai hàm răng đập vào nhau lập cập.

Tôi vẫn chưa ngủ được. Mà ông Bácbơranh thì sắp về rồi. May thay ông ta không về sớm như ông ta đã báo trước và tôi đã ngủ thiếp đi trước khi ông ấy về.

3. GÁNH XIẾC CỦA ÔNG CỤ VITALI

Chắc chắn là suốt đêm tôi đã ngủ chập chờn trong nỗi ưu phiền và sợ hãi, cho nên sáng dậy, cử động đầu tiên của tôi là sờ cái giường và nhìn xung quanh để yên trí là người ta chưa đem tôi đi chỗ khác.

Suốt buổi sáng ông Bácbơranh không nói gì với tôi cả. Tôi những tưởng người ta đã bỏ cái dự định đem gửi tôi vào trại trẻ rơi rồi. Hẳn là má Bácbơranh đã khuyên nhủ ông ấy cho nên ông ấy giữ tôi lại. Nhưng khi nghe thấy tiếng đồng hồ báo mười hai giờ trưa, ông Bácbơranh bảo tôi đội mũ cát két đi theo ông ta. Sợ quá, tôi đưa mắt nhìn má Bácbơranh để cầu cứu, nhưng má kín đáo ra hiệu bảo tôi phải tuân theo. Đồng thời má khoa tay như để bảo tôi cứ yên lòng: không có việc gì đâu mà sợ hãi. Thế là không một lời cãi lại, tôi đi theo ông Bácbơranh.

Từ nhà chúng tôi đi tới xã, đường khá xa, đi phải mất ngót một tiếng đồng hồ. Trong lúc đi đường, ông Bácbơranh không nói với tôi nửa lời. Ông đi trước, chân bước nhè nhẹ, khập khà khập khiễng, đầu không nhúc nhích. Thỉnh thoảng ông quay cả người lại để xem tôi có đi theo ông không.

Không biết ông ấy định đưa mình đi đâu thế này?

Câu hỏi đó làm tôi lo ngại, mặc dù má Bácbơranh đã ra hiệu cho tôi vững dạ. Tôi có cảm giác sẽ có tai họa gì đến với tôi đây, nên tôi định trốn đi cho xong. Do đó, tôi cố đi chậm lại sau, định rằng khi đã cách xa ông ta khá xa tôi sẽ nhảy ngay vào cái hào bên đường. Hẳn ông ta khó lòng mà đuổi kịp.

Ban đầu ông ta chỉ bảo tôi theo sau gót ông thôi. Nhưng rồi chừng như đoán được ý định của tôi, ông nắm lấy cổ tay tôi kéo đi. Thế là đành phải tuân theo ông ta. Chúng tôi cứ thế đi trong làng. Đi đến đâu ai cũng ngoảnh cổ lại nhìn vì tôi có vẻ một con chó cắn càn bị người ta nắm xích lôi đi.

Khi chúng tôi đi qua quán cà phê, một người đứng ở bục cửa gọi ông Bácbơranh và mời ông ta vào. Ông ta kéo tay tôi, đẩy tôi vào trước, tự mình theo sau rồi đóng cửa lại. Trong lúc ông Bácbơranh ngồi vào một cái bàn cùng với lão chủ quán đã mời ông ta, thì tôi đến bên gần lò sưởi, đưa mắt nhìn chung quanh.

Ở góc đối diện với góc tôi có một cụ già cao lớn, râu tóc bạc, mặc bộ quần áo kỳ quặc tôi chưa từng thấy bao giờ. Một chiếc mũ cao bằng dạ có cắm lông chim xanh đỏ chụp trên mớ tóc lòa xòa từng món dài phủ vai ông cụ. Một tấm áo da cừu bó chặt người ông cụ, mặt có lông quay vào trong. Tấm áo da đó không có ống tay. Nó chỉ có hai cái lỗ khoét trên vai, từ đó thò ra hai cánh tay mặc áo nhung, thứ nhung trước kia có lẽ màu xanh lơ. Chân ông cụ đi đôi ủng bằng len cao đến tận đầu gối; quanh ủng có những dây bàng đỏ quấn chéo chằng chịt.

