Chuyên ngànhTruyện - bút ký

Biểu Tượng Thất Truyền

bieu tuong that truyen sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK BIỂU TƯỢNG THẤT TRUYỀN

Tác giả : Dan Brown

Download sách Biểu Tượng Thất Truyền ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH CHUYÊN NGÀNH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook           

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

” Tôi mê tít tác giả Dan Brown kể từ sau hai tiểu thuyết Thiên thần và ác quỷ, Mật mã Da Vinci. Tiểu thuyết của ông là pha trộn tuyệt vời giữa trinh thám, phiêu lưu, lịch sử cũng như văn hoá nghệ thuật. Nhưng so với hai người anh của mình, Biểu tượng thất truyền có vẻ yếu thế và xuống tay hơn trong việc xây dựng cốt truyện. Cuộc phiêu lưu của Robert Langdon dường như càng ngày càng nhàm chán, sự lặp lại motip giống ệ hai tác phẩm khác khiến cho độc giả mất dần sự háo hức với hai tác phẩm. Câu chuyện lịch sử đan xen trong đó không đủ sức hấp dẫn nữa. Ưu điểm lớn nhất của cuốn sách này là nhà xuất bản cực chăm chút cho phần nhìn nên thiết kế và chất lượng giấy đều rất đẹp. ”

Truyện hay nhưng độ lôi cuốn không bằng các cuốn truyện trước. Điểm thu hút ở tác phẩm này chính là cốt truyện vẫn được trau chuốt và khối lượng kiến thức đồ sộ, trong đó có cả những kiến thức khoa học lịch sử lần đầu được công bố. Tuy nhiên, có lẽ các tác phẩm trước quá xuất sắc nên cảm giác Biểu tượng thất truyền hơi hụt hơi. Truyện có bìa đẹp: bìa cứng và bìa mềm rời bên ngoài, in màu đẹp, bắt mắt nhưng giấy in không trắng lắm dù trình bày bản in đẹp.

” Báo chí ca ngợi tác phẩm là cuộc khám phá những bí mật cổ kim đầy lý thú, là cuốn Bách khoa toàn thư về kiến thức và là văn phẩm hấp dẫn vì tính gay cấn điện ảnh. Nhưng trên tất cả, Biểu tượng thất truyền chính là một hành trình hồi tưởng và truy nguyên, là lời nhắc nhở thế nhân về những điều họ đã bỏ quên trong quá khứ. Hơn lúc nào hết, đồng hành với những phát minh tương lai, con người cũng cần chấn hưng hiểu biết và tiếp bước thành tựu của tiền nhân trước khi chúng thất truyền mãi mãi. ”

Phần mở đầu

Thánh viện Hội Tam điểm 8 giờ 33 phút tối.

Chết như thế nào là một điều bí ẩn.

Từ thuở khai thiên lập địa tới nay, chết như thế nào vẫn luôn luôn là một điều bí ẩn.

Kẻ nhập môn, 34 tuổi, đăm đăm nhìn xuống cái sọ người nằm gọn trên lòng bàn tay mình. Cái sọ đã được khoét rỗng như cái bát, đựng đầy một thứ rượu vang màu đỏ máu.

Uống đi, gã tự nhủ. Mày đâu có gì phải sợ.

Theo truyền thống, gã bắt đầu cuộc hành trình trong trang phục nghi lễ mà các tín đồ dị giáo thời Trung cổ vẫn mặc khi bị dẫn tới giá treo cổ. Chiếc áo rộng lùng thùng phơi ra bộ ngực xanh xao của gã, ống quần bên trái xắn lên đầu gối, còn ống tay phải vén tới tận khuỷu. Cổ gã tròng một sợi thòng lọng nặng trịch – hay sợi “cáp tàu kéo”, theo cách gọi của thành viên trong hội. Tuy nhiên đêm nay, gã phục sức như một vị huynh trưởng, tương tự các đồng đạo đang có mặt để làm chứng.

Các đồng đạo tụ tập quanh gã đều chải chuốt trong lễ phục đầy đủ của mình, gồm tạp dề bằng da cừu non, khăn quàng vai và găng tay trắng, trên cổ là những trang sức nghi lễ nhấp nháy một cách ma quái dưới ánh sáng lù mù. Nhiều người trong số họ nắm giữ những vị trí quan trọng ngoài đời, nhưng kẻ nhập môn biết rằng địa vị thế tục ấy chẳng có ý nghĩa gì giữa bốn bức tường này. Ở đây, tất cả mọi người đều bình đẳng, đều đã thề nguyện làm anh em và gắn bó với nhau nhờ một mối giao ước huyền bí.

Vừa đưa mắt thăm dò đám người xung quanh, kẻ nhập môn vừa tự hỏi, ở thế giới bên ngoài, ai mà ngờ được rằng những nhân vật kia lại có lúc cùng tập hợp ở một nơi… nhất là một nơi như thế này. Trông căn phòng chẳng khác nào một thánh điện sót lại từ thời viễn cổ.

Tuy nhiên, sự thật còn lạ lùng hơn nữa.

Ta chỉ cách Nhà Trắng có vài dãy nhà.

Toạ lạc ở số 1733 phố 16 Tây Bắc. Washington D.C. khu dinh thự đồ sộ này là phiên bản của đền Mausolus, một đền thờ từ thời tiền Công giáo, Ban đầu nó là một lăng mộ… dùng để chôn người chết. Ở lối vào chính có hai cánh cửa bằng đồng, do hai pho tượng nhân sư, nặng mười bảy tấn canh gác: Bên trong là một mê cung tráng lệ gom các phòng hành lễ, đại sảnh, hầm chứa gắn niêm phong, thư viện và còn nguyên một bức tường rỗng chứa hai bộ hài cốt người. Kẻ nhập môn nghe nói tất cả các phòng trong toà nhà này đều ẩn chứa những bí mật, nhưng gã chưa được đặt chân vào chỗ nào bí mật hơn Phòng Thánh lễ, chính là căn phòng rộng thênh thang, nơi gã đang quỳ gối với cái đầu lâu nằm gọn trên tay đây.

Phòng Thánh lễ vuông vức đến hoàn hảo, và hun hút như một cái hang. Trần nhà được đẩy lên đến tận độ cao 30 mét và ngự trên những cột chống bằng đá hoa cương xanh nguyên khối. Quây tròn quanh phòng là một hành lang dài giật cấp với nhiều ghế ngồi tối màu bằng gỗ hồ đào Nga bọc da lợn chế tác theo lối thủ công. Một chiếc ngai cao 9.9 mét nổi lên lừng lững ở mặt tường phía tây, đối diện với nó là bộ đàn ống ẩn kín. Các bức tường đều vẽ chi chít những biểu tượng cổ xưa, về Ai Cập, Do Thái, về thiên văn, giả kim, và rất nhiều ký hiệu lạ lùng chưa ai biết tới.

Đêm nay, Phòng Thánh lễ được thắp sáng bằng những ngọn nến bố trí theo một trật tự riêng. Quầng sáng lờ mờ của chúng chỉ được hỗ trợ thêm bằng cột ánh trăng nhợt nhạt lọt qua mắt vòm trần rọi thẳng xuống vị trí trung tâm, xuống điểm đáng chú ý nhất trong gian phòng hình vuông – đó là chiếc bàn thờ khổng lồ đẽo từ một khối cẩm thạch Bỉ đen bóng.

Cái chết là một điều bí ẩn, kẻ nhập môn nhẩm lại.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button