Học tập - Tham khảoList

5 quyển sách hay về năng lực cạnh tranh đáng tham khảo

5 quyển sách hay về năng lực cạnh tranh là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ quản lý của các cơ quan, doanh nghiệp cả khu vực nhà nước và tư nhân…; học viên các trường đào tạo về quản trị kinh doanh… và những bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.

Chiến Lược Cạnh Tranh

Xem giá bán

Tác phẩm tiên phong “Chiến lược cạnh tranh” của Michael E. Porter – đã thay đổi cả lý thuyết, thực hành và giảng dạy chiến lược kinh doanh trên toàn thế giới. Hấp dẫn trong sự đơn giản – giống như mọi phát minh lớn – phân tích của Porter về các ngành công nghiệp đã thâu tóm toàn bộ sự phức tạp của cạnh tranh ngành vào năm yếu tố nền tảng. Porter đã giới thiệu một trong những công cụ cạnh tranh mạnh mẽ nhất cho tới nay: ba chiến lược cạnh tranh phổ quát – chi phí thấp, khác biệt hóa và trọng tâm -, những chiến lược đã biến định vị chiến lược trở thành một hoạt động có cấu trúc.

Ông chỉ ra phương pháp định nghĩa lợi thế cạnh tranh theo chi phí và giá tương đối, do đó liên hệ trực tiếp đến lợi nhuận và trình bày một góc nhìn hoàn toàn mới về cách thức tạo ra và phân chia lợi nhuận. Trong gần hai thập kỉ từ khi xuất bản, khung phân tích dự báo hành vi của đối thủ cạnh tranh của Porter đã thay đổi cách thức mà các doanh nghiệp nghiên cứu đối thủ và kích thích sự ra đời của một nhánh phân tích mới: đánh giá đối thủ cạnh tranh.

Sách được viết cho những người hoạt động thực tiễn cần phát triển chiến lược cho những doanh nghiệp cụ thể và cho những học giả muốn hiểu về cạnh tranh tốt hơn. Nó cũng hướng đến những độc giả khác muốn hiểu về ngành và các đối thủ cạnh tranh của họ. Phân tích cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với việc hoạch định chiến lược kinh doanh mà cả đối với tài chính doanh nghiệp, marketing, phân tích chứng khoán và nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.

Hơn một triệu nhà quản lý ở cả các tập đoàn lớn và các công ty nhỏ, các nhà phân tích đầu tư, nhà tư vấn, sinh viên và các học giả khắp nơi trên thế giới đã cụ thể hóa những ý tưởng của Porter và áp dụng chúng vào đánh giá các ngành, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh và lựa chọn những vị trí cạnh tranh.

Cuốn sách “Chiến lược cạnh tranh” đã lấp đầy khoảng trống trong tư duy quản lý. Nó cung cấp một nền tảng lâu dài và xuất phát điểm để từ đó tiến hành các nghiên cứu sau này. Bằng cách đưa vào một cấu trúc chặt chẽ để trả lời câu hỏi làm thế nào các doanh nghiệp có thể đạt được lợi nhuận vượt trội, những khung phân tích phong phú và hiểu biết sâu sắc của Porter hình thành một lý thuyết tinh vi về cạnh tranh chưa hề bị vượt qua trong vòng một phần tư thế kỉ qua.

Tương Lai Của Cạnh Tranh

Xem giá bán

Cuốn sách này trình bày những cơ hội chưa từng có cho việc kiến tạo giá trị và quá trình cách tân. Sách có mục đích rất rõ ràng: hướng dẫn các nhà lãnh đạo kinh doanh trong việc tìm kiếm trọng tâm chiến lược mới, giúp họ phá vỡ những phương thức gò bó và khám phá ra phương thức mới.

Các nhà kinh doanh đều nhận thấy, khách hàng ngày nay có nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết, tuy vậy họ lại có ít sự hài lòng. Những ban quản trị hàng đầu đưa ra nhiều chọn lựa mang tính chiến thuật, song chúng mang lại ít giá trị thật sự. Những nghịch lý này đưa ra gợi ý gì về tương lai của cạnh tranh?

C.K. Prahalad, đồng tác giả cuốn sách bán chạy mang tính bước ngoặt, Tương lai của cạnh tranh, và Venkat Ramaswamy lý luận rằng chúng ta đang ở đỉnh của một thế giới với rất nhiều thay đổi – một thế giới mà trong đó vai trò rõ rệt của các công ty và khách hàng có sự giao thoa, đồng thời những nguồn lực kiến tạo giá trị đang thay đổi nhanh chóng.

Prahalad và Ramaswamy chỉ ra rằng, quan điểm truyền thống lấy công ty làm trung tâm của việc kiến tạo giá trị đang bị thách thức bởi những người tiêu dùng năng động, có tính kết nối cao và nhiều thông tin – kết hợp cùng với các ngành công nghiệp và công nghệ. Giá trị không còn nằm ở sản phẩm và dịch vụ được kiến tạo bởi công ty rồi được chuyển đến người tiêu dùng. Hai tác giả cho biết, giá trị là sự đồng kiến tạo của khách hàng và nhà sản xuất. Cùng với sự phát triển như vũ bão của hệ thống thông tin toàn cầu, người tiêu dùng ngày càng đóng góp một vai trò cực kỳ quan trọng hơn trong việc tạo ra giá trị trải nghiệm cho các sản phẩm. Họ không còn là một cá thể đơn lẻ, thiếu thông tin mà đã trở thành một cộng đồng gắn kết, năng động, nhiều trải nghiệm, mang tính toàn cầu. Vì thế các nhà sản xuất trong thế kỷ này không thể chỉ tập trung vào sản phẩm và giá trị đơn thuần của nó, thay vào đó, họ phải hướng đến việc kết hợp với người tiêu dùng để cùng kiến tạo ra các sản phẩm với giá trị đặc thù cho từng cá thể.

Nhằm cạnh tranh hiệu quả, các CEO và các nhà quản lý có kinh nghiệm phải tập trung vào việc xây dựng nguồn vốn chiến lược mới. Điều này có liên quan tới các nhà quản lý có khả năng củng cố tính hiệu quả của họ bằng việc trải nghiệm kinh doanh dưới cái nhìn của người tiêu dùng, nhanh chóng kiến tạo tri thức, quản lý chất lượng trải nghiệm, truy cập trách nhiệm một cách chọn lọc theo yêu cầu, linh động và nhanh chóng tái cấu trúc để đồng sáng tạo các giá trị thông qua mạng lưới trải nghiệm.

Việc dùng những ví dụ sinh động của những công ty đang khám phá ra thực tiễn kế tiếp, Prahalad và Ramaswamy thảo luận về những khối hợp nhất cơ bản của đồng kiến tạo – đối thoại, truy cập, đánh giá rủi ro và tính minh bạch – đồng thời khám phá các công nghệ mới và những năng lực xã hội có khả năng kích hoạt mạnh mẽ các môi trường trải nghiệm.

Cuốn sách này dành cho những nhà quản lý hàng đầu để cùng kiến tạo tương lai, sẽ đưa chúng ta đến một xu hướng mới đang trở nên ngày một mạnh mẽ và ắt hẳn sẽ thống trị trong thời gian tới.

Lợi Thế Cạnh Tranh

Xem giá bán

Cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh” bắt đầu với tiền đề rằng lợi thế cạnh tranh xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó đưa ra cách thức gắn lợi thế cạnh tranh với những hoạt động cụ thể cũng như cách liên kết các hoạt động ấy với nhau và với hoạt động của nhà cung cấp, khách hàng. Cuốn sách này cũng nghiên cứu những nguyên nhân tiềm tàng của lợi thế trong một hoạt động cụ thể: lý do tại sao một doanh nghiệp đạt chi phí thấp hơn, bằng cách nào mà các hoạt động tạo ra giá trị hữu hình cho người mua. Nó nhấn mạnh rằng đa số vị thế cạnh tranh tốt bắt nguồn từ các hoạt động khác nhau. Lợi thế dựa trên một số ít các hoạt động dễ bị phát hiện và bắt chước bởi các đối thủ cạnh tranh. Sau hết, hoạt động và chuỗi giá trị cho ta cái nhìn về doanh nghiệp như là một hệ thống phụ thuộc lẫn nhau (interdependent system), trong đó các bộ phận riêng lẻ phải mang tính nhất quán về nội tại.

Nói rộng hơn, “Lợi thế cạnh tranh” giúp chiến lược trở nên vững chắc hơn, khả thi hơn. Các hoạt động – tức những gì một doanh nghiệp làm – nói chung là hữu hình, quan sát được, và do đó, có thể quản lý được. Khi đó, chiến lược không chỉ là một tầm nhìn chung chung, mà đã trở thành một sự kết hợp các hoạt động riêng lẻ mà doanh nghiệp lựa chọn, trong mối so sánh với các đối thủ của mình. Chiến lược theo đuổi chi phí thấp chẳng hạn, sẽ có một bộ các lựa chọn về hoạt động khác với chiến lược khác biệt hóa.

Cạnh Tranh Trong Tuyển Chọn Nhân Lực

Xem giá bán

Cuốn sách “Cạnh tranh trong tuyển chọn nhân lực” do TS. Vũ Thanh Sơn – Trưởng khoa Kinh tế Chính trị (Học viện Chính trị – Hành chính khu vực I) chủ biên đã làm rõ bức tranh cạnh tranh trong tuyển chọn nhân lực thời gian qua, nhận diện các nét “sáng” và “tối” của bức tranh này ở Việt Nam. Dựa trên số liệu sơ cấp và thứ cấp sưu tầm được, cuốn sách đã chỉ rõ nhiều phát hiện nghiên cứu bao hàm cả những yếu tố tích cực tạo tiền đề cho môi trường cạnh tranh và nhiều hạn chế, bất cập trong phát triển thị trường lao động nói chung và tuyển chọn nhân lực nói riêng của Việt Nam. Cuốn sách có những gợi mở tư duy về cách tuyển chọn nhân lực phù hợp hơn trong xu thế vận động của thị trường trong nước và hội nhập thị trường lao động toàn cầu. Bên cạnh đó là hệ thống giải pháp xúc tiến cạnh tranh trong tuyển chọn nhân lực của nền kinh tế nói chung và khu vực công nói riêng trong điều kiện kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội Việt Nam.

Cuốn sách đã giúp luận giải quan niệm cạnh tranh trong tuyển chọn nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, và đặc biệt là nhấn mạnh tới một số đặc điểm riêng của tuyển chọn nhân lực trong khu vực công và khu vực tư. Nhiều phát hiện nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn trong tuyển chọn nhân lực cần được quan tâm thỏa đáng từ góc độ hoạch định chính sách và quản trị nhân lực trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam.

Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ quản lý của các cơ quan, doanh nghiệp cả khu vực nhà nước và tư nhân…; học viên các trường đào tạo về quản trị kinh doanh… và những bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.

Lý Thuyết Cạnh Tranh Doanh Nghiệp Thương Mại

Xem giá bán

Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh không những được thừa nhận là môi trường, động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng, mà còn được xem là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội khi Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật cho các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế.

Chính sách đổi mới, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam đã làm cho các doanh nghiệp chủ động tạo lập vị thế và cạnh tranh trên thị trường, phát huy năng lực thông qua các sản phẩm sáng tạo và khẳng định vị thế doanh nghiệp. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thưong mại nói riêng hiện nay còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cuốn sách chuyên khảo “Lý Thuyết Cạnh Tranh Doanh Nghiệp Thương Mại” được viết cho học viên đào tạo sau đại học và độc giả quan tâm tới chuyên ngành quản lý kinh tế. Cuốn sách gồm 5 chương bao toán toàn bộ các lý thuyết cạnh tranh trong doanh nghiệp thương mại.

Downloadsach

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button