Ông cụ ngồi duỗi dài trên ghế, cằm tì vào lòng bàn tay phải, một chân co lại, khuỷu tay đặt trên đầu gối. Tôi chưa bao giờ trông thấy một người có dáng ngồi bình tĩnh như thế. Ông cụ giống hệt một tượng thánh bằng gỗ ở nhà thờ làng.

Gần ông cụ có ba con chó rúc dưới ghế. Chúng mải mê sưởi lửa, không động đậy. Một con chó xù trắng, một con chó cụp tai lông đen, một con chó cái lông xám vẻ khôn ngoan và hiền lành. Con chó xù lông trắng đội một chiếc mũ lính cũ có dây da quàng xuống dưới cổ.

Trong lúc tôi đang tò mò và kinh sợ ngắm nhìn ông cụ thì ông Bácbơranh và lão chủ quán nói chuyện với nhau. Tôi nghe thấy họ nói chuyện về tôi. Ông Bácbơranh nói rằng ông đưa tôi tới xã để gặp ông xã trưởng can thiệp với trại trẻ rơi hàng tháng cấp cho ông ta một khoản tiền để nuôi tôi. Hóa ra má Bácbơranh đã nói cho ông ta chịu nhận cách giải quyết đó. Tôi hiểu ngay là nếu ông Bácbơranh thấy giữ tôi lại mà có lợi thì tôi chẳng có gì đáng lo ngại cả.

Cụ già vẫn theo dõi câu chuyện; tuy không có vẻ để ý. Bỗng ông cụ giơ tay về phía tôi và hỏi ông Bácbơranh với giọng lơ lớ của người ngoại quốc:

– Ông lúng túng vì chú bé này đấy à?

– Chính nó đấy!

– Thế ông tưởng rằng ban quản trị trại tế bần hàng tháng sẽ cấp cho ông một khoản tiền vú em để nuôi nó à.

– Hẳn chứ, nó không có bố mẹ mà tôi nuôi nó thì cũng phải có người bỏ tiền ra cho nó chứ! Tôi tưởng cái đó công bằng.

– Nào tôi có bảo là không đâu! Nhưng anh tưởng ở đời này cái gì công bằng thì đều thực hiện được cả hay sao?

– Ồ, cái đó tất nhiên là không rồi.

– Này, tôi chắc rằng chẳng bao giờ ông xin được tiều trợ cấp hàng tháng cho nó đâu!

– Thế thì vào trại trẻ rơi vậy, chẳng có luật pháp nào bắt buộc tôi phải nuôi nó ở nhà tôi, nếu tôi không muốn chứa nó.

– Trước kia ông đã bằng lòng nhận nó đem về nhà nuôi, thế có nghĩa là ông đã cam kết giữ nó.

– Tôi sẽ không giữ nó nữa! Ví dù phải đuổi nó ra ngoài đường thì tôi cũng sẽ tống cổ nó ra, không ngần ngại!

Sau một lúc suy nghĩ, cụ già nói tiếp.

– Cũng có cách tống cổ nó ngay bây giờ được; hơn thế, tống đi mà còn kiếm được chút ít nữa kia!

– Nếu cụ bảo cho tôi cách ấy, tôi sẽ đãi cụ một chai rượu, đãi một cách vui lòng.

– Ông hãy gọi rượu đi rồi việc của ông xong ngay cho mà coi.

– Chắc không?

– Chắc!

Ông cụ rời chiếc ghế, lại ngồi trước mặt ông Bácbơranh. Thật lạ lùng, tôi không hiểu tại sao khi ông cụ đứng dậy thì ở dưới tấm da cừu có một chỗ động đậy và nhô lên. Hình như ông cụ có kẹp một con chó ở dưới cánh tay trái thì phải.

Ông cụ sắp nói gì? Việc gì sắp xảy ra đây? Tôi nhìn theo ông cụ mà lòng thắt lại.

– Điều ông mong muốn là thằng bé này đừng có ăn bám vào ông nữa, hoặc giả nó cứ tiếp tục ăn thì phải có người chịu cho ông, có phải thế không?

– Đúng thế, bởi vì rằng…

– Ồ, lý do vì sao tôi không cần biết, cái đó không can gì đến tôi. Tôi chỉ cần biết ông không muốn nuôi nó nữa. Nếu quả như vậy thì ông cho quách tôi, tôi sẽ gánh vác đỡ ông.

– Cho cụ!

– Chà! chà! Thế không phải ông muốn tống cổ nó đi là gì?

– Một đứa trẻ như thằng bé này mà đem cho đi à? Một thằng bé xinh xắn thế! Quả là nó xinh, cụ thử nhìn nó mà xem.

– Tôi đã nhìn nó rồi!

– Rêmi lại đây.

Tôi run lẩy bẩy đi lại gần bàn. Ông cụ nói:

– Nào nào! Đừng sợ, cháu.

– Cụ nhìn nó xem, – ông Bácbơranh nói tiếp.

– Nào tôi có bảo nó là một thằng bé xấu xí đâu! Nếu thằng bé xấu xí, tôi đã chả thèm. Những của quái thai thì việc gì mà tôi chuốc lấy!

– Ôi chao! Giá nó là một con quái hai đầu, hoặc chỉ là một thằng lùn thôi, thì…

– Thì ông đã chẳng nói đến chuyện cho nó vào trại! Chắc ông cũng thừa biết là một con quái lại rất có giá trị, vì người ta có thể dùng nó để kiếm tiền bằng cách cho thuê hoặc chính mình kinh doanh. Nhưng mà cái thằng bé này nó lại chẳng phải là một thằng lùn, mà cũng không phải là một con quái. Nó bình thường như mọi người khác, chẳng được tích sự gì!

– Được chứ, nó làm được!

– Trông nó yếu lắm.

– Nó mà yếu à? Thôi xin cụ! Nó khỏe như người lớn ấy, và rắn chắc, không có bệnh tật gì. Này cụ hãy thử nhìn bộ giò mà coi, cụ đã thấy bộ giò nào thẳng như thế chưa?

Ông Bácbơranh vén quần tôi lên. Ông già nói:

– Mảnh khảnh quá!

Ông Bácbơranh nói tiếp:

– Lại còn tay nó!

– Tay nó cũng như chân thôi. Tàm tạm dùng được, nhưng mà chẳng chịu nổi mệt nhọc và nghèo khổ đâu!

– Nó mà không chịu đựng được à? Cụ cứ thử nắn đi xem nào!

Ông cụ đưa bàn tay gầy guộc sờ nắn chân tôi, lắc đầu và bĩu môi. Tôi đã được chứng kiến một cảnh giống như thế khi lái đến mua con bò của chúng tôi. Lão lái cũng lắc đầu, cũng bĩu môi, chê con bò cái không tốt, không bán lại được. Thế nhưng rồi lão cũng mua và dắt bò đi. Ông cụ này có mua tôi không? Ôi má Bácbơranh ơi! Má Bácbơranh ơi!

Khốn thay, má không có ở đây để che chở cho tôi!

Nếu tôi không sợ thì tôi đã nói toạc ngay ra rằng vừa mới hôm qua ông Bácbơranh chê tôi là ẻo lả, chân tay gầy còm. Nhưng tôi biết rằng có ngắt lời ông ta cũng không đi đến đâu, mà chắc chắn là ăn đòn, nên tôi cứ ngồi im. Cụ già nói:

– Nó là một đứa trẻ bình thường như vô số đứa trẻ con khác, sự thực là thế. Nhưng mà nó là một đứa trẻ thành thị. Do đó mà về công việc đồng áng chắc chắn là nó không làm được gì đâu! Hãy thử để cho nó đánh bò cho người ta cày rồi xem nó làm như vậy được bao lâu!

– Mười năm!

– Chả được một tháng!

– Nhưng mà cụ hãy cứ nhìn nó xem đã!

– Ông cứ nhìn lấy!

