Triết học

101 Triết Gia

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả :  Mai Sơn

Download sách 101 Triết Gia ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH TRIẾT HỌC


2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

GIỚI THIỆU

Khác với nhiều ngành khoa học khác, triết học (có lẽ Đông Tây đều giống nhau?) không phải là một “kho” tri thức có sẵn, hoàn chỉnh để ta có thể “dùng theo nhu cầu”! Một kiến thức đơn thuần có tính lịch sử về triết học quá khứ quả chẳng giúp được gì mấy cho người đến sau. Nhưng, nó sẽ rất bổ ích khi góp phần soi sáng chính cái “không gian” ta đang sống thực, vì, bất cứ ai trong chúng ta, với tư cách người học, người đọc, người yêu triết học, đều có quyền “gặp gỡ” những triết gia trong quá khứ, tìm được nơi họ sự giải đáp, lời gợi mở hay niềm an ủi, nếu ta biết lắng nghe và nhất là, biết cách đặt câu hỏi đúng. Jaspers viết thêm: “Họ khích kệ ta và họ luôn khiêm tốn. Bản tính của các triết gia lớn là không muốn có những môn đệ mà muốn có được những người đồng đẳng. Vì thế, dù với tất cả lòng kính mộ, ta chỉ có thể đến được gần họ khi bản thân ta cũng biết “triết lý””.

Trong tinh thần đó, các sách công cụ (hay cả người thầy giáo, nói như Jaspers) thật ra chỉ làm nhiệm vụ của kẻ tự giới thiệu. Người giới thiệu biết lánh mặt đi khi cuộc đối thoại bắt đầu. Không một bộ sách công cụ nào có thể bao quát hết mọi thứ, có thể giới thiệu với độ sâu như nhau đối với mọi triết gia, và nhất là, từ khuôn khổ giới hạn của nỗ lực ấy, càng phải tránh làm cho người đọc ngộ nhận về tầm cỡ và nội dung phong phú của từng triết gia. Người đọc, sau bước làm quen sơ bộ, rút cuộc đều phải tự mình làm việc với bản thân triết học, thông qua việc nghiên cứu nguyên tác và …. đối diện với chính mình. Mặt khác, khi đọc sách công cụ, ta thường có cảm tưởng rằng người trình bày hay giới thiệu nhất thiết phải đứng trên một “vị trí cao hơn” để “nhìn xuống” đối tượng được trình bày. Cảm tưởng – hay đúng hơn, ảo tưởng ấy – càng dễ xảy ra trong việc giới thiệu triết học. Thật ra, ta dễ đồng ý với nhau rằng, thật khó có thể “đứng trên nhìn xuống” các triết gia, nhất là các triết gia lớn, và càng không thể nhìn “thấu suốt” được họ. May ra, ta chọn được đúng vị trí để có thể “ngước lên” nhìn họ. Ta học cách tìm hiểu họ, để họ hy vọng họ có thể đối thoại với ta đúng theo cách mà ta đã đi đến với họ:”Cổ đạo chiếu nhan sắc”. Nhưng, kỳ cùng, chỉ có sự phê phán ở bên trong hành vi nội tâm của ta mới giúp ta biết phân biệt giữa sự bắt chước bì phu, hời hợt bên ngoài với sự “trùng phục” hay “lặp lại” nhưng một cách căn nguyên từ nền tảng; nói khác đi, biết phân biệt giữa “con vẹt” và “sự tiếp bước”. Ta chỉ dần dần thu hoạc được điều này sau khi ta đã nỗ lực tìm hiểu những gì các bậc triết gia đi trước đã làm.

Tóm lại, thật ảo tưởng khi chờ đợi hay đòi hỏi quá nhiều ở các bộ sách công cụ, nhưng cũng thật ngây thơ khi không thấy hết sự cần thiết của chúng. Một “hành trang” – kể cả “hành trang tinh thần” – không thể có được từ hư vô. Sách công cụ là người trợ thủ đắc lực giúp ta chuẩn bị hành trang ấy bước và ngay trong khi ta….. tự mình dấn bước lên đường.

