ListTheo chủ đề

7 quyển sách hay về các dân tộc Việt Nam hữu ích với bạn đọc

7 quyển sách hay về các dân tộc Việt Nam giới thiệu bức tranh chung với những nét khái quát về 54 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam.

54 Dân Tộc Việt Nam Và Các Tên Gọi Khác

Xem giá bán

Việt Nam là một quốc gia gồm có nhiều dân tộc. Với sự cố gắng của các nhà dân tộc học, và các ngành khoa học có liên quan đã xác định được 54 dân tộc đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Cuốn sách 54 dân tộc Việt Nam và các tên gọi khác là một công trình có ý nghĩa quan trọng, là tư liệu quý cho việc nghiên cứu quá trình tộc người.

Sách được biên soạn và sắp xếp theo loại từ điển, cụ thể: Về nội dung các mục từ là tên gọi của 54 dân tộc chính được giới thiệu đầy đủ về tên gọi, số phận, phạm vi phân bố, các tên gọi khác nhau và những nét đặc thù về lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, các mục từ là tên gọi khác, được thống kê đầy đủ và dựa vào tiêu chí thành phần dân tộc đưa về dân tộc chính; về hình thức, các tên gọi dân tộc (dù là 54 dân tộc chính hay tên gọi khác) được sắp xếp theo thứ tự abc… của mỗi tên gọi.

Một Số Vấn Đề Về Dân Tộc Học Việt Nam

Xem giá bán

Giáo sư – Tiến sĩ – Nhà giáo Nhân dân Phan Hữu Dật là một trong những nhà Dân tộc học đầu ngành ở Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu của ông về Sử học, Dân tộc học được đánh giá cao trong giới khoa học trong và ngoài nước.

Là nhà giáo – nhà khoa học, ông có cuộc đời hoạt động thật sôi nổi, phong phú. Ông sinh ngày 01 tháng 6 năm 1928 tại làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Trên nửa thế kỷ tham gia cách mạng và hoạt động khoa học, ông đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng nền đại học Việt Nam và ngành Dân tộc học ở nước ta.

Trên cương vị là nhà giáo, ông đã tham gia đào tạo hàng nghìn cử nhân và nhiều thạc sĩ, tiến sĩ cho các ngành Dân tộc học, sử học. Ông là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên viết giáo trình Cơ sở Dân tộc học để giảng dạy trong các trường đại học. Ông am hiểu sâu rộng nhiều vấn đề chuyên môn và là chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu xã hội nguyên thủy, về lịch sử hôn nhân và gia đình. Ông thông thạo tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh – những công cụ đặc biệt quan trọng cho các ngành khoa học nói chung, cho ngành Dân tộc học nói riêng.

Là nhà Dân tộc học bảo vệ luận án PTS đầu tiên tại Liên Xô (cũ) (1963), hơn 50 năm qua, những đóng góp của ông trên lĩnh vực Dân tộc học thật to lớn, không chỉ trên bình diện lý thuyết mà trên bình diện ứng dụng, thực tiễn. Khi còn là Hiệu trưởng kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Dân tộc học Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây, ông đã đặt ước vọng xây dựng một trường phái Dân tộc học – điều mà cho tới hiện nay các nhà khoa học nước ta còn suy tư trăn trở. Là nhà Sử học, Dân tộc học nhưng những lĩnh vực nghiên cứu sáng tạo của ông còn rộng lớn hơn nhiều. Chính vì vậy, năm 1993, ông được đưa tên trong từ điển Who’s Who ở Mỹ; sau đó (1996), ông được cử làm Phó Chủ tịch suốt đời Hiệp hội Nghiên cứu tiểu sử Hoa Kỳ và năm 1997 là Phó Chủ tịch Trung tâm Tiểu sử Quốc tế Cambridge (Anh).

Cội Nguồn Chính Sách Dân Tộc Việt Nam

Xem giá bán

Nước ta là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc. Phần lớn các dân tộc thiểu số sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo – nơi mà sử sách nước ta thường gọi là vùng “phên dậu”, biên viễn. Đó là địa bàn có vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái. Do đó, trong kế sách dựng nước và giữ nước, ông cha ta rất coi trọng vùng biên viễn, sớm thực thi chính sách dân tộc nhằm thống nhất quốc gia; gây dựng mối đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, phát huy truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm. Vì vậy, việc nhận thức sâu sắc những nhân tố hợp lý, những yếu tố tiến bộ trong chính sách dân tộc của ông cha ta có ý nghĩa thiết thực trong quá trình quán triệt, “thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển”. Đó là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Với tinh thần ấy, cuốn sách Cội nguồn chính sách dân tộc Việt Nam trình bày từ cội nguồn hình thành chính sách dân tộc, chính sách dân tộc dưới thời Lý – Trần – Hồ, Lê Sơ, Lê – Trịnh, Tây Sơn và triều Nguyễn.