Tôi đứng ở đầu bàn, giữa ông Bácbơranh và ông cụ già, hết bị ông này đẩy qua rồi bị ông kia xô lại.

– Thôi được! – Ông cụ nói – Mặc dầu nó thế nào tôi cũng cứ nhận. Nhưng mà tất nhiên tôi không mua nó đâu, tôi chỉ mướn nó thôi. Tôi trả ông hai mươi phờrăng một năm.

– Hai mươi phờrăng! Hừ!

– Thế là được giá đấy! Tôi lại trả tiền trước! Ông đã được bốn đồng bạc năm đồng, mà còn đẩy được thằng bé đi nữa.

– Nhưng mà nếu tôi giữ nó lại thì trại trẻ rơi sẽ trả cho tôi mỗi tháng những trên mười phờrăng cơ!

– Ta hãy nói là bảy hoặc tám thì đúng hơn, tôi biết rõ giá cả mà! Bảy, tám đồng nhưng ông phải nuôi nó.

– Nó sẽ làm việc chứ!

– Nếu ông tin là nó làm lụng được thì ông đã chẳng muốn tống cổ nó đi. Người ta nhận trẻ con ở trại về nuôi không phải là để trông vào số tiền trợ cấp hàng tháng về nó, mà để nó làm cho mình. Người ta dùng nó làm đầy tớ, một thứ đầy tớ có trả tiền ăn cho mình mà mình khỏi phải trả công. Một lần nữa: có phải nếu thằng bé này nó giúp ích được gì cho ông thì ông đã giữ nó lại, phải không nào?

– Gì đi nữa tôi vẫn cứ được mười phờrăng…

– Nếu trái lại, trại trẻ rơi không giao nó cho ông mà giao cho người khác thì ông chẳng được hưởng xơ múi gì. Với tôi thì không có gì bấp bênh cả. Ông chỉ việc chìa tay ra là có tiền ngay.

Cụ già móc áo lấy ra một cái túi đựng bạc bằng da, moi bốn đồng xỉa lên bàn kêu loong coong. Ông Bácbơranh kêu to:

– Cụ cứ tin rằng rồi tất có ngày thằng bé này tìm thấy bố mẹ nó.

– Cái đó ích gì?

– Sao lại không? Người nào nuôi nó sẽ có lợi chứ! Nếu tôi không tính toán về khoản đó thì tôi đã chẳng rước nó về làm gì.

Câu nói của ông Bácbơranh “nếu tôi không tính toán về khoản đó thì tôi đã chẳng rước nó về làm gì” làm cho tôi ghét ông ta thêm chút nữa. Con người mới xấu xa làm sao! Cụ già nói:

– Và bây giờ chính vì ông chẳng còn trông mong gì vào bố mẹ nó nữa cho nên ông mới đuổi cổ nó đi. Giả thử một ngày kia bố mẹ nó đến thì sẽ hỏi ai? Tất nhiên là hỏi ông thôi, chứ không hỏi tôi, vì họ có biết tôi đâu, có phải thế không ông?

– Thế còn nếu chính cụ tìm thấy bố mẹ nó?

– Vậy thì chúng ta hãy thỏa thuận với nhau thế này: nếu một ngày kia bố mẹ nó đến thì chúng ta sẽ chia nhau mối lợi. Đồng ý thế thì tôi đưa giá lên ba mươi phờrăng đấy!

– Hãy nâng lên bốn mươi đi!

– Không được. Cứ cái công việc nó sẽ làm cho tôi thì không thể tính giá ấy được.

– Thế cái công việc ấy là việc gì mới được chứ? Nói là chân phải khỏe thì đúng là chân nó khỏe. Nói là tay phải khỏe thì đúng là tay nó khỏe. Ý kiến tôi vẫn như cũ. Nhưng mà theo cụ, cụ cho rằng nó làm công việc gì thì thích hợp?

