Triết học

Cách Mạng Pháp Và Tâm Lý Học Của Các Cuộc Cách Mạng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Gustave Le Bon

Download sách Cách Mạng Pháp Và Tâm Lý Học Của Các Cuộc Cách Mạng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH TRIẾT HỌC


2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời nói đầu

Gustave le Bon là một nhà tâm lý học xã hội. Ông sinh ngày 07 tháng năm năm 1841, tại Nogent-le-Rotrou, mất ngày 13 tháng mười hai năm 1931, tại Marne la Coquette, nước Pháp.

Công trình nghiên cứu này được Gustave le Bon viết ra không nhằm chê trách hoặc ca tụng cuộc Cách mạng Pháp, mà là để luận giải nó bằng những phương pháp tâm lý học, mà theo ông, chính các nhà chép sử cũng như các nhà viết sử liên quan đến cuộc Cách mạng này chưa từng thấu hiểu. 

Đây là sản phẩm sau cùng của một chuỗi công trình thuộc cùng chủ đề, kết quả của suốt 20 năm nghiên cứu, như Các quan điểm và các tín ngưỡng, Tâm lý học đám đông, Tâm lý học các dân tộc.

Trong tác phẩm này, tác giả đã điểm lại những tư tưởng của các nhà sử học về cuộc Cách mạng Pháp. Theo ông, ngày ấy đang tồn tại những quan điểm, mà thực ra còn mâu thuẫn nhau, về sự kiện mà ông gọi là thảm kịch cách mạng vĩ đại này. Thứ nhất, đó là xem Cách mạng Pháp như là một dạng của tín ngưỡng mà người ta phải chấp nhận hoặc gạt bỏ cả gói; quan niệm thứ hai xem đây như một hiện tượng thần bí không thể giải thích được, và quan niệm thứ ba coi nó như một sự cố không thể phán xét trước khi công bố một số lượng khổng lồ những tài liệu chính thống chưa từng xuất bản.

Cá nhân ông cũng không phải là trung lập. Theo lời phê bình của ngài viện sĩ Émile Ollivier, một chính khách cùng thời với ông, sau khi nhắc lại luận thuyết xem Cách mạng Pháp như một sự cố vô bổ, đã viết: 

“… Gustave le Bon vừa đây đã dành cả uy tín của mình cho luận đề này…, ông nói: “Cái lợi thu được với giá của biết bao sự đổ nát sau này người ta đã đạt được, mà không cần phải cố gắng, chỉ nhờ vào tiến trình đơn thuần của sự khai hóa văn minh.”

Đến thời điểm công bố cuốn sách của Gustave le Bon, Cuộc Cách mạng Pháp đã được phân tích bởi nhiều thế hệ các nhà văn và người ta có thể tin rằng nó đã được nghiên cứu một cách hoàn hảo. Nếu cần nói gì thêm thì phải chăng chỉ là sửa đổi vài chi tiết? 

Vậy mà đó lại “… chính là những gì khiến những người bảo vệ vững tin nhất của Cách mạng Pháp cũng bắt đầu hết sức do dự trong những xét đoán của mình. Những điều trước kia là hiển nhiên, giờ đây hóa ra lại còn phải bàn cãi. Lòng tin vào những giáo điều vốn được coi là thiêng liêng, nay đang bị lung lay. Các tác phẩm sau cùng viết về Cách mạng Pháp đã tiết lộ những điều không chắc chắn này. Chính vì vậy mà sau khi kể lại lịch sử, ngày càng nhiều người từ chối đưa ra kết luận.”

