ListNên đọc

11 quyển sách thơ hay chấp chứa đầy cảm xúc

11 quyển sách thơ hay này đề cập đến mọi khía cạnh khác nhau của cuộc sống, ẩn chứa nhiều bài học hay và ý nghĩa đến người đọc.

Thơ Ngụ Ngôn La Fontaine

Xem giá bán

Thơ ngụ ngôn của La Fontaine khai thác đề tài từ những truyện ngụ ngôn nổi tiếng của văn học Hy Lạp, Ấn Độ… mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người.

Thơ ông thể hiện rất rõ tư tưởng lạc quan yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu thương những người lương thiện bị đè nén, áp bức do yếu hèn, cô thế và lên án thói đạo đức giả, hợm mình…

Mỗi bài thơ ngụ ngôn trong tập sách đề cập đến một khía cạnh khác nhau của cuộc sống, ẩn chứa một bài học hay một thông điệp ý nghĩa.

Ở Việt Nam, cho đến nay, tập thơ ngụ ngôn của La Fontaine do Nguyễn Văn Vĩnh dịch vẫn là một bản dịch chuẩn mực, truyền đạt được nội dung và tinh thần của nguyên tác, đồng thời khẳng định tính phong phú của ngôn ngữ Việt Nam.

Nguyễn Du – Truyện Thúy Kiều

Xem giá bán

“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn;

Tiếng ta còn, nước ta còn.”

(Phạm Quỳnh)

Từ lâu, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã hiện diện trong đời sống của dân tộc Việt Nam ta và trở thành một phần quan trọng làm nên vẻ đẹp của tâm hồn Việt, tinh hoa văn hóa Việt. Vượt qua thăng trầm lịch sử, “Truyện Kiều” đã thực sự có một đời sống phong phú và sinh động trong lòng nhân dân ta, đồng thời, với những giá trị tự thân của mình, tác phẩm dường như cũng trở thành một chiếc chìa khóa mở đường cho bè bạn quốc tế đến với nền văn hóa, văn học, nghệ thuật của dân tộc ta. Càng đọc Kiều, càng hiểu Kiều, ta càng trân trọng di sản tinh thần vô giá mà cha ông đã để lại và tin rằng: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn” (Phạm Quỳnh).

Thơ Xuân Diệu

Xem giá bán

Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh), “Ông hoàng của thơ tình”.

Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào “Thơ Mới”. Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945).

Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam. Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi Cách mạng, một “dòng thơ công dân”. Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983).

Xuân Quỳnh – Thơ Và Đời

Xem giá bán

Nữ sĩ Xuân Quỳnh, tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh sinh năm 1942 tại thị xã Hà Đông trong một gia đình công chức. Từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành, cuộc đời Xuân Quỳnh không hề bình yên, bằng phẳng mà trải qua rất nhiều sóng gió thăng trầm. Chính vì thế những trang thơ của chị luôn chứa đầy cảm xúc với thật nhiều cung bậc khác nhau. Dịu dàng và sâu lắng, e ấp, nhẹ nhàng nhưng ẩn chứa sức sống dồi dào và khát khao mãnh liệt – đó là những nét đặc trưng riêng thường thấy trong mỗi trang thơ trữ tình của chị.

Đột ngột ra đi bởi một tai nạn giao thông vào năm 1988, khi vừa bước vào độ tuổi chín muồi cả về sự nghiệp và cuộc đời của một người phụ nữ, Xuân Quỳnh để lại một khoảng trống trong nền thi ca Việt Nam hiện đại và niềm tiếc thương vô hạn trong lòng độc giả.

Ta Còn Em

Xem giá bán

“Ta còn em Cổ Ngư, tên thật cũ

Nắng chiều phai

La đà cành phượng vĩ

Bông hoa muộn in hình ngọn lửa…

Chiếc lá rụng

Khởi đầu nguồn gió

Lao xao sóng biếc Tây Hồ

Hoàng hôn xa đến tự bao giờ?

Những bước chân tìm nhau

Vồi vội

Tiếng thì thầm đến sớm hơn buổi tối

Cuộc tình hờ bỗng chốc nghiêm trang…”

Khúc Thụy Du

Xem giá bán

Du Tử Lê, cùng với Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Phạm Công Thiện, Nguyễn Đức Sơn, Tô Thùy Yên… tạo ra một không gian lãng mạn, khí khái, nhân văn và giàu suy tưởng rất đặc thù của khí hậu văn chương miền Nam và văn chương xa xứ của một thời kỳ đất nước nhiều biến động.

50 bài thơ tình, thơ thế sự đã được phổ nhạc, rất phổ biến của Du Tử Lê trong nửa thế kỷ qua đã được tuyển chọn trong tập thơ này với một sự sàng lọc kỹ lưỡng của chính tác giả và những người làm sách tâm huyết.

Thơ Du Tử Lê, loài thơ được tạo nên bởi phẩm tính thi sĩ mạnh mẽ tới mức, chúng dẫu có mang những khuôn thức, thì nội tại cũng luôn quẫy đạp để tìm cái vô hạn; xác chữ dẫu có khoác vào khái niệm thì cũng chỉ để hướng tới cái tình ý ngoài lời. Và trên đơn vị bài thơ, dẫu được xác định tọa độ bằng những hệ tứ xuyên suốt thì đó cũng chỉ là những tọa độ hư ảo.

Những bài thơ tụng ca nhân tình, quê xứ, yêu đương trong tập thơ này đã là chất men phiêu lãng cất cánh thành ca từ trong những sáng tác nổi tiếng của các nhạc sĩ tài hoa: Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng, Đăng Khánh, Trần Duy Đức…

Tập thơ gói lại rất nhiều sáng tác nổi tiếng của Du Tử Lê: Khúc Thụy Du, Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển, Ta tiếc thiên đường mới lập xong, Người từ phương Đông qua,… và cập nhật sáng tác mới nhất của ông: Nuôi người, trang sách thơm.

Thơ Tố Hữu

Xem giá bán

“Tố Hữu là một nhà thơ lớn. nói đúng hơn, ông là nhà thơ lãng mạn cách mạng. Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng. Thơ với đời là một. Trước sau đều nhất quán. Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ. Thơ ông dường như chỉ có một giọng. Đó là gióng hát từng bừng ca ngợi cách mạng. Đọc thơ ông trong bất cứ hoàn cảnh và tâm trạng nào. Ta cũng thấy phấn chấn, náo nức như đi trẩy hội. Đến đâu cũng nghe vang tiếng trống, tiếng kèn. Mà thơ ông đâu chỉ có trống phách linh đình như một đám rước, ông còn bắn cả 21 phát đại bác vang trời. Cho đến nay, chỉ có ông là nhà thơ Việt Nam duy nhất đã bắn đại bác trang trọng như thế.”

(Trích Chân dung và đối thoại – Trần Đăng Khoa)

Dương Tường Thơ

Xem giá bán

Dương Tường Thơ là tuyển tập những sáng tác rải rác trong cuộc đời tác giả, được chia làm bốn phần: “Tôi đứng về phe nước mắt”, “Le soir est tout soupirs”, “At the Vietnam wall” và “Thơ thị giác”.

Phụ lục gồm những bài viết của các nhà thơ, nhà phê bình như Hoàng Hưng, Phạm Xuân Nguyên, Trần Trọng Vũ… và một phần “Cộng hưởng” do dịch giả Phạm Toàn chọn dịch từ những bài thơ của học sinh trường Quốc tế Pháp tại Hà Nội (trường Alexandre Yersin) gửi cho nhà thơ Dương Tường.

Với Dương Tường Thơ, bạn đọc sẽ đi sâu hơn vào thế giới của tác giả bằng hồn thơ và chất thơ vừa mang phong cách hiện đại của phương Tây vừa vương vấn chút cổ điển phương Đông.

Thơ Hồ Xuân Hương

Xem giá bán

“Thơ Hồ Xuân Hương”, cuốn sách nằm trong tủ sách “Tinh hoa Văn chương Việt” do NXB Văn học phát hành gồm 5 phần cơ bản:

Thơ Nôm truyền tụng

Câu đối lưu truyền

Lưu hương ký

Năm bài thơ đề Vịnh Hạ Long

Chùm bài viết về Hồ Xuân Hương

Với những nội dung trên, cuốn sách “Thơ Hồ Xuân Hương” sẽ giúp bạn đọc hiểu được không chỉ tác phẩm của bà mà còn hiểu về thân thế, sự nghiệp, những phát hiện mới về tiểu sử, và một số vấn đề tranh luận, đánh giá khác về “Bà chúa thơ Nôm” – Hồ Xuân Hương.

Có Một Phố Vừa Đi Qua Phố

Xem giá bán

“Ta bên nhau trên phố của bao người

Bao ân tình vừa đi qua phố

Có một phố vừa đi qua phố!

Có một người lắng phố, bên em.”

Nhận định

“Đinh Vũ Hoàng Nguyên mất rạng sáng 23 tháng Ba năm 2012, đúng sinh nhật lần thứ 38. Chàng nhà thơ này chưa có thơ xuất bản, nhà văn này không có truyện ngắn đăng báo, họa sĩ này chưa có triển lãm cá nhân.Nhưng tất cả những ai từng biết Nguyên qua blog Lão thầy bói già, qua Facebook với nick Đinh Vũ Hoàng Nguyên đều đã kịp chiêm ngưỡng những bức họa tràn trề màu xanh hy vọng của Nguyên, đã kịp say sưa theo dõi những truyện ngắn Nguyên post lên mạng làm nhiều kỳ, lôi cuốn, hồi hộp, cười đau cả ruột mà nước mắt ứa ra lặng lẽ.”- Báo Tuổi trẻ

“Coi chữ nghĩa là một cuộc chơi nghiêm túc, Đinh Vũ Hoàng Nguyên hoàn toàn xa lạ với sự nhạt, là bi kịch của bất kỳ ai thiết tha với nghệ thuật, và là thảm họa cho người thưởng thức, chẳng cứ văn chương.”- Nhà văn Lê Minh Hà

“Vườn thơ Đinh Vũ Hoàng Nguyên: Đó không là một khu vườn ngát hương của muôn hồng, nghìn tía với ong bướm rập rờn… Ở đó chỉ có một ‘cơn mưa pha màu’ lạ lùng như cổ tích mờ xa, một màu hồng phai gợi hồi ức tình yêu ấm áp và bé bỏng như đốm lửa, một ‘em’ như ‘vầng đêm giữa nắng’, một nốt lặng âm thầm trôi trong ‘câu vọng cổ’ mênh mang… Cứ thế, một thế giới gợn buồn mà thật xôn xao hiện về, thế giới của không gian nghệ thuật rất thực mà rất ảo, diệu vợi xa xôi mà cũng thật gần!”- Lê Uyển Văn, thethaovanhoa.vn

Tập Thơ: Sinh Ra Để Cô Đơn

Xem giá bán

Thơ của Nguyễn Phong Việt có một cách kể rất bình dị, từng lời thơ của anh dễ dàng chạm đến những xúc cảm ẩn sâu nhất trong lòng người đọc bởi sự đồng cảm ẩn chứa trong những câu từ tưởng chừng giản đơn mà lại vô cùng tinh tế ấy. Và Sinh ra để cô đơn cũng là một tập thơ mang trong mình sự đồng cảm sâu sắc như vậy. Tập thơ như một câu hỏi để ngỏ: “Sinh ra để cô đơn? Tại sao, tại sao ngay từ khi sinh ra chúng ta đã phải mang vác những cô đơn trong con người mình” lại như một lời nhận định chắc nịch: “Chúng ta sinh ra là để cô đơn!”.

Với Sinh ra để cô đơn, Nguyễn Phong Việt đã dẫn người đọc bước vào một cuộc hành trình nỗi cô đơn bằng những lời thơ thật dung dị, chúng ta cứ vô thức bước theo những vần thơ ấy để rồi cuối cùng bản thân chúng ta cũng phải hoài nghi. Muôn hình vạn trạng của nỗi cô đơn trở nên hữu hình trong thơ của Nguyễn Phong Việt. Đó là nỗi cô đơn của những trái tim đang chờ được lấp đầy, là sự đơn côi của những yêu thương không trọn vẹn, là sự lẻ loi của những tâm hồn khao khát được thấu hiểu và có khi chỉ là một nỗi buồn đơn lẻ – nỗi cô đơn của một hạt cát trong hoang mạc mênh mông. Nỗi cô đơn đến với mỗi người, thường nhật như một tách café buổi sáng, uống “vì cần một vị đắng cho trái tim”, cũng có khi là bất chợt như một chiều mưa, ta thấy mình lẻ loi trong một màn mưa trắng xóa, cũng có khi là ngày ngày tháng tháng nỗi cô đơn ở bên ta như một điều quen thuộc mà đến nước mắt cũng nhận ra. Cô đơn chất chồng cô đơn, nhưng tại sao, tại sao chúng ta phải mang vác những cô đơn này? Là từ giây phút nào, những cô đơn ấy đã bắt đầu?

Downloadsach

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button