5 sách hay về chiến tranh lạnh chứa đầy những bí mật nguy hiểm, âm mưu
Chiến tranh Lạnh là một giai đoạn căng thẳng và quan trọng trong lịch sử đã định hình thế giới như chúng ta biết ngày nay. 5 cuốn sách hấp dẫn về Chiến tranh Lạnh này cung cấp những quan điểm độc đáo, những câu chuyện hấp dẫn và phân tích sâu sắc.
Điệp Viên Từ Vùng Đất Lạnh
“Một câu chuyện khủng khiếp và đầy tính thời sự…tác giả có thể truyền tải mọi cung bậc cảm xúc từ nỗi sợ hãi lạnh sống lưng tới tình yêu tuyệt vọng bằng những câu văn ngắn gọn và đầy trắc ẩn.”
(The Sunday Times)
Sau khi Bức tường Berlin được dựng lên và Chiến tranh Lạnh lên đến đỉnh điểm, mạng lưới gián điệp của Anh chống lại Đông Đức có trụ sở tại Tây Berlin và do Alec Leamas chỉ huy gần như tan rã. Trước khi nghỉ hưu, Leamas được triệu hồi về London để thực hiện một nhiệm vụ nguy hiểm cuối cùng: tiêu diệt người đứng đầu cơ quan phản gián Đông Đức.
Cuốn tiểu thuyết của Le Carré, không giống như hầu hết các câu chuyện phổ biến về các đặc vụ anh hùng với một kết thúc có hậu và một sự giải thoát tuyệt vời cho thế giới, tập trung vào việc miêu tả khía cạnh vô nhân đạo của hoạt động gián điệp.
Bởi thế, tuy ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ nhưng Điệp viên từ vùng đất lạnh vẫn không hề bị lãng quên. Tác phẩm lọt vào danh sách 100 cuốn tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại do tạp chí Time bình chọn và được đánh giá là ”tiểu thuyết tình báo hay nhất mọi thời đại” theo Publishers Weekly.
Mỹ – Nga: Chiến Tranh Lạnh Chưa Kết Thúc
Chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng phương thức đấu tranh vũ trang . Đó là quy luật đã từng được giới nghiên cứu lý luận kinh điển rút ra từ kết quả khảo cứu lịch sử chiến tranh kể từ khi xã hội loài người hình thành giai cấp thống trị cách đây hàng nghìn năm. Chiến tranh lạnh cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Chiến Tranh Lạnh Và Di Sản Của Nó
Nội dung sách tập trung trình bày một số vấn đề quan trọng trong thời kỳ chiến tranh lạnh: nguồn gốc chiến tranh lạnh, xung đột Đông – Tây trong thời kỳ chiến tranh lạnh; vai trò của Liên hợp quốc và “thế giới thứ ba” trong chiến tranh lạnh; sự kết thúc chiến tranh lạnh và những bài học được rút ra từ chiến tranh lạnh, v.v…
Ngoài ra, trong cuốn sách có một số tư liệu, nhận định và đánh giá nhất là những vấn đề có liên quan đến Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa các nước lớn; về vị trí vai trò của Phong trào không liên kết; về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam,v.v.
Thế Giới Thời Hậu Chiến Tranh Lạnh
Trong quyển sách này, tác giả đã nỗ lực tìm hiểu cội nguồn lịch sử của chủ nghĩa đơn phương và biệt lệ, và đã cố gắng làm sáng tỏ tác động của chủ nghĩa này trên đường lối đối ngoại của Mỹ: từ chính sách kinh tế và thương mại đến kiểm soát vũ khí, năng lượng, môi trường và nông nghiệp. Trong mọi địa hạt, cách tiếp cận hoà hoãn, đa phương, phản ảnh các giá trị tự do, nhân bản phổ quát, luôn nằm trong quyền lợi lâu dài của Hoa Kỳ nói riêng và nhân loại nói chung.
“Lịch sử trần trụi của địa chính trị trong suốt 100 năm qua có thể tóm tắt trong mấy cụm từ đệ nhất thế chiến, đệ nhị thế chiến, chiến tranh lạnh và đế quốc Mỹ”.