Theo Gustave le Bon, nguyên nhân sâu xa của tình trạng “không thấu hiểu” này là ở chỗ người ta đã không đi sâu phân tích khía cạnh tâm lý của các tầng lớp xã hội, của quần chúng, của những đám đông, của các thủ lĩnh và các giai tầng có phần can dự trong cuộc cách mạng này. Theo ông, “Lịch sử của cuộc Cách mạng trên thực tế được cấu thành từ cả một loạt những lịch sử song hành và thường độc lập với nhau: lịch sử của một chế độ cũ nát đang tàn lụi do không có những người bảo vệ; lịch sử của những hội đồng cách mạng; lịch sử của những phong trào quần chúng cùng với những thủ lĩnh của họ; lịch sử của những đạo quân; lịch sử của những thiết chế mới, v.v. Tất cả những lịch sử này vốn phần lớn thể hiện sự xung đột của các động lực tâm lý học đều cần phải được nghiên cứu bằng những phương pháp mượn từ khoa tâm lý học. ”

Với nhận thức như vậy, ông kết luận rằng không thể giải thích được cuộc cách mạng này mà chỉ dùng những lý lẽ thuần lý, trái lại, phải thường xuyên vận dụng những nguyên tắc và quy luật của tâm lý học. 

100 năm chẵn đã trôi qua kể từ ngày cuốn sách ra đời đến thời điểm chúng tôi dịch nó sang tiếng Việt. Dịch xong nó, chúng tôi ngờ ngợ rằng ở Việt Nam cũng đã có nhiều người đọc nó từ nguyên bản. Đọc cuốn sách “cổ” này, chúng tôi thấy ấn tượng về cái cách mà Napoleon lên ngôi không vội vàng, không tốn súng đạn, xương máu, luôn lựa chọn những bước đi tuần tự mà vững chắc nhờ có những hiểu biết tinh tế về tâm lý; nhận thức về cái cách đối nhân xử thế thiếu lòng vị tha và đầy đố kị của các thủ lĩnh cách mạng Pháp; sức mạnh vô song của quần chúng, nhưng hiệu quả của sức mạnh ấy lại phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào những người lãnh đạo và các cấp chính quyền (!?); giá trị không gì có thể vượt qua của tâm hồn dân tộc, của truyền thống cha ông… Rất nhiều điều được đề cập trong cuốn sách này đến nay vẫn còn giữ nguyên tính thời sự.

Nhiều người nói rằng đây là một cuốn sách nên đọc. Tờ Thời Đại của Anh từ đầu thế kỷ XX cũng từng khuyên: “Tất cả các chính khách cần phải nghiên cứu cuốn sách của Gustave le Bon. Tác giả không có tiếng tăm gì về các lý thuyết kinh điển liên quan tới cuộc Cách mạng Pháp và những luận giải tâm lý học của ông đã đã dẫn ông tới những kết luận hết sức mới….”

Tiếng Pháp của 100 năm trước đã có một số yếu tố cổ, thêm nữa sử học và tâm lý học cũng không phải là chuyên môn của người dịch, vì vậy việc dịch thuật đã không dễ dàng. Rất mong bạn đọc thông cảm và chỉ bảo cho những gì còn khiếm khuyết.

Hà Nội, mùa đông năm 2013

Người dịch: Gs.Ts. Đào Đình Bắc

ĐỌC THỬ

Mở đầu

Duyệt lại những chặng đường lịch sử

Thời đại ngày nay không chỉ là thời đại của những phát hiện mới, mà còn là thời kỳ xét lại những yếu tố khác nhau của sự nhận thức. Sau khi thừa nhận rằng không có một hiện tượng nào mà nguyên nhân ban đầu của nó giờ đây có thể tiếp cận được, khoa học đã tiếp tục phân tích những điều phân vân trước kia của mình và đã ghi nhận tính bấp bênh của chúng. Khoa học ngày nay đã chứng kiến những nguyên lý xưa cũ của mình lần lượt mất đi. Cơ học mất đi toán học tiên đề; vật chất, trước kia là chất nền vĩnh cửu của các thế giới, trở nên thể tập hợp đơn thuần của các lực tồn tại chốc lát được cô đọng nhất thời.

Mặc dù nhờ có khía cạnh ước đoán của mình, lịch sử đã phần nào thoát được những sự phê phán nghiêm khắc quá mức, nó cũng đã không tránh khỏi sự xét lại toàn năng này. Không còn một pha nào của lịch sử mà người ta có thể nói là đã biết rõ hoàn toàn. Mọi điều tưởng như đã nắm được rõ ràng, giờ đây đều bị nghi vấn.

Trong số những sự kiện mà việc nghiên cứu tưởng như đã xong, có cuộc Cách mạng pháp. Từng được phân tích bởi nhiều thế hệ các nhà văn, người ta có thể tin rằng nó đã được nghiên cứu một cách hoàn hảo. Có thể nói gì thêm về cuộc Cách mạng này, nếu không phải chỉ là sửa đổi vài chi tiết?

Và đây chính là những gì khiến những người bảo vệ vững tin nhất của nó cũng bắt đầu hết sức do dự trong những xét đoán của mình. Những điều trước kia là hiển nhiên, giờ đây hóa ra lại còn phải bàn cãi. Lòng tin vào những giáo điều vốn được coi là thiêng liêng, nay đang bị lung lay. Các tác phẩm sau cùng viết về Cách mạng Pháp đã tiết lộ những điều không chắc chắn này. Sau khi kể lại lịch sử, ngày càng nhiều người từ chối đưa ra kết luận.

Không chỉ nhiều nhân vật anh hùng của tấn kịch vĩ đại này đã bị đưa ra bàn cãi một cách không khoan dung, mà người ta còn tự hỏi liệu nền luật pháp mới thay thế cho chế độ cũ sẽ có thể được thiết lập một cách tự nhiên phi bạo lực sau một chuỗi tiến bộ của sự khai hóa văn minh? Kết quả thu được hóa ra không ăn khớp cả vớí cái giá phải trả tức thời, cũng như với những hệ quả trong tương lai xa mà cuộc Cách mạng đã làm nảy sinh từ những khả năng của lịch sử.

Có nhiều nguyên nhân đã đưa đến việc xét lại thời kỳ bi kịch này. Thời gian đã làm dịu những đam mê, nhiều tài liệu đã được rò rỉ từ những kho lưu trữ và người ta học cách lí giải chúng một cách độc lập.

Nhưng có lẽ chính tâm lý học hiện đại sẽ dẫn dắt tư tưởng của chúng ta một cách đúng đắn nhất, vì nó cho phép hiểu sâu hơn con người cùng những động cơ dẫn dắt hành vi của họ. Trong số những phát hiện của tâm lý học mà từ nay có thể vận dụng cho lịch sử, trước hết cần nhắc tới những kiến thức sâu sắc hơn về những hành động của tổ tiên, những quy luật điều khiển đám đông, những kinh nghiệm liên quan đến sự tan rã của những nhân cách, sự lây lan về tâm thần, sự hình thành vô ý thức của những niềm tin, sự phân biệt những dạng thức khác nhau của logic.

Những ứng dụng của tâm lý học được sử dụng trong quyển sách này thực ra vẫn chưa từng được thực hiện. Các nhà sử học của cuộc cách mạng này nhìn chung vẫn tiếp tục nghiên cứu tài liệu. Tuy vậy, nó cũng đủ để gợi ra những nghi ngờ mà tôi đang nói tới ở đây.

* * *

Những sự kiện vĩ đại từng làm thay đổi số phận của các dân tộc, như những cuộc cách mạng, sự bùng nổ của những niềm tin, thật là khó giải thích, đôi khi đành phải dừng ở sự ghi nhận đơn thuần.

Ngay từ những nghiên cứu đầu tiên của tôi về lịch sử, tôi đã phải ngạc nhiên về sự bí hiểm của một số hiện tượng cốt lõi liên quan trước hết đến sự nảy sinh ra những đức tin. Tôi cảm nhận rất rõ rằng để giải thích chúng, người ta còn thiếu một điều gì đó rất căn bản. Vì lý lẽ đã nói ra tất cả những gì có thể nói, nên ta không cần phải chờ đợi gì từ nó thêm nữa, mà cần tìm ra những phương tiện khác để hiểu được những gì nó chưa làm sáng tỏ.

