Triết học

Cuộc đời và triết lý

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nietzche

Download sách Cuộc đời và triết lý ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH TRIẾT HỌC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

TỰA

Nietzsche: “Một tâm hồn lớn nhất mà nước Đức và cả châu Âu đã sinh sản được từ sau Goethe đến nay.” Đó là lời của một trong những nhà văn nổi tiếng nhất hiện nay của Đức, ông Emil Ludwig.

Trước tiên, chúng ta tìm hiểu cuộc đời của Nietzsche, điều hết sức quan trọng nếu ta muốn làm quen với tâm hồn vĩ đại kia. Bởi con người nọ không phải là nhà triết học lạnh lùng khô khan, ở trong phòng kín lo kết hợp toàn những ý niệm theo quy luật của một thứ lý luận trừu tượng, mà là một người suy tư cuồng nhiệt, kẻ đi tìm chân lý với tất cả tâm hồn, coi cuộc đời như một kinh nghiệm diệu kỳ, kẻ mong làm lắng dịu nỗi khủng hoảng nội tâm của mình bằng suy tưởng và đưa vào trong cái nhìn về vũ trụ của mình những mặc khải xuất thần.

Cũng trong chương này, ta sẽ lần lượt xét qua các tác phẩm đánh dấu những biến cố trọng đại trong cuộc đời của Nietzsche theo từng thời kỳ.

Ta cũng sẽ thử rút ra những nét thật chính yếu của cuộc đời dữ dội, đầy dao động và lôi cuốn kia.

Sau đó là phần trình bày học thuyết Nietzsche, với vấn đề quan trọng đầu tiên là tìm biết có một hay nhiều triết học Nietzsche. Vì những lý do giải thích sau, chúng ta tuần tự nghiên cứu:

-Những bước khởi đầu của tư tưởng Nietzsche, giai đoạn chịu ảnh hưởng Schopenhauer và Wagner.

-Phê bình của Nietzsche về mọi quan niệm đã có, siêu hình, luân lý, tôn giáo, chính trị, xã hội, nghệ thuật và khoa học.

-Sau hết là những mặc khải của Nietzsche về Ý chí Hùng Tráng, Lật đổ các Giá Trị, Siêu Nhân và Trở về Vĩnh Cửu.

Người ta sẽ hướng dẫn nghiên cứu đó theo tinh thần quy tập của cuốn sách này-gạt bỏ cái thuần uyên bác và những tìm kiếm nguồn gốc, không lẫn lộn vào phần trình bày những xung đột học thuyết, những thẩm định riêng tư, và nhất là giữ lại hệ thống những phần sống động nhất, những phần mà tương lai phải bảo tồn hay ít nữa, phải thảo luận riêng biệt.

Người ta hy vọng nghiên cứu này sẽ đưa một số người đọc đến việc đọc các tác phẩm, hay cũng đôi ba tác phẩm của chính bậc thầy; đọc chúng theo cách thích đáng, nghĩa là không vội vã và từng mục nhỏ, từng phần một, với một hỗn hợp -mà Nietzsche rất ưa thích- giữa thiện cảm ngưỡng mộ và phê phán độc lập.

Ta cũng mong ước rằng, ở mọi trường hợp, tác phẩm phổ thông khiêm tốn này sẽ giúp đánh tan vài thành kiến, ngày nay vẫn còn bành trướng về triết lý cao quý, táo bạo, hùng tráng và trữ tình đó.

CUỘC ĐỜI VÀ TÁC PHẨM CỦA NIETZSCHE

Trong một trang sách ở cuốn Bình Minh, Nietzsche đã trách vài triết gia trước mình (Kant và Schopenhauer) đã không tạo nên một “tiểu sử vô ý của tâm hồn” nào rút từ tư tưởng của họ. Lời phê phán này không nhằm vào Nietzsche được, vì giữa cuộc đời và tác phẩm của ông có một tương quan vô cùng chặt chẽ. Khi đề cập đến tác phẩm Nietzsche, nên coi nó như một thứ “nhật ký nội tâm” hay là lời thú nhận thành khẩn và thiết tha của “một tâm hồn mang tư chất hiếm có” như lời của một trong những nhà phê bình nổi tiếng nhất của Pháp về Nietzsche, Henri Lichtenberger, giáo sư đại học ở Sorbonne.

Cho nên đối với Nietzsche, hơn bất cứ nhà tư tưởng nào, điều cần thiết là phải biết rõ cuộc đời ông, trước khi đi vào triết lý.

Cuộc đời đó thật lại vô cùng lôi cuốn. Cũng trong một trang khác của cuốn Bình Minh, Nietzsche hỏi những người tự nhận là người hiểu biết: “Anh đã sống với tận cùng tâm hồn của anh chưa, với những nỗi xao xuyến, dao động, với buồn thảm mênh mông dài đăng đẳng, với niềm vui phút chốc bùng cháy lên không?” Nếu có ai đặt ra với Nietzsche câu hỏi này, hẳn nhiên Nietzsche sẽ trả lời quyết liệt: có.

Bệnh họan, khổ đau tình cảm, niềm vui bất chợt; những lúc lao mình với tình yêu mà không được đền bù: những tình bạn đam mê, đôi khi đưa đến đoạn tuyệt; những trầm tư cô độc, những cuộc du hành, đổi chỗ ở càng lúc càng thường xuyên. Những ngày diễm ảo ở các thành phố đẹp đẽ, trong nơi trú ngụ huy hoàng, những hy vọng rồi tuyệt vọng, những cuộc khảo sát thường xuyên của ý thức, những hiếu kỳ, những mơ mộng, ái ngại, chán nản, ngờ vực: bao nhiêu là biến chuyển nội tâm, rất nhiều các phiêu lưu tình ý!

Cuộc đời đó, trong cách thế của nó, là tuyệt phẩm của nghệ thuật. Nietzsche đã thực hiện đúng hình ảnh lý tưởng ông đã khẳng định trong cuốn Hiểu Biết Hài Hòa: “Chúng ta muốn là thi sĩ của cuộc đời chúng ta.”

Friedrich Wilhelm Nietzsche sinh ngày 15 tháng 10 năm 1844 ở Roecken, tỉnh Thuringe. Thuringe là nơi có dân số nửa gốc Đức nửa gốc xờ-la-vờ vẫn thường là trung tâm của tư tưởng tự do, tinh thần phê phán, đối nghịch với các lý tưởng cựu truyền. Chính Thuringe là nơi sinh của Luther, nơi phát xuất phong trào cải cách.

Tổ tiên của Nietzsche phần nhiều đều là những nhà thần học tin lành, đó chính là môi trường kết hợp một nền văn hóa rộng rãi với một thứ luân lý khắt khe và một lòng tôn trọng các đức tin công giáo. Cha của ông Karl Ludwig Nietzsche là mục sư. Ông quản nhậm địa phận Roecken, gần sát mặt trận Lutzen, và kết hôn với một trong những người con gái của vị mục sư đồng nghiệp sống ở giáo khu bên cạnh, Franciska Œhler.

Trong một trang của cuốn Sự Vật Nhân Bản, Friedrich Nietzsche viết: “Những xung khắc không giải quyết giữa đức tính và lòng tin ở cha mẹ đã tồn tại nơi đứa con và tạo ra lịch sử cả cuộc đau khổ nội tâm của nó.”


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button