Nguyễn Nhật ÁnhTruyện - bút ký

Đi Qua Hoa Cúc

[www.downloadsach.com] - Di Qua Hoa cuc - Nguyen Nhat Anh1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Nhật Ánh

Download sách Đi Qua Hoa Cúc ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TRUYỆN – BÚT KÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nguyễn Nhật Ánh là tác giả của những câu chuyện nhẹ nhàng nhưng sâu lắng. “Đi qua hoa cúc” cũng là một trong những câu chuyện ấy, nó rất nhẹ nhàng, tình cảm nhưng đã để lại cho chúng ta biết bao suy ngẫm.

“Có một người đi qua hoa cúc

Có hai người đi qua hoa cúc

Để lại sau lưng cả tuổi thơ mình”

Đây là câu chuyện kể về một mối tình đầu đến rất tự nhiên, rất chân thật đồng thời cũng rất “hoàn cảnh”. Một mối tình ngây ngô của đứa trẻ mới lớn, có cái gì đó rất “đẹp” nhưng đi sau nó là một nỗi buồn, nỗi sầu theo mãi. Không phải tình đầu nào cũng đẹp nhưng chúng đáng để ta nhớ mãi. Đồng thời câu chuyện cũng như đưa ta trở về lại tuổi thơ, với những trò đùa, với những đứa bạn thân của một thời con nít. Có chút gì để nhớ.

Dưới ngòi bút Nguyễn Nhật Ánh, mấy thằng nhóc phá làng phá xóm sao mà dễ thương đến lạ, lì lợm, phá phách mà cũng tâm lý đến ngỡ ngàng. Một câu chuyện mở đầu bằng vui tươi của những trò nghịch ngợm của mấy thằng trẻ con to xác, nhưng kết thúc lại quá đau lòng: Một cô gái vùi chôn tuổi trẻ, tương lai vì trót tin vào những lời đường mật của gã đàn ông dạn dày. Trách làm sao được khi ở cái tuổi vừa biết mộng mơ, dễ rung động phải đối mặt hằng ngày với những lời đẩy đưa, tán tỉnh, chỉ trách sao cô gái ấy không chọn một kết cục khác hơn, khi đoạn đời phía trước còn quá dài….

“”Đi qua hoa cúc” đơn giản là miêu tả chân thực lại mối tình đầu trong một thời gian ngắn của một cậu trai 16 tuổi – Trường. Ở tuổi 16, Trường đang ở giữa cái ngưỡng “con nít” và “người lớn”, cũng đã biết yêu đương như ai rồi nhưng có điều vẫn không thể bỏ qua những trò nghịch phá trẻ con với anh em thằng Chửng. Và một lần nữa, Nguyễn Nhật Ánh đã tạo ra một nguyên nhân cực kỳ hợp lý để hai nhân vật chính không đến được với nhau: Ngà chững chạc hơn Trường rất nhiều, Ngà mong chờ một người đàn ông trưởng thành, đứng đắn để là một chỗ dựa – điều mà Trường không bao giờ có được ở cái tuổi 16.

Trích dẫn :

Trước nhà bà nội tôi có một cây bàng cao thật cao . Mỗi lần về thăm nội, khi chiếc xe gobel của ba tôi ngoặt quanh cái giếng đá đầu làng, bao giờ tôi cũng nhấp nhổm ở yên sau và hồi hộp ngước mắt trông lên. So với dãy hàng rào dâm bụt của những ngôi nhà nằm dọc hai bên con đường đá sỏi, kể cả ngọn sầu đông và cây sứ trắng toả hương thơm nức mũi trước sân nhà bà tôi lúc nào cũng vươn cao sừng sững. Khi nhìn lên, hễ thấy tán bàng xanh um kia hiện ra trong tầm mắt như một chấm đen mỗi lúc một lớn dần, tôi biết ngay đã sắp đến nhà bà. Và thế

là tôi không nén nổi nụ cười sung sướng. Và cả e thẹn nữa, chẳng hiểu vì sao . Những lúc đó, bao giờ tôi cũng úp mặt vào lưng ba tôi để giấu đi nỗi xao xuyến của mình.

Cũng như vậy, trước ngõ nhà ông ngoại tôi là một hàng rào hoa giấy đỏ. Hoa không thẫm, chỉ

đỏ hồng. Vì trồng lâu năm nên cây uốn lượn chằng chịt, gốc nào gốc nấy to bằng bắp chân người . Hoa rực rỡ từng chùm, từng nhánh, phủ kín cả hai trụ cổng bằng đá ong lâu ngày lên rêu xanh mướt.

Quê nội tôi thuộc một làng miền núi . Quê ngoại tôi ở miệt đồng bằng. Nhà ông tôi ở cách đường quốc lộ non một cây số về phía biển. Nhưng vì không bị cây cối che khuất nên đứng trên đường người ta vẫn có thể trông thấy rõ mồn một vừng hoa đỏ ối dưới kia . Sau này, khi đã đi xa, mỗi lần về thăm ngoại, tôi ngồi trên xe đò băng qua cầu Cẩm Lễ, mắt nôn nao ngóng về phía biển, hễ thấy hoa đỏ vẫy tay là biết đã tới nhà.

Vườn nhà ông tôi không chỉ mọc toàn hoa giấy . Phía sau dãy hàng rào rực rỡ kia là một cái mương nhỏ bao quanh vườn đầy cá lòng tong. Từng đàn cá nhỏ li ti cứ suốt ngày rủ nhau chui qua chui lại dưới những đám rong dại, bên trên dương xỉ mọc đầy .

Cây me cao mọc sát bờ mương. Những chiếc lá con bé bằng nửa móng tay chẳng những không che mát nổi lũ cá bốn mùa nô giỡn, mà mỗi khi có một làn gió thổi qua, lại thi nhau rụng đầy mặt nước khiến lũ cá nhát gan phải trốn chạy cuống cuồng.

Khoảng sân rộng chạy dài từ gốc me vào tận hiên nhà, đầu sân hoa cúc nở vàng. Hoa cúc nhiều màu, nhưng trong sân nhà ông tôi chỉ có vàng hoa cúc. Hoa cúc tươi tắn mà dịu dàng.

Dãy hoa giấy đỏ xốn xang ngoài ngõ xa nhờ hoa cúc mà bớt phần gay gắt. Chứ nếu không, trước nắng ngồi trong nhà nhìn ra, khắp đất trời chỉ một sắc chói chang, tỉnh mịch.

Thật ra, suốt bốn năm ròng rã ở nhà ông tôi, tôi có thiết tha gì cúc vàng cúc trắng. Bốn mùa mười hai tháng tôi hết đu đưa trên cây me đằng trước lại hì hục leo trèo cây xoài cây ổi phía sau . Hoa cúc mỏng manh vô tích sự, ăn không được, trèo cao té nặng cũng không xong. Đối với tôi, hoa cúc chỉ dành cho dì Miên chiều chiều ra sân tưới nước, dành cho ông tôi sai học trò hái phơi khô đem bỏ lẫn vào bình trà.

Vậy mà có một dạo tôi bỗng đem lòng yêu hoa cúc. Tôi không cho dì Miên tưới nước nữạ Tôi giành lấy chiếc gàu mo cau trên tay dì hăm hở chạy ra giếng đá ở vườn sau tự mình múc nước tưới hoa . Rồi tôi ngồi lặng lẽ hàng giờ bên cúc vàng lặng lẽ, thả hồn theo mây gió lang thang.

Tôi tha hồ mơ mộng. Tôi tha hồ nghĩ ngợi vẩn vơ . Đó là dạo chị Ngà về ở với dì Miên. Đó là dạo chị Ngà hay nói “Miên nè, đỗ tú tài xong, tao sẽ xin thi vào trường sư phạm. Ra trường, tao sẽ xin về trường huyện. Tao sẽ ở đây với mày . Tao sẽ lấy chồng người làng này, không đi đâu hết, mày có thích không Miên?”. Năm đó, tôi mười sáu tuổi .


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button