54 Dân tộc Việt Nam (Sách ảnh)

Xem giá bán

54 dân tộc Việt Nam sưu tầm, tuyển chọn nhiều hình ảnh mới phản ánh các mặt đời sống, sinh hoạt, văn hóa xã hội và bổ sung những thông tin, số liệu mới về các dân tộc Việt Nam; Đồng thời về hình thức trình bày cũng được cải tiến nhắm thể hiện rõ nét đặc trưng của từng dân tộc…góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam…

Đời Sống Văn Hóa Các Dân Tộc Việt Nam

Xem giá bán

Đất nước Việt nam đã trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Từ thuở bình minh của lịch sử, từ truyền thuyết thuỷ tổ của dân tộc ta là Kinh Dương Vương cho tới đời Hồng Bàng (2809-258 TCN) cho đến thời đại các vua Hùng đã dựng nên Nhà nước Văn Lang đầu tiên, trải qua và tồn tại xuyên suốt chiều dài lịch sử. Cư dân các dân tộc anh em đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam vốn lao động cần cù và sáng tạo, đoàn kết và chiến đấu anh dũng để bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm, là truyền thống quý báu của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, có chính sách về dân tộc đề ra những chủ trương, đường lối thích hợp, đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau. Mỗi dân tộc đều được tự do, bình đẳng, không phân biệt là người dân tộc nào. Đảng và Nhà nước ta luôn có các chính sách ưu tiên về kinh tế, văn hoá, giáo dục, phát huy những bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc. Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930 đã nêu rõ: “Đoàn kết tất cả các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ để đấu tranh giải phóng”. Đồng thời tư tưởng đó còn được thể hiện rõ qua thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền nam tại Plâyku tháng 4 năm 1946, Người khẳng định: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê… đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em một nhà”. Dân số nước ta hơn 80 triệu người, bao gồm 54 dân tộc anh em đang sinh sống, có địa giới hành chính 64 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.

Tất cả đã hoà vào dòng chảy của lịch sử tạo nên bức tranh nhiều màu sắc của đại gia đình các dân tộc Việt nam. Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, các dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng, muôn người như một, bền bỉ đấu tranh cách mạng lâu dài, đầy hi sinh gian khổ; chống giặc ngoại xâm mới giành được nền độc lập, thống nhất. Ngày nay, với ánh sáng nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc khoá X đang lãnh đạo toàn thể các dân tộc Việt Nam bước trên con đường đổi mới về kinh tế, văn hoá, xã hội, bước vào một kỷ nguyên mới hào hùng của đất nước ta.

Hỏi Và Đáp Về 54 Dân Tộc Việt Nam

Xem giá bán

Nước ta là một trong những quốc gia có nhiều dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc luôn kề vai sát cánh, gắn bó máu thịt bên nhau trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai địch họa và xây dựng đất nước. Các dân tộc trên đất nước ta là một cộng đồng thống nhất trong đa dạng, cư trú phân tán và đan xen nhau trên mọi vùng miền của đất nước với cơ cấu dân số và trình độ phát triển không đồng đều. Bản sắc văn hóa từng dân tộc góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam.

Cuốn sách được xuất bản với mục đích giới thiệu bức tranh chung với những nét khái quát về 54 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Mỗi dân tộc được giới thiệu với những nét riêng về lịch sử, văn hóa, hoạt động kinh tế, phong tục tập quán đặc trưng liên quan đến những nhu cầu thiết yếu nhất của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng như ăn, mặc, ở, hoạt động kinh tế chủ yếu, phương tiện vận chuyển, quan hệ xã hội, cưới xin, sinh đẻ, ma chay, thờ cúng, lễ tết, học, văn nghệ, trò chơi… dưới dạng các câu hỏi và đáp. 54 dân tộc giới thiệu trong cuốn sách này được sặp xếp theo thứ tự A, B, C. Cách viết tên các dân tộc về cơ bản được thống nhất theo Danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam do Tổng cục Thống kê công bố.

Tín Ngưỡng Của Các Dân Tộc Việt Nam

Xem giá bán

Bằng lối trình bày súc tích, văn phong cô đọng và nguồn tư liệu phong phú, tác giả Ngô Đức Thịnh đã mang đến cho bạn đọc những hiểu biết về đời sống văn hoá tín ngưỡng của các tộc người Việt Nam với một số tín ngưỡng dân gian đặc trưng như thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng, thờ mẫu, đức Thánh Trần, tứ bất tử, mẫu thần Chăm… Hi vọng cuốn sách sẽ hữu ích đối với đông đảo bạn đọc, giới nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.

Downloadsach

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button