Những câu hỏi lớn này trong một thời gian dài rất khó hiểu đối với tôi. Nhiều chuyến du hành xa xôi dành để nghiên cứu những mảnh vỡ của các nền văn minh đã biến mất cũng không làm chúng sáng tỏ thêm được bao nhiêu.

Suy nghĩ về điều đó thường xuyên, người ta đã phải thừa nhận rằng ở đấy còn có cả một loạt vấn đề khác cần được nghiên cứu riêng rẽ. Đó chính là điều tôi đã làm suốt 20 năm và những kết quả nghiên cứu được ghi lại trong một loạt công trình nối tiếp nhau.

Một trong những công trình đầu tiên đã được dành để nghiên cứu quy luật tâm lý học trong sự tiến hóa của các dân tộc. Sau khi chứng minh rằng các chủng tộc được hình thành theo sự sắp đặt ngẫu nhiên của lịch sử cuối cùng đều tiếp nhận được những đặc trưng tâm lý ổn định như các đặc trưng giải phẫu của họ, tôi đã thử giải thích cách mà các dân tộc thay đổi các thể chế, ngôn ngữ và nghệ thuật của mình. Cũng trong công trình này, tôi đã chỉ rõ vì sao do ảnh hưởng của những biến đổi đột ngột của môi trường mà nhân cách cá nhân có thể bị tan rã hoàn toàn.

Nhưng ngoài những tập hợp người ổn định kết thành từ các dân tộc, còn có những tập hợp người linh động và tạm thời, gọi là những đám đông. Song, nên nhớ rằng những đám đông này lại có những đặc trưng tuyệt đối khác với với tính cách của từng cá nhân bên trong và chính những đám đông là phương tiện để diễn ra những biến cố lịch sử vĩ đại. Vậy, những đặc trưng đó là gì, chúng đã tiến hóa thế nào? Vấn đề mới này chính là nội dung của công trình Tâm lý học đám đông.

Chỉ sau những nghiên cứu này tôi mới bắt tay vào xem xét một số ảnh hưởng mà tôi chưa nhìn thấy trước đó.

Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả. Trong số những nhân tố quan trọng nhất của lịch sử đã hiện ra một nhân tố ưu trội là tín ngưỡng. Những tín ngưỡng này đã sinh ra như thế nào, liệu chúng có thực sự hợp lý và tự nguyện, như chúng ta vẫn được học lâu nay? Liệu có phải chúng, trái lại, là vô ý thức và độc lập với mọi lý lẽ. Vấn đề khó này đã được nghiên cứu trong cuốn sách cuối cùng của tôi là Các quan điểm và các tín ngưỡng.

Khi nào tâm lý học còn coi tín ngưỡng là tự nguyện và hợp lý, thì chúng vẫn còn không thể giải thích được. Sau khi chứng minh được rằng chúng phần nhiều là phi lý và mãi mãi là không cố ý, tôi đã đưa ra được lời giải cho vấn đề quan trọng này là làm thế nào mà những tín ngưỡng, vốn không một lý lẽ nào có thể biện minh được, lại được chấp nhận một cách không khó khăn bởi những tâm hồn trong sáng nhất của mọi thời đại?

Lời giải cho những khó khăn mang tính lịch sử kéo dài suốt bấy nhiêu năm từ đây đã hiện ra rõ nét. Tôi đã đi đến kết luận rằng bên cạnh cái logic hợp lý vốn xâu thành chuỗi những tư tưởng và từng được xem như cẩm nang dẫn đường duy nhất của chúng ta, còn có những dạng thức logic rất khác nữa, đó là logic của cảm xúc, logic tập hợp và logic thần bí, những thứ logic thông thường áp đảo lý lẽ và tạo ra những xung lực phát sinh trong hành vi của chúng ta.