Ông cụ nhìn bố nuôi tôi một cách giễu cợt, nhấp từng ngụm nhỏ rượu, và nói:

– Để nó cùng đi với tôi cho có bầu có bạn! Tôi già rồi. Đôi khi đêm đến, sau một ngày làm việc mệt mỏi, những hôm xấu trời, tôi thấy trong lòng buồn bã, thì nó sẽ giải muộn cho tôi.

– Ừ, ừ, dùng vào việc ấy thì chắc bộ giò nó không thừa ra đấy!

– Chẳng khỏe lắm đâu, vì phải múa phải nhảy, phải đi, rồi sau khi đi lại phải nhảy nữa. Tóm lại là nó sẽ nhập vào gánh xiếc của cụ Vitali.

– Thế gánh xiếc của cụ Vitali đâu?

– Cụ Vitali là tôi đây, như ông đã đoán. Còn gánh xiếc ông muốn biết, tôi sẽ giới thiệu với ông.

Nói xong, ông cụ mở tấm da cừu lấy tay lôi ra một con vật kỳ lạ mà cụ đang kẹp dưới cánh tay trái.

À, thế ra chính con vật này đã mấy lần đội tấm da cừu lên! Có lúc tôi đã đoán dưới đó có một con chó con, nhưng con này không phải là con chó như tôi đoán. Nó là con vật gì vậy? Mà có chắc nó là một con vật gì không chứ?

Mới trông thấy con vật kỳ quái ấy lần đầu, tôi kinh ngạc ngắm nó, không biết nó là con gì đây. Nó mặc một chiếc áo bờlu màu đỏ viền chỉ vàng óng ả, nhưng chân tay thì để trần. Phải, đúng là chân tay chứ không phải là cẳng đâu. Chỉ có cái là da chân và da tay đen chứ không trắng mà cũng không hồng.

Đầu nó cũng đen và to gần bằng nắm tay tôi. Mặt nó rộng và ngắn, mũi hếch, cánh mũi giạng ra, đôi môi vàng vàng. Nhưng mà cái làm tôi chú ý nhất là đôi mắt nó rất gần nhau, hết sức linh hoạt, lóng lánh như gương.

Ông Bácbơranh kêu:

– Ôi! cái con khỉ gớm chết!

Câu nói đó làm cho tôi hết sức kinh ngạc. Tuy tôi chưa trông thấy giống khỉ bao giờ, nhưng mà ít ra tôi cũng đã nghe nói đến. Thì ra trước mắt tôi không phải là một đứa con nít da đen mà chỉ là một con khỉ. Cụ già Vitali nói:

– Đây là kép nhất của gánh chúng tôi, Giôlicơ. Này anh bạn Giôlicơ, hãy chào khán giả đi.

Giôlicơ khép bàn tay đưa lên môi và gửi đến tất cả mọi người một cái hôn. Giơ tay về phía con chó xù trắng, ông cụ nói tiếp:

– Bây giờ đến lượt các tài tử khác. Ngài Capi sẽ hân hạnh giới thiệu các bạn của ngài với chư vị khán giả có mặt ở đây.

Nghe lệnh đó, con chó xù trắng đang nằm yên không nhúc nhích bỗng vùng dậy, đứng thẳng mình lên trên hai chân sau, khoanh hai chân trước lên ngực rồi cúi rạp xuống chào chủ nó, cúi đến nỗi chiếc mũ lính của nó chấm sát đất. Làm xong nghi thức ấy, nó ngoảnh về phía các bạn nó, một chân vẫn tì lên ngực, chân kia thì ra hiệu cho chúng lại gần. Hai con chó kia từ nãy vẫn nhìn bạn chăm chú. Thấy hiệu lệnh, chúng ưỡn người đứng phắt lên và mỗi con chìa một chân cho nhau, y hệt như người ta cắp tay nhau ở xã hội thượng lưu. Chúng trịnh trọng cùng bước lên sáu bước rồi lùi lại ba bước và nghiêng mình chào mọi người. Cụ Vitali nói tiếp:

– Anh này tôi gọi là Capi, tiếng Ý là Capitanô, là đầu lĩnh bọn chó. Anh ta thông minh nhất, có nhiệm vụ truyền lệnh của tôi xuống. Cậu công tử có bộ lông đen này là chàng Décbinô có nghĩa là gã điển trai; cái tên thật xứng với anh ta. Còn cái cô có vẻ thùy mị kia là tiểu thư Đônxơ, một cô Ănglê duyên dáng, mà cái tên có nghĩa là dịu dàng thì hợp với cô ta. Với bọn đàn em tài hoa, mỗi người một vẻ đó, tôi đi chu du thiên hạ để sinh nhai. Sinh kế chúng tôi có lúc phất, có lúc eo, tùy vận đỏ đen. Capi!

Con chó xù trắng khoanh hai chân lại.

– Này Capi, anh bạn anh lại đây! Anh hãy ngoan ngoãn nhé! Đây là những người lịch sự, đối với họ tôi luôn luôn nói năng lễ độ. Anh có thấy chú bé đang nhìn anh với đôi mắt tròn xoe như hòn bi kia không? Anh hãy báo cáo cho chúng ta biết bây giờ là mấy giờ.

Con Capi bỏ chân xuống, lại gần chủ, vạch tấm áo da cừu ra, lục trong túi gilê. Nó rút ra một chiếc đồng hồ quả quýt to bằng bạc, nhìn mặt đồng hồ rồi sủa lên hai tiếng thật phân minh. Sau khi sủa hai tiếng to và rõ ấy, nó lại sủa ba tiếng nhỏ hơn. Đúng là hai giờ ba khắc(1).

– Tốt lắm! – Cụ Vitali nói. – Cám ơn anh Capi. Bây giờ phiền anh mời cô Đônxơ nhảy dây cho chúng tôi xem với nào.

Capi bèn lại túi áo chủ lấy ra một đoạn dây thừng. Nó ra hiệu cho con Décbinô. Con này chạy ngay lại đứng trước mặt nó. Capi tung cho bạn một đầu dây thừng và cả hai con nghiêm chỉnh quay chiếc thừng. Khi dây thừng quay đã đều rồi thì con Đônxơ lao mình vào nhảy, nó nhảy nhẹ nhàng, đôi mắt đẹp và âu yếm ngước nhìn chủ.

– Đấy, ông xem! – Cụ già nói. – Những đứa học trò của tôi đều thông minh cả. Nhưng mà phải có sự so sánh thì mới biết chúng thông minh đến chừng nào. Vì vậy tôi mượn thêm chú bé này vào gánh. Chú ta sẽ đóng một vai đần độn để cho người ta thưởng thức bội phần tài nghệ của bọn môn đồ của tôi!

– Ồ! Để đóng vai ngu xuẩn. – Ông Bácbơranh ngắt lời.

– Thì cần phải có trí thông minh. – Ông già nói tiếp. – Và tôi chắc rằng chú bé này cũng thừa trí thông minh khi đã được học tập vài bài. Rồi chúng ta sẽ thấu rõ thôi. Ngay bây giờ cũng có thể xét nghiệm được. Nếu chú bé thông minh thì chú sẽ hiểu ngay rằng theo ông cụ Vitali chú sẽ có cái may mắn được chu du trên đất nước Pháp và trên mười nước khác nữa. Chú bé sẽ sống một cuộc đời tự do, chứ không phải lẽo đẽo sau đuôi bò, ngày nào cũng như ngày nào, từ sáng chí tối giẫm đi giẫm lại loanh quanh mỗi một cánh đồng. Nếu chú không thông minh thì chú sẽ kêu gào khóc lóc. Ông già Vitali vốn không ưa những đứa trẻ hư nên ông sẽ không đem chú đi với ông nữa. Thế là đứa trẻ hư phải vào trại trẻ rơi, ở đó trẻ con phải làm việc nhiều, mà ăn thì chả được bao nhiêu.

Tôi cũng đủ sức thông minh để hiểu những lời nói ấy. Nhưng mà từ chỗ thấu hiểu cho đến chỗ làm được còn phải vượt qua một quãng đường dài lạ lùng. Bọn học trò của cụ Vitali ngộ nghĩnh và buồn cười đáo để. Rồi luôn luôn được đi dạo chơi cũng thích. Nhưng đi theo họ, dạo chơi với họ thì phải xa má Bácbơranh; hẳn là tôi phải vào trại trẻ rơi thôi.

Tôi đang bối rối, nước mắt lưng tròng thì ông cụ Vitali lấy đầu ngón tay vỗ khẽ lên má tôi, nói:

– Này, chú bé hiểu rồi đấy vì chú không kêu la! Con người bé bỏng này rồi sẽ biết điều đấy và ngày mai…

Tôi kêu lên:

– Chao ôi! Thưa ông, cháu van ông, xin ông hãy để cháu ở lại với má Bácbơranh.

Tôi vừa nói tới đó thì một tiếng sủa lớn của con Capi ngắt lời tôi. Cùng lúc ấy nó nhảy xổ lại bàn Giôlicơ ngồi. Thì ra chú khỉ đã thừa lúc mọi người quay về phía tôi để nhẹ nhàng vớ lấy cái cốc rượu đầy của chủ mà uống, Nhưng con Capi vốn luôn luôn có ý thức phòng gian, nó đế ý thấy trò bợm của chú khỉ. Thế là nó ngăn chặn ngay vì nó là một đầy tớ trung thành.

Với giọng nghiêm khắc, ông cụ Vitali nói:

– Ông Giôlicơ ạ, ông là một tên tham ăn và là một thằng ăn cắp. Mời ông ra chỗ xó kia, đứng quay mặt vào tường. Anh Décbinô, anh hãy đứng canh nó, hễ nó động đậy thì cho nó một cái tát nên thân. Còn anh Capi anh là một con chó khôn đấy, anh hãy đưa chân ra cho tôi bắt mừng anh nào.

Trong lúc con khỉ vừa thi hành lệnh phạt vừa kêu lí nhí trong cổ thì con chó sung sướng và kiêu hãnh giơ chân ra cho chủ bắt. Ông cụ Vitali nói tiếp:

– Bây giờ chúng ta trở lại câu chuyện của chúng ta đi. Tôi trả ông ba mươi phờrăng đấy!

– Không, bốn mươi mới được!

Cuộc mặc cả diễn ra, nhưng được một lát thì cụ già ngừng lại nói:

– Chú bé đứng đây mãi chắc cũng buồn. Cho chú chạy ra ngoài sân chơi đi.

Cụ vừa nói vừa ra hiệu cho ông Bácbơranh. Ông này bèn bảo tôi:

– Phải đấy, thằng này ra sân chơi đi, khi nào tao gọi hãy vào. Đừng vào trước mà tao nổi nóng lên đấy.

Chỉ có cách nghe theo thôi. Tôi đi ra ngoài sân nhưng chẳng còn bụng dạ nào mà chơi đùa được. Tôi ngồi xuống hòn đá và trầm ngâm nghĩ ngợi. Số phận tôi đang được định đoạt trong giờ phút này. Chẳng biết nó ra sao. Vừa rét lại vừa hồi hộp lo âu nên người tôi run cầm cập.

Cụ Vitali và ông Bácbơranh bàn cãi với nhau khá lâu. Mãi hơn một tiếng đồng hồ sau vẫn chưa thấy ông này ra sân.

Nhưng rồi ông Bácbơranh cũng đi ra. Ông đi có một mình. Ông ấy tìm tôi để trao cho cụ Vitali chăng? Ông ta nói:

– Ta đi thôi. Về nhà!

Về nhà! Tôi khỏi phải xa lìa má Bácbơranh ư? Tôi muốn hỏi ông ta nhưng không dám, vì ông ta có vẻ cáu kỉnh lắm. Trên đường về nhà chẳng ai nói gì cả. Nhưng độ mười phút trước khi đến nhà, ông Bácbơranh đang đi trước bỗng dừng lại. Ông ta xách tai tôi và nói:

– Này thằng kia, dù mày chỉ kể lại một câu về những điều mày nghe thấy hôm nay thì mày cũng sẽ biết tay tao. Liệu hồn đấy.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button