Triết học

Siêu Hình Tình Yêu, Siêu Hình Sự Chết

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Arthur Schopenhauer

Download sách Siêu Hình Tình Yêu, Siêu Hình Sự Chết ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH TRIẾT HỌC


2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

“… Chết là cái phút giải thoát của bản tính riêng biệt của cá tính, cái bản tính chẳng phải làm cái nhân thâm hậu nhất cho bản thể ta, mà đúng ra phải coi như một sự lạc lõng của bản thể… Vẻ bình thản trên nét mặt của phần lớn những người chết hình như phát xuất từ đó… Nói chung cái chết của mọi người thiện đều thanh thản nhẹ nhàng… Cái kiếp sống mà chúng ta biết, họ vui vẻ từ bỏ: cái mà họ thu hoạch được thay cho đời sống đối với chúng ta chả là gì cả, vì kiếp sống của chúng ta, so với kiếp sống kia chả là gì cả. Phật giáo mệnh danh kiếp sống đó là Niết bàn, nghĩa là tịch diệt…”

“… Nếu giờ đây, ta nhìn sâu vào cái náo nhiệt của đời sống, ta thấy mọi con người bị giày vò bởi những đau khổ lo âu của kiếp sống này, ra sức thỏa mãn các nhu cầu vô tận… để không mong mỏi gì hơn là bảo tồn cái kiếp sống cá nhân quằn quại trong một thời gian ngắn ngủi. Thế mà giữa cảnh hỗn loạn ấy, ta bắt gặp bốn mắt giao nhau đầy thèm muốn của đôi nhân tình. Nhưng tại sao lại phải nhìn trộm, sợ sệt, lén lút? – Bởi vì đôi nhân tình kia là những kẻ phản bội thầm lén tìm cách lưu tồn tất cả cái khốn khổ mà nếu không có họ thì tất phải chấm dứt; họ muốn ngăn cản không cho chúng dứt; cũng như các kẻ giống họ từng làm trước họ…”

Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết (rút trong tập Thế giới như là ý chí và biểu tượng) là kiệt tác triết học của Arthur Schopenhauer trong đó triết gia đưa ra một cách vừa hài hước vừa thấm thía buồn đau những suy tưởng sâu xa nhất về bản chất của sự yêu và sự chết của nhân loại.

TỰA ĐỀ

Khi mang xuất bản riêng rẽ hai tập tiểu luận của Arthur Schopenhauer nhan đề là Siêu hình Ttình Yêu và Siêu hình Sự Chết, vốn dĩ là hai chương của tập bổ túc cho cuốn Thế Gian như thể Ý chí và Biểu tượng, người ta hầu như đi ngược lại Ý định của tác giả, vì ông đã từng nhắn nhủ cho ta biết rằng muốn hiểu ông, ta cần phải đọc hết cả những gì ông từng viết. Ông nói: “Nói chung ra, những ai muốn là quen với triết thuyết của tôi cần phải đọc hết dòng cuối. Tôi mong mỏi thế. Vì tôi không phải là nhà văn ba xu, một kẻ soạn sách giáo khoa, một kẻ viết mướn…”. Tuy nhiên, lời đòi hỏi này, vốn dĩ cũng là lời đòi hỏi của tất cả các triết gia, thật ra đối với trường hợp của Schopenhauer cũng có phần bớt cần thiết. Thật vậy, như ông không ngớt nhắc nhở, công trình của ông vốn là sự phát huy của một tư tưởng duy nhất mà tất cả các thành phần đều liên hệ vô cùng mật thiết với nhau, và tư tưởng này tiềm tàng khắp trong các tác phẩm của ông nên cũng dễ nhận diện. Nó là chiếc chìa khoá thần, mỗi lần lại cung cấp giải pháp cho những vấn đề hết sức biến thiên, và coi các vấn đề này như thể những chú giải mới mẻ. Do đó, không như một triết thuyết diễn dịch, ở đây ta có thể tách từng mảnh ra ở chủ thuyết mà không sợ gây thiệt hại gì đáng trách. Vì tư tưởng không diễn giải thành một chuỗi kết luận liên tiếp là sự hiện diện hằng hữu của một trực giác nội tại, nên bất cứ lúc nào ta cũng có thể liên kết ngay được “cái ý kiến lúc bấy giờ” với các tư tưởng duy nhất lúc nào cũng ngầm đi sát bên nó.

*

*             *

Bởi chưng duy nhất, nên cái tư tưởng ấy cũng là một tư tưởng giản dị, vì như ông nói: “Không có một triết hệ nào lại giản dị bằng, và được xây dựng với ít yếu tố, như triết hệ của tôi, nên vừa thoạt nghe là người ta bao quát và lĩnh hội được ngay” chính vì thế mà ta có thể diễn đạt nó trong một vài trang.

Ý chí là gốc của sự vật. Không những tự do, nó còn vạn năng. Cái gì xuất ở nó, chẳng phải chỉ là những hành động của nó, mà là cái thế gian trong đó nó tác động, hành động và thế gian chẳng qua chỉ là phương thức mà nó sử dụng để đạt đến tự trị. Thế gian, vì chưng là cái gì cho nó tự khách thể hoá để biểu tượng mình với chính mình là tấm gương cho nó tự ngẫm. Nhưng mà là tấm gương trong đó thuần nhất tính của nó bị phân tán, vì nó chỉ tạo ra tấm gương này bằng cách tự phản chiếu qua các hình thức của không gian, của thời gian, của nguyên nhân tính, nói tóm lại qua trí năng vốn là nguyên tắc cá thể hoá, vì là nguyên tắc lí trí. Do đó, thế gian là của hiện tượng bất khả dịch của nó, bao quát trong tất cả các hiện tượng biến dịch riêng biệt vô biên, phát sinh từ cấu thể của nó. Nhờ cái thế gian này, và nhờ sự phát triển của nó qua vật giới cho đến con người, ý chí biết được mình muốn gì và cái mình muốn là cái gì. Mà cái ý chí muốn, lại chính là cái thế gian ấy, là cái đời sống như trong đó nó tự thể hiện. Do đó ý chí và muốn sống trong đó chỉ là một, và ý chí vốn dĩ vĩnh cửu, nên muốn sống cũng vĩnh cửu và do đó thế gian, tức đời sống vốn dĩ là biểu thị thiết yếu của nó cũng vĩnh cửu. Vì thế cho nên, ngày nào mà ta còn tràn đày muốn sống, ta chả việc gì bận tâm đến kiếp sống của ta, ngay cả khi chết.

Vì thế mà đời sống phát sinh ra vấn đề chết và vấn đề yêu, vì yêu là cái mà nhờ nó đới sống xuất hiện trên thế gian này.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button