Khi điều công bố trên đây được xác lập chắc chắn, tôi cảm thấy rõ còn biết bao sự cố lịch sử vẫn chưa được thấu hiểu, những điều mà người ta muốn giải thích bằng thứ logic trong thực tế ảnh hưởng rất ít đến sự phát sinh của chúng.

* * *

Tất cả những tìm tòi được tôi tóm tắt bằng mấy dòng ngắn ngủi ở đây đã đòi hỏi nhiều năm dài nghiên cứu. Nản chí trong việc kết thúc chúng, tôi từng bỏ dở không chỉ một lần để trở lại với những công việc của phòng thí nghiệm, nơi mà người ta luôn tin là đang cận kề chân lý và chí ít cũng thu được những mảnh nhỏ của điều xác thực.

Nhưng nếu việc khảo sát thế giới của những hiện tượng vật chất là rất thú vị, thì việc nghiên cứu giải mã con người còn thú vị hơn nữa, và đó là lý do khiến tôi luôn bị cuốn hút bởi khoa học tâm lý.

Một vài nguyên lý được suy từ những nghiên cứu của mình, với cảm nhận là có triển vọng, đã được tôi quyết tâm ứng dụng vào nghiên cứu các trường hợp cụ thể, và vì thế tôi đã tiếp cận tâm lý học của các cuộc cách mạng, ở đây là Cách mạng Pháp.

Cùng với sự tiến triển trong phép phân tích cuộc Cách mạng vĩ đại của chúng ta, phần lớn các quan điểm vốn được nhào nặn từ việc đọc các pho sách, và tôi từng cho là không thể lay chuyển, đã tuần tự tan biến đi.

Để giải thích giai đoạn này, không nên xem xét nó như một thể nguyên khối, cách mà nhiều nhà sử học đã làm. Nó được kết thành từ những hiện tượng diễn ra đồng thời, nhưng lại độc lập với nhau.

Tại mỗi pha của nó từng diễn ra những sự kiện phát sinh theo các quy luật tâm lý vận hành với tính đều đặn cứng nhắc của một bộ bánh răng. Những người chủ chốt trong tấn kịch vĩ đại này dường như đã hành động như các nhân vật của những màn diễn được vạch sẵn từ trước. Mỗi người đều nói những điều phải nói, làm những việc phải làm.

Không nghi ngờ gì rằng những người chủ chốt của cuộc cách mạng khác với các diễn viên của một tấn kịch viết sẵn ở chỗ họ không nghiên cứu trước vai diễn của mình, nhưng lại có những lực vô hình cho họ biết điều phải diễn, giống như là họ đã được học những vai diễn ấy.

Chính bởi vì họ đã phải trải qua một tiến trình tiền định theo những logic mà họ không thể hiểu được, nên người ta nhìn thấy họ trong dáng vẻ ngạc nhiên bởi những sự kiện mà họ là những diễn viên chính, như sự ngạc nhiên của chính chúng ta vậy. Họ không bao giờ nghi ngờ về những thế lực vô hình đã xui khiến họ hành động. Cả sự cuồng nhiệt cũng như sự yếu mềm của họ đều không phụ thuộc vào chính họ. Họ phát biểu nhân danh lý lẽ, họ làm như là mình được dẫn dắt bởi lý lẽ, nhưng trong thực tế thì hoàn toàn không phải là lý lẽ dẫn dắt họ.

“Các quyết định mà vì chúng người ta đã quở trách chúng tôi biết bao, Billaud-Varenne từng viết, đâu có phải do chúng tôi muốn thế, mà thông thường hơn cả chúng được gợi ra duy nhất bởi cuộc khủng hoảng, trước đó 2 ngày hoặc một ngày.”