Dịch giả Mai Sơn

NHẬN ĐỊNH CÁC CHUYÊN GIA

Bùi Văn Nam Sơn

Trong điều kiện còn quá ít các loại sách công cụ trong lãnh vực triết học ở nước ta hiện nay, 101 triết gia (Tây phương) của soạn giả Mai Sơn – dịch giả của một số sách triết học – là một đóng góp kịp thời và bổ ích. Thật hoan hỉ khi được giới thiệu quyển sách quý này đến đông đảo bạn đọc yêu triết học.

Mai Sơn

Trên thế giới đang có hiện tượng con gái nhà giàu xinh đẹp đua nhau học triết, học nghệ thuật. Nhìn các cô ngồi trên băng ghế đá trầm tư, có lúc nhăn trán nhíu mày, thấy đẹp mê hồn. Không như các cô gái Việt, trăm cô chụp hình thì gần trăm cô đưa hai ngón tay làm hình chữ V lên, ngoài ra chẳng biết “triết lý” gì với người nhìn mình.

Hiền Hòa – Thanh Niên

Người viết bài này đã quá hân hoan, và không kém phần hổ thẹn khi đọc cuốn 101 triết gia do nhà văn Mai Sơn biên soạn. Hổ thẹn vì mới kể ra có 11 triết gia thì mình đã rối tung rối mù; đằng này lại là 101 triết gia Tây phương, biết sắp xếp như thế nào đây. Phải nói ngay rằng, trên 70% tên tuổi trong cuốn sách này, nếu bất ngờ được hỏi thì tôi cũng không biết là ai, đơn giản là mình chưa đủ thông tin để biết, dù họ là những người sừng sững như núi Thái Sơn. Vậy trên thế giới có bao nhiêu triết gia? Một câu hỏi thật khó trả lời, ngay với những nhà nghiên cứu triết học. Bằng đam mê, vốn hiểu biết và sự nhẫn nại, tác giả Mai Sơn đã dựa vào những cuốn sách tham khảo uy tín để chọn ra 101 triết gia quan trọng, xếp theo thứ tự thời gian, từ Thales (625? – 546? TCN) với chủ trương “nguyên chất của vạn vật là nước” đến nữ triết gia – nhà nữ quyền thời danh Martha Craven Nussbaum, sinh năm 1947 tại Pennsylvania, Mỹ. Sách dày 840 trang, kèm hình chân dung các triết gia. Người đọc có thể tìm thấy các tên tuổi lừng lẫy và quen thuộc như Socrates, Plato, Aristote, Descartes, Spinoza, Kant, Schopenhauer, Kierkegaard, Nietzsche, Bergson, Russell, Wittgenstein, Heidegger, Sartre…

Tuyền Lâm – Người lao động

Ngay ở phần đầu cuốn sách, với sự hiện diện của các triết gia Hy- La cổ đại, ngoài những tên tuổi “nghe rất nhiều nhưng hiểu chẳng bao nhiêu” như Socrates, Plato, Aristotle… người đọc còn có thể lần đầu chạm mặt với những Anaximander, Xenophane, Gorgias… Với những động thái đầu tiên ngẩng mặt nhìn vũ trụ, đặt những câu hỏi và tìm cách lý giải về thế giới xung quanh của loài người. Trải dài hàng ngàn năm, cho đến giữa thế kỷ 20, là các triết thuyết liên quan đến chính trị, kinh tế, nữ quyền… Triết học không còn gói gọn trong những phạm trù đơn giản được học ở trường phổ thông, như duy tâm- duy vật, hay duy tâm chủ quan- duy tâm khách quan… Mà còn rất nhiều lĩnh vực hay phạm trù khác, tri thức luận, duy nghiệm thuyết, logic học… thậm chí rất lạ lẫm với khí hậu thuyết, vị lợi thuyết… Hơn hết, thật thú vị khi những tên tuổi lẫy lừng và cực kỳ khó lĩnh hội như Kant, Hegel, Heidegger, Sartre… được gói gọn trong “lòng bàn tay”, như một “món khai vị” trước khi nhập bữa tiệc triết học, có thể với nhiều người là trải dài cả cuộc đời…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button