Tiểu thuyết - ngôn tình

Tuyệt Tình Ca

tuyet tinh ca sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Vạn Lý

Download sách Tuyệt Tình Ca ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  TIỂU THUYẾT – NGÔN TÌNH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Ngày hôm ấy, trong nghi thức tang lễ cuối cùng