Không cần phải nhìn nhận các sự cố cách mạng như những gì được chế ngự bởi những điều tiền định khẩn thiết. Độc giả của chúng tôi biết rằng chúng tôi biết ơn con người hành động cao thượng về vai trò chia tách những điều tiền định. Song, cũng mới chỉ tách ra được một lượng nhỏ và thông thường còn bất lực trước sự diễn biến của các sự cố mà người ta chỉ nắm được chút ít ở cội nguồn của chúng. Nhà bác học biết cách diệt vi trùng trước khi nó phát tác, nhưng lại bất lực đối với sự diễn biến của bệnh.

* * *

Khi một câu hỏi làm nổi lên những quan điểm rất trái ngược nhau, người ta có thể đảm bảo rằng nó thuộc lãnh địa của đức tin, chứ không phải là của sự hiểu biết.

Chúng tôi đã chỉ ra trong một công trình trước đây rằng tín ngưỡng mang bản chất không tự giác và không phụ thuộc vào mọi lý lẽ, chưa từng bao giờ bị ảnh hưởng bởi sự lập luận.

Cuộc Cách mạng Pháp, công trình của những tín đồ, mới chỉ bị phán xét chút ít bởi các tín đồ. Bị nguyền rủa bởi người này, được thán phục bởi người khác, nó vẫn còn là một trong những giáo điều được chấp nhận hoặc vứt bỏ cả gói mà không có một logic hợp lý nào được viện dẫn cho sự lựa chọn này.

Nếu vào những thời khắc ban đầu, một cuộc cách mạng tôn giáo hoặc chính trị có thể dễ dàng có được những yếu tố hợp lý làm chỗ dựa, thì sau đó nó chỉ phát triển theo những yếu tố thần bí và tình cảm tuyệt đối xa lạ với lý lẽ.

Các nhà sử học từng xét đoán các sự cố của cuộc Cách mạng Pháp nhân danh logic hợp lý đã không thể hiểu được chúng, bởi lẽ dạng thức logic này đã không buộc chúng phải xảy ra. Vì những người chủ chốt của các sự cố này đã không tự mình tìm hiểu chúng một cách sâu sắc, nên sẽ không phải là chúng ta rời xa sự thật quá mức, khi nói rằng cuộc Cách mạng này là một hiện tượng không được thấu hiểu cả từ phía những người thực hiện cũng như từ phía những người từng kể lại nó. Ở bất cứ giai đoạn nào của lịch sử, chúng ta cũng chỉ nắm được rất ít về hiện trạng, càng không biết gì về quá khứ và còn dự đoán được ít hơn nữa về tương lai.

* * *

Sức mạnh của cuộc Cách mạng không nằm ở các nguyên lý, vả chăng lại quá xa xưa, mà nó mong muốn phổ biến, cũng không ở những thiết chế mà nó đã có tham vọng thiết lập. Nhân dân rất ít bận tâm về các thể chế, còn ít hơn nữa về các học thuyết. Nếu Cách mạng đã từng mạnh mẽ đến thế, nếu nó đã buộc nước Pháp phải chấp nhận bạo lực, giết chóc, đổ nát và nỗi sợ hãi của một cuộc nội chiến khủng khiếp, và sau nữa nếu nó đã tự vệ một cách thắng lợi chống lại cả Châu Âu vũ khí trong tay, chính là vì nó đã được dấy lên không phải bởi một thể chế mới, mà là bởi một tín ngưỡng mới. Như vậy, lịch sử cho chúng ta thấy một tín ngưỡng mạnh có sức quyến rũ đến nhường nào. Bản thân La Mã bất khả chiến bại cũng từng phải cúi mình một thời trước những đạo quân của những bộ lạc mục đồng du mục được soi sáng bởi lòng tin Mahomet. Vì lí do tương tự, các vị vua của Châu Âu cũng không thể kháng cự lại được những chiến binh quần áo rách bươm của Hội Quốc Ước. Cũng như mọi tông đồ, họ từng sẵn sàng hi sinh thân mình với mục đích duy nhất là truyền bá các tín ngưỡng, mà theo họ, có sứ mệnh đổi mới thế giới.

