ListTheo chủ đề

10 quyển sách hay về xã hội nên đọc

Xã hội là một tập thể hay một nhóm những người được phân biệt với các nhóm người khác bằng các lợi ích, mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng một thể chế và có cùng văn hóa. Định nghĩa xã hội minh chứng cho sự phát triển văn minh của loài người được ghi chép trong rất nhiều những quyển sách hay về xã hội cho đến ngày nay, và những vấn đề xã hội phát sinh cũng đang được nghiên cứu rộng rãi.

Xã Hội Việt Nam – Lương Đức Thiệp

Xem giá bán
Văn hóa Việt Nam đã vay mượn gì Trung Hoa, và định hình văn hóa cho dân tộc như thế nào? Người Việt đã tạo nên một xã hội riêng, một lối sinh hoạt thế nào mà trải qua bao thế kỷ dân tộc Việt Nam không bị tan chìm và đồng hóa trong khối Hán tộc? – Tại sao luân lý Khổng Mạnh không đem áp dụng được toàn vẹn trong xã hội Việt Nam? Người Việt đã kiến tạo nên một văn minh khác hẳn với Trung Hoa ra sao? Tại sao cùng một mô hình chế độ, dưới cùng luân lý Khổng Mạnh, mà vai trò của người phụ nữ Việt Nam lại cao hơn hẳn vai trò của người phụ nữ Trung Hoa?

Tất cả những câu hỏi trên cùng hàng loạt những câu hỏi liên quan đến xã hội VIệt Nam sẽ được giải thích trong quyển sách hay về xã hội này. Lương Đức Thiệp đã bao quát toàn bộ các lĩnh vực: Văn hóa – Xã hội – Lịch sử – Tôn giáo – Kinh tế – Chính trị từ sơ sử đến cận đại, có thể nói đây là một tác phẩm đỉnh cao về khảo cứu xã hội Việt Nam theo lối xã hội học.

Một Tư Duy Khác Về Kinh Tế Và Xã Hội Việt Nam – Alan Phan

Xem giá bán
Theo quan điểm của Alan Phan thì những vấn đề kinh tế, xã hội và văn hóa ở nước ta đang biến chuyển tương tư như Trung Quốc 15 năm về trước, hay Thái Lan, Mã Lai… 30 năm về trước. Thời đại siêu tốc về thông tin của thế giới Internet đã không đẩy nhanh hơn tiến trình chuyển đổi quốc gia theo đà tiến hóa của nhân loại.

Mặc dù còn tồn đọng nhiều khó khăn nhưng Alan Phan vẫn có một niềm tin mãnh liệt vào con người Việt Nam trong thời đại mới. Và đó cũng là lý do ông viết nên quyển sách hay về xã hội và kinh tế Việt Nam này theo góc nhìn của chính mình để truyền tải niềm tin của ông đến bạn đọc.

Dẫn Luận Về Xã Hội Học – Steve Bruce

Xem giá bán
Thuật ngữ “xã hội học” (sociology) bắt nguồn từ gốc chữ Latin: Societas (xã hội) và chữ Hy lạp: Lógos (ngôn từ, học thuyết). Khái niệm này được đưa vào hệ thống tri thức khoa học lần đầu tiên ở thế kỷ XIX với định nghĩa của Auguste Comte: “Xã hội học là khoa học về các quy luật của tổ chức xã hội”. Emile Durkheim, một trong các bậc tiền bối của xã hội học đã phát biểu rằng: “Cuối cùng thì nhà xã hội học phải chẩn đoán xem xã hội ở trong tình trạng khỏe mạnh hay bệnh tật và sau đó phải kê đơn những loại thuốc cần cho sức khỏe của xã hội”.

Lời Mời Đến Với Xã Hội Học – Peter L. Berger

Xem giá bán
Khác với nhân học, nhà xã hội học không đi tìm hiểu những xã hội khác lạ, mà thường say mê với cái quen thuộc. Đôi khi các nhà xã hội học khảo sát những thế giới mà trước đây họ chưa biết, như các khu ghetto nội đô, các giáo phái, hay thế giới riêng tư đằng sau tiền cảnh của các bác sĩ phẫu thuật, tướng lĩnh quân sự v.v. Song các nhà xã hội học cũng thường khảo sát những lĩnh vực hành vi vốn quen thuộc đối với họ và với hầu hết những người trong xã hội của họ, thông qua hoặc kinh nghiệm trực tiếp hoặc qua báo chí.

Các nhà xã hội học nỗ lực tiếp cận cái thế giới mà chúng ta coi là đương nhiên, và xem nó như thể đó là một lĩnh vực mới, chưa hề được khám phá. Họ nhìn sâu xa hơn những động cơ và lí giải chính thức mà người ta đưa ra về niềm tin và hành vi của mình.

Đời Sống Con Người Và Xã Hội Hôm Nay – Ajahn Chan

Xem giá bán
Quyển sách hay về xã hội này của Ajahn Chan được biên soạn với mục đích đánh thức ý nghĩa và giá trị cao đẹp trong mỗi con người. Loài người chúng ta đã đạt được một mức tiến bộ  quan trọng trên phương diện vật chất mà ở thế kỷ trước tiến bộ này chỉ là điều mơ ước. Những kỳ diệu của kỹ thuật tân tiến đã cho chúng ta sức mạnh to lớn vượt qua sức mạnh của thiên nhiên. Tuy đắc thắng được nhiều thảm họa nhưng câu hỏi chủ yếu vẫn là: “Chúng ta có hạnh phúc nhiều hơn ông cha ta trong quá khứ không?” câu trả lời là: “Không”

Xã Hội Việt Nam Từ Thế Kỷ XVII – Nguyễn Trọng Phấn

Xem giá bán
Quyển sách hay về xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVII được viết bởi Kiều Mai Sơn, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Trung Thành từ những sưu tầm phong phú gồm bản dịch, bài báo từ trước đến nay. Nội dung các bài viết mô tả xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVII qua sự quan sát, ghi chép của những người phương Tây đến Việt Nam vào thời gian đó.

Xây Dựng Xã Hội Học Tập – Joseph E. Stiglitz

Xem giá bán
Xây Dựng Xã Hội Học Tập là cách tiếp cận mới mẻ cho tăng trưởng, phát triển và tiến bộ xã hội đã trở thành một tài liệu hữu ích cho độc giả – những người luôn dành sự ủng hộ đối với những chính sách thúc đẩy sự tiến bộ về khoa học và công nghệ của chính phủ.

Cuốn sách hay về xã hội này là một tác phẩm đầy thuyết phục cho thấy mức sống của chúng ta được cải thiện đáng kể như thế nào là kết quả của việc học cách để học tập, và đưa ra những lý giải làm thế nào mà các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển đều có thể xây dựng được một nền kinh tế học tập kiểu mới.

Phật Giáo Và Các Vấn Đề Xã Hội – Thích Huệ Pháp

Xem giá bán
Tác phẩm này giới thiệu khái quát các vấn đề xã hội Phật giáo bao gồm nguồn gốc tiến hóa của loài người, học thuyết công bằng xã hội, lý thuyết kinh tế Phật giáo và tinh thần bất bạo động trong đạo Phật. Khảo luận này là cẩm nang bỏ túi về các vấn đề xã hội học Phật giáo, cần thiết cho sinh viên nghiên cứu về các vấn đề chính trị và xã hội.

Gía trị của tác phẩm ngoài việc khái quát bức tranh chính trị và xã hội của Ấn Độ cổ đại còn giúp chúng ta thấy rõ các đóng góp tiên phong của đức Phật trong việc khích lệ thể chế dân chủ, mô hình xã hội bình đẳng, giải phóng con người khỏi ách nô lệ thần linh, tôn trọng nhân phẩm, đề cao nhân vị. Thiết chế dân chủ của đức Phật là con đường xây dựng xã hội theo hướng pháp quyền, đề cao đạo đức, theo đó tất cả mọi người đều có cơ hội, quyền lợi và trách nhiệm sống hạnh phúc với tư cách là con người xã hội và con người đạo đức đúng nghĩa.

Xã Hội Diễn Cảnh – Guy Debord

Xem giá bán
Xã Hội Diễn Cảnh (xuất bản năm 1967) là tác phẩm nổi tiếng nhất của Guy Debord. Bắt chước lối viết của K. Marx trong cuốn Thesen über Feuerbach (Luận điểm về Feuerbach), nó bao gồm 221 luận điểm thường độc lập với nhau và được chia thành 9 chương. Do lối viết rất trừu tượng và tối tăm theo kiểu Hegel, Xã Hội Diễn Cảnh có nhiều từ, cụm từ, câu và đoạn văn rất khó hiểu, nên dịch giả đã phải mất hơn hai năm mới dịch xong.

Xã Hội Việt Nam Thời Pháp Thuộc – Lê Nguyễn

Xem giá bán
Xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc của tác giả Lê Nguyễn là cuốn sách thứ 3 thuộc Tủ sách Biên khảo – Sử liệu, sách gồm 44 bài viết hấp dẫn và sâu sắc, trải dài trong khoảng thời gian 64 năm, từ ngày ký hòa ước Nhâm Tuất 1862 biến ba tỉnh miền Đông Nam kỳ thành thuộc địa của Pháp, đến năm 1926, sau khi vua Khải Định thăng hà, hoàng thái tử Vĩnh Thụy lên ngôi với niên hiệu Bảo Đại và tiếp tục sang Pháp học.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button