Triết học

Cách mạng và phản cách mạng ở Đức

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Cách mạng và phản cách mạng ở Đức  ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH TRIẾT HỌC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Màn đầu của tấn kịch cách mạng trên lục địa châu âu đã chấm dứt. “Những quyền lực cũ”, tồn tại trước cơn bão táp năm 1848, lại trở thành “những quyền lực ngày nay”, còn những kẻ làm chủ một giờ ít nhiều nổi tiếng, những quan nhiếp chính lâm thời, những bộ ba chấp chính, những nhà độc tài, cùng với nguyên cả đám tùy tùng của họ như các nghị sĩ, ủy viên dân chính và quân sự, quận trưởng, thẩm phán, tướng lĩnh, sĩ quan và binh lính, tất cả đều bị ném sang các bờ biển nước ngoài và “chở qua bên kia các đại dương”, đến nước Anh hay nước Mỹ. Ở đó, họ bắt đầu thành lập những chính phủ mới “in partibus infidelium”[1], những ủy ban châu âu, những ủy ban trung ương, những ủy ban dân tộc, rồi tuyên bố việc thành lập những tổ chức ấy bằng những tuyên ngôn trang trọng không kém gì tuyên ngôn của những kẻ cầm quyền ít huyễn hoặc hơn.

Thật khó có thể tưởng tượng được một thất bại nào nặng nề hơn là thất bại của đảng cách mạng, hay nói cho đúng hơn là của các đảng cách mạng ở trên lục địa, trên khắp mọi nơi của trận tưyến. Nhưng như vậy là thế nào? Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Anh để giành quyền thống trị về xã hội và chính trị há chẳng đã diễn ra suốt 48 năm và cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Pháp há chẳng đã diễn ra suốt 40 năm chiến đấu phi thường đó sao? Liệu có lúc nào giai cấp tư sản lại tiến đến gần thắng lợi bằng lúc mà nền quân chủ phục tích đã tưởng được xác lập vững chắc hơn bao giờ hết? Những thời đại trong đó quan điểm mê tín đã coi những cuộc cách mạng là ác ý của một dúm những nhà cổ động, đã qua hẳn rồi. Ngày nay, ai cũng biết rằng đằng sau bất cứ một biến động cách mạng nào cũng nhất thiết phải có một nhu cầu xã hội nào đó mà những thiết chế lỗi thời ngăn trở không cho được thỏa mãn. Có thể là nhu cầu ấy chưa được người ta cảm thấy một cách khá sâu sắc, khá phổ biến để đảm bảo cho thắng lợi ngay tức khắc; nhưng bất cứ mưu toan nào định đàn áp nó bằng bạo lực cũng chỉ làm cho nó lại nảy sinh ra càng mạnh mẽ hơn, cho đến khi cuối cùng, nó bứt tung được xiềng xích trói buộc nó. Vì vậy, nếu chúng ta có bị đánh bại thì chúng ta không có cách nào khác là làm lại từ đầu. Và may mắn là ở giữa cuối màn thứ nhất và đầu màn thứ hai của phong trào, lại có một thời gian nghỉ ngơi, chắc chắn là rất ngắn, để cho chúng ta có thể làm được một công việc hết sức cần thiết: nghiên cứu những nguyên nhân đã làm cho phong trào vừa qua tất yếu phải nổ ra, cũng như đã làm cho nó thất bại; những nguyên nhân mà người ta không nên tìm ở những cố gắng, ưu điểm, khuyết điểm, sai lầm hay sự phản bội ngẫu nhiên của một vài lãnh tụ, mà phải tìm trong xã hội chung và trong những điều kiện tồn tại của mỗi một nước đã kinh qua sự biến động. Ai nấy đều thừa nhận rằng những phong trào nổ ra đột ngột vào tháng Hai và tháng Ba 1848 không phải là công trình của những cá nhân riêng lẻ, mà là những biểu hiện thứ phát, không cưỡng lại được của những yêu cầu và nhu cầu dân tộc mà đông đảo các giai cấp trong tất cả các nước hiểu được nhiều hay ít, nhưng lại cảm thấy rất rõ ràng; song khi tìm hiểu những nguyên nhân thành công của phe phản cách mạng thì ở khắp mọi nơi, các bạn đều nghe thấy một câu trả lời đã có sẵn rằng hình như đó là một ông A hay một công dân B đã “phản bội” nhân dân.

Câu trả lời ấy có thể đúng hoặc sai, tùy từng trường hợp; nhưng không bao giờ nó giải thích được điều gì và cũng không làm cho chúng ta hiểu vì sao “nhân dân” lại để cho người ta phản bội như vậy. Nếu như cả cái vốn liếng chính trị của một chính đảng chỉ là ở chỗ biết mỗi một điều là người này hoặc người kia không đáng tin cậy thì mọi tương lai của nó sẽ mờ mịt biết bao.

Ngoài ra, việc nghiên cứu và trình bày những nguyên nhân của sự bùng nổ cách mạng cũng như của sự trấn áp nó, lại còn có ý nghĩa trọng đại về phương diện lịch sử nữa. Tất cả những cuộc cãi lộn và xỉ vả lẫn nhau một cách nhỏ nhen và cá nhân, tất cả những lời khẳng định trái ngược nhau cho rằng Ma-ra-xtơ hay Lơ-đruy-Rô-lanh, hay Lu-i Blăng, hay một thành viên nào khác của chính phủ lâm thời, hay tất cả bọn họ đã đưa cách mạng vào giữa những ghềnh đá làm cho nó đắm chìm thì có ích lợi gì, có đem lại ánh sáng gì cho một người Mỹ hoặc một người Anh đã quan sát các phong trào khác nhau ấy từ quá xa nên không thể phân biệt được một chi tiết nào cả của những biến cố? Không một người nào biết phải trái lại có thể tin được rằng chỉ có 11 người[2], phần lớn đều là những nhân vật rất tầm thường và rất ít có tài làm những việc đại thiện cũng như đại ác, lại có thể, trong vòng ba tháng, làm phá sản được một dân tộc 36 triệu người, trừ phi là cả 36 triệu người đó cũng lầm lạc như 11 người kia. Làm sao mà cả 36 triệu người ấy, dù có một bộ phận còn lần mò trong bóng tối bỗng nhiên lại có nhiệm vụ tự mình quyết định con đường mình phải theo, và làm sao mà sau đó, họ lại lầm lạc và làm sao mà những kẻ cầm quyền cũ của họ lại tạm thời trở lại nắm được quyền lãnh đạo, – vấn đề là ở chính chỗ đó.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button