Tôn giáo được thiết lập như vậy từng có được sức mạnh của những tôn giáo đàn anh của mình, chứ không phải của khoảng dài thời gian tồn tại. Đồng thời nó không tàn lụi mà không để lại những dấu tích sâu sắc và những ảnh hưởng của mình mãi về sau.

* * *

Chúng tôi sẽ không coi cuộc Cách mạng như một vết đứt trong lịch sử, điều mà những tín đồ của nó từng tin. Chúng tôi biết rằng để thể hiện ý định của họ xây dựng một thế giới phân biệt rõ với thế giới cũ, họ đã tạo ra một thời đại mới và làm như đã cắt đứt hoàn toàn với mọi dấu vết của quá khứ.

Song, quá khứ không bao giờ chết. Nó vẫn còn lại chính trong chúng ta nhiều hơn là bên ngoài chúng ta. Trái với ý mình, những người cải cách của cuộc Cách mạng Pháp, do vậy, vẫn còn thấm đẫm quá khứ và vẫn luôn tiếp tục duy trì, dưới những tên gọi khác nhau, các truyền thống quân chủ, đồng thời thậm chí thổi phồng sự chuyên chế và tập trung của chế độ cũ. Tocqueville không gặp mấy khó khăn, khi chỉ ra rằng Cách mạng đã hầu như chỉ lật đổ cái sắp phải sụp đổ.

Nếu trong thực tế Cách mạng đã không phá bỏ bao nhiêu, thì nó lại tạo cơ hội cho sự nở rộ của một số tư tưởng mà sau này sẽ còn tiếp tục lớn mạnh.

Tình huynh đệ và tự do mà nó tuyên ngôn đã không bao giờ quyến rũ được nhiều đối với các dân tộc, nhưng sự bình đẳng thì đã trở thành Phúc âm của họ, thành cột trụ của chủ nghĩa xã hội và của mọi cuộc cách mạng dân chủ thời nay. Như vậy, ta có thể nói rằng cuộc Cách mạng Pháp đã không kết thúc với sự lên ngôi của Đế chế, cũng không với sự phục hồi tuần tự tiếp theo sau đó. Ngấm ngầm hay giữa thanh thiên bạch nhật, nó diễn ra chậm chạp trong thời gian và vẫn còn tiếp tục đè nặng lên đầu óc con người.

* * *

Công trình nghiên cứu về cuộc Cách mạng Pháp chiếm phần lớn nội dung của cuốn sách này sẽ cởi bỏ cho độc giả khỏi không chỉ một ảo tưởng thông qua việc chỉ rõ rằng những quyển sách kể về cách mạng chứa đựng một tập hợp những truyền thuyết rất xa xôi về những sự thực.

Những truyền thuyết này, không nghi ngờ gì, vẫn tồn tại một cách sống động hơn cả lịch sử. Không nên luyến tiếc quá nhiều. Biết được sự thật có thể sẽ là thú vị đối với một vài nhà triết học, nhưng đối với nhân dân thì dường như ảo tưởng bao giờ cũng dễ ưa hơn. Tổng hợp lý tưởng của mình, chúng tạo thành những động cơ hành động mạnh mẽ. Fontenelle từng nói rằng người ta có thể mất đi dũng khí, nếu không được trợ lực bằng những ý tưởng sai lệch. Jeanne d’Arc, những Người Khổng lồ của Hội Quốc Ước, thiên Sử thi đế chế, tất cả những vầng sáng rực rỡ này của quá khứ sẽ mãi là những động cơ sản sinh hi vọng trong những thời khắc đen tối xảy đến sau những thất bại. Chúng hợp thành một phần di sản của những ảo tưởng di tặng của cha ông chúng ta và sức mạnh của chúng đôi khi vượt trội so với sức mạnh của sự thực. Ước mơ, lý tưởng, truyền thuyết, tóm lại là những điều phi thực tại, đó là những gì lịch sử dẫn dắt.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button