
Những cuốn sách của Nguyễn Thành Nhân hay nên đọc
Nhà văn Nguyễn Thành Nhân sinh năm 1964, thuộc thế hệ cha anh đã từng cầm súng bảo vệ tổ quốc. Tháng 3/1984, anh được gọi nhập ngũ và làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia. Sau khi giải ngũ 1987, Nguyễn Thành Nhân theo học lấy chứng chỉ cử nhân của Đại học Luật TP. HCM năm 1994 và tham gia vào sự phát triển của văn học nước nhà với những cuốn sách của Nguyễn Thành Nhân rất được bạn đọc yêu thích như Mùa Xa Nhà, Lục Bình, Tuổi Thơ Hạnh Phúc và tham gia chuyển ngữ nhiều tác phẩm nước ngoài cho bạn đọc Việt Nam.
Tuổi Thơ Hạnh Phúc

Mùa Xa Nhà

Từ một chàng trai thư sinh, Huy đã dần quen với cuộc sống. Ở đó Huy không chỉ làm quen với nhiều chàng trai thành phố khác nhập ngũ trước mình, mà còn bè bạn và chịu sự chỉ huy của những chàng trai từ khắp miền Tổ quốc làm nhiệm vụ lính tình nguyện ở Campuchia. Những vui buồn, hờn giận, những mất mát đau thương, cả những trận chiến đấu nẩy lửa… cứ từng bước tôi cho chàng lính trẻ lần đầu tiên xa nhà trải qua 3 năm chiến trận trở thành một cán bộ trung đội rắn rõi và đầy bản lĩnh. Anh yên lành trở về thành phố, kết thúc mùa xa nhà của đời lính trong sự thay đổi đến ngỡ ngàng.
Lục Bình
“… Anh lên xứ cao nguyên này đã hơn một tuần. Để vẽ tranh, để thư giãn sau những tháng ngày bon chen vật lộn ở Sài Gòn náo nhiệt, hay để đi tìm một cái gì đó mà chính anh cũng chưa thật hiểu. Phải chăng anh đang tìm kiếm tình yêu?… Mấy đứa bạn học cũ hay nửa đùa nửa thật trêu anh: “Lấy vợ cho rồi đi ông ơi! Già rồi mà cứ long nhong hoài nguy hiểm lắm nha… Hay để tụi này làm mai cho một mối ngon lành há”. Những lúc đó, anh chỉ lặng lẽ mỉm cười đáp lễ với tụi nó. “Ba mươi tuổi, có phải mình đã bước sang lứa già nua?”, nhiều khi anh lẩn thẩn tự hỏi mình như vậy, rồi lại bật cười tự đáp, “Có lẽ mình già thật, “Hỡi ơi, tôi chưa bao giờ được trẻ. Ngay từ lúc tóc còn xanh tôi đã già cả ngàn tuổi hơn một cụ già”, hình như Kierkegaard đã từng nói vậy”.
Cuộc sống của anh trầm lặng, hơi buồn và tẻ nhạt, ít những cuộc vui phù phiếm, ít những tiếp xúc xã giao hời hợt bâng quơ. Thế giới của anh là những bản vẽ thiết kế công trình, những con số vô hồn, những tháng ngày dằng dặc chán chường, lặp đi lặp lại, hoặc ở trong phòng, hoặc ngoài công trường đầy nắng gió. Đôi khi, anh tự nhủ cuộc đời sao đáng chán vô nghĩa quá đi. Có lẽ cuộc đời sẽ thật sự đáng chán, nếu anh không còn một niềm vui duy nhất: vẽ tranh…”.
Vũ Điệu Buồn Của Chữ

Related Posts: