Triết học

Trí Tuệ Lão Tử

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Trí Tuệ Lão Tử ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH TRIẾT HỌC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Theo sử gia Tư Mã Thiên thì Lão tử là người thôn Khúc Nhân, làng Lệ, huyện Khổ (苦 縣)[1] nước Sở (thuộc Lộc Ấp, nay là trấn Chu Khẩu tỉnh Hà Nam. Có sách nói là tỉnh An Huy, Trung Quốc; tên thực là Lý Nhĩ, tự Bá Dương, làm quan giữ kho sách của nhà Chu (Thủ tàng thư chi lại), sống cùng thời với Khổng tử vào cuối đời Xuân Thu (770-476 TCN). Ông còn có tên là Lão Đam (聃). Nhưng có sách lại nói ông là Lão Lai tử (老子) hoặc chính là Thái sử Đam(儋), sống vào thời Tần Hiếu công (362-345 TCN), tức là sau khi Khổng tử mất đến 129 năm). Như vậy tên  tuổi, quê quán của Lão tử đến nay ta vẫn không biết một cách chính xác. Tư Mã Thiên viết rằng Khổng tử có lần đến gặp Lão tử hỏi về Lễ. Lão tử trả lời:

“Những người mà ông hỏi thì nay đến xương cốt cũng đã mục nát thành tro bụi cả rồi, chỉ còn lại một số câu nói mà thôi. Làm người quân tử, nếu như sinh ra gặp thời, ra khỏi nhà có thể lên xe xuống ngựa; nếu như sinh ra không gặp thời thì sống phiêu diêu cảnh nhà tranh nón lá. Tôi nghe nói người đi buôn khôn ngoan thì biết cất giấu hàng hóa giống như thứ gì mình cũng không có; người quân tử có đức hạnh cao thì bề ngoài tỏ ra như kẻ ngu đần. Ông hãy loại bỏ cái kiêu căng, ham muốn sắc thái và những hoang tưởng đi. Bởi vì những thứ đó đối với ông đều vô ích. Điều mà tôi muốn nói với ông chỉ có như thế mà thôi”?

Lúc ra về, Khổng tử đã đánh giá Lão tử với học trò như sau: “Loài chim ta biết chúng bay được. Loài cá ta biết nó bơi được; loài thú thì nó chạy được. Chạy thì ta có thể giăng lưới, bơi thì ta có thể dùng câu, bay thì ta dùng tên, còn như loài rồng cưỡi gió mây mà bay lên trời thì ta không sao biết được. Hôm nay tư tưởng của người mà ta đến gặp, ta không thể nắm bắt được. Người đó có lẽ là rồng chăng?”.

Gần đây (năm 1 994), theo tài liệu của Trương Cảnh Chí, Chủ tịch Hội Lão học Lộc Ấp công bố trên mạng, thì Lão tử sinh vào đời Lỗ Tương công năm thứ 2 (571), bố tên là Lý Càn làm lại trong triều nhà Chu. Con ông tên là Lý Tông làm tướng nước Ngụy, cháu là Chú. Con Chú là Cung, chắt của Cung là Lý Giá làm quan đời Hán Hiếu công.

Hiện nay ở Trung Quốc và đặc biệt là quê ông – Lộc Ấp có rất nhiều di tích thờ Lão tử như Lão quân đài, Thái thanh cung, Động tiêu cung, núi Ẩn dương, giếng Cửu long, nơi Khổng tử vấn lễ, Lệ hương câu, Lý mẫu phần (mộ mẹ Lão tử), bãi thả trâu của Lão tử.

Lão tử làm thủ thư cho nhà Chu nên có lẽ đã đọc được nhiều sách về văn minh cổ từ thiên văn đến triết học của thế giới như Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp . . .

Về sau thấy triều đại Chu suy vi, các chư hầu xưng hùng xưng bá khắp nơi nên ông chán thế sự thường cưỡi trâu đi du ngoạn đó đây. Một thời gian sau bỏ hẳn chức tước mà đi ở ẩn. Thân thế ông, ta chỉ biết qua Tư Mã Thiên có vậy. Cuộc đời, sự nghiệp, lúc sống ông đã xem như không có, thì lúc chết, người đời cũng không nên truy cứu nhiều làm gì. Nguyễn Hiến Lê đã dành ra gần 50 trang để trích dẫn rất nhiều tài liệu xung quanh tên họ, quê quán, mối quan hệ bạn bè về đời ông. Theo tôi đây là điều không cần thiết. Ta không nên băn khoăn nhân vật này có thực trong lịch sử Trung Hoa hay không. Đạo đức kinh có phải là do ông viết hay không, vì về mặt văn bản học ta không có một tác phẩm nào khác của ông và không có người bạn nào của ông có tên trong sử sách. Về chuyện Khổng tử đi gặp ông hỏi về Lễ cũng vậy Bởi vì ông là một kẻ lánh đời giấu tên, giấu tuổi kia mà! Hơn nữa, làm như thế tức là ta đã dùng phương pháp nhị nguyên (tồn tại và không tồn tại) để chứng minh một triết lý nhất nguyên, đó là đạo Lão.

Thuyết Vô vi không phải là chuẩn tắc trị nước của giai cấp thống trị. Nhưng năm 166  Hán Hoàn đế đã phong Lão tử làm Thái thượng Lão quân và đích thân làm lễ tế. Đường Thái Tông tức Lý Thế Dân vì tin rằng mình cũng họ Lý với Lão tử nên tự xưng là hậu duệ của ông. Năm đầu Càn Phong (666), Đường Cao Tông truy phong Lão tử làm Thái thượng huyền nguyên hoàng đế. Đời Tống Huy Tông cấm dân chúng đặt tên là Nhĩ, Đam, Bá Dương v.v . . . .

Còn trong dân gian, người đời thêu dệt nên không biết bao nhiêu huyền thoại về ông, nào là từ bụng mẹ sinh ra tóc râu ông đã bạc trắng phơ phơ. Ông là vị tiên thánh bất tử, đi mây về gió cùng các tiên như Tây vương mẫu ở trên trời. ông là thủy tổ của thuyết trường sinh bất lão như thế đó. Từ hàng nghìn năm nay, những người thích sống ẩn dật như Lão tử chủ yếu đều muốn sống gần với thiên nhiên, không màng danh lợi, xem mình cũng như cây cỏ, làm bạn với chim muông, phủ định Lễ Nghĩa của Khổng tử. Vua chúa các triều đại phong kiến vốn dĩ chỉ tôn sùng Khổng Mạnh, xem đó là bảo bối để củng cố quyền lực của mình. Nhưng về già, họ lại tìm đến Lão tử mong luyện được phép trường sinh bất lão để kéo dài cuộc sống, cuộc đời hưởng thụ mà thôi.

Thành Cát Tư Hãn có lần đã cho vời Khâu Xử Cơ một đạo gia nổi tiếng đời Nam Tống lên thảo nguyên để hỏi về thuật dưỡng sinh. Chuyện đó có thật chứ không phải là hư cấu của Kim Dung.

Trong lịch sử Trung Quốc, những kẻ muốn phủ định chế độ phong kiến bất công, lợi dụng đạo Lão, làm một thứ thần quyền để tập hợp quần chúng như Trương Giác, Chu Nguyên Chương, Hồng Tú Toàn . . .Đến các phái võ thuật như Toàn Chân, Thiếu lâm tự xưa kia và Pháp luân công hiện nay tuy lấy tu luyện là chính nhưng cũng đã dính không ít tới chính sự.

Bởi vậy, chúng ta hãy bỏ qua cái huyền bí bên ngoài, những lợi dụng của các giai cấp đối với Đạo Lão mà đi vào học thuyết Vô vi, là thứ triết học biện chứng sơ khai của ông. Những học giả xưa nay, ở Việt Nam cũng như nước ngoài, phương Đông và phương Tây. . . thường tiếp cận tới Đạo – Vô vi theo hai hướng: nhất nguyên luận và nhị nguyên luận.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button