“Với cái nhìn vĩ mô, hội nhập kinh tế – hiểu theo nghĩa toàn cầu hóa kinh tế dựa trên chủ nghĩa tư bản với thị trường cạnh tranh tự do – tự nó đã thể hiện tính đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc. Toàn cầu hóa lan tràn thẩm thấu khắp nơi với sức mạnh áp đảo đối với tất cả các thành viên trong hệ thống”.
“San bằng những rào cản mậu dịch, chấm dứt chế độ bảo vệ, mở rộng thị trường tự do và các khu mậu dịch tự do, mở cửa thị trường tài chính để tư bản được tự do lưu chuyển với tối thiểu quy định. Hoa Kỳ đứng sau chủ động và hưởng ợi qua việc bảo đảm thực thi các chính sách này. Điều đó có nghĩa toàn cầu hóa kinh tế hiện nay chỉ là công cụ để phụng sự quyền lợi của chính Hoa Kỳ, hay nói công ty đa quốc gia Hoa Kỳ”
MỤC LỤC
- Phần I: Hoa Kỳ và Thế giới
- Phần II: Trung Quốc: Siêu cường đang lên
- Phần III: Nam Á, Trung Đông, Châu Mỹ Latin
- Phần IV: Khủng hoảng tài chính
- Phần V: Chính trị năng lượng
Chính Trị Thế Giới Sau Năm 1945
Đây là bức tranh toàn cảnh tình hình chính trị thế giới từ sau Thế chiến thứ hai kết thúc, được xem như bản tường trình về lịch sử hiện đại sau cuộc chiến một cách toàn diện và minh bạch nhất của Peter Calvocoressi, một khuôn mặt độc đáo trong lĩnh vực quan hệ quốc tế với nhiều công trình biên soạn có giá trị về chính trị, kinh tế rất nổi tiếng.
Thế chiến thứ hai như là cuộc đụng độ tư tưởng, kết thúc bằng thất bại của chủ nghĩa phát xít, mở đường cho mối xung đột trầm trọng giữa nền dân chủ phương Tây và chủ nghĩa Cộng sản. Nhưng xét cho cùng, đây là cuộc chiến xuất phát từ tham vọng của các siêu cường quốc, mà thất bại của Đức và Nhật đã đẩy Hoa Kỳ và Liên Xô lên vị trí quyền lực hàng đầu, để rồi hai nước bị chia rẽ sâu sắc về triết lý chính trị và kinh tế đâm ra dè chừng, e sợ lẫn nhau. Chính nỗi nhiều sợ này là thủ phạm thực sự của Chiến tranh lạnh kéo dài cả nửa sau thế kỷ 20, thể hiện mâu thuẩn đối kháng sâu sắc trên bình diện tư tưởng mang tính toàn cầu.
Bên cạnh sự phân tích tinh tế, sâu sắc và đánh giá công bằng, khách quan “sản phẩm của quá khứ” kéo dài suốt 50 năm, tác giả đã cảnh báo tác dụng nguy hại của vũ khí hạt nhân đã phá vỡ mọi cơ sở lý luận dẫn tới chiến tranh tàn khốc để nhân loại đừng bước theo lối mòn mà cuối đường chỉ là sự huỷ diệt.
Nội dung sách gồm các phần:
- Phần 1. Quyền lực và trật tự thế giới
- Phần 2. Châu Âu
- Phần 3. Trung Đông
- Phần 4. Châu Á
- Phần 5. Châu Phi
- Phần 6. Châu Mỹ
Lời kết
5 cuốn sách này đưa ra một góc nhìn đa dạng và sâu sắc về thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cung cấp cho độc giả sự hiểu biết sâu sắc về giai đoạn đầy biến động này trong lịch sử. Bằng cách đọc những tác phẩm này, chúng ta có thể có được kiến thức quý giá và học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ để ngăn chặn những xung đột tương tự trong tương lai.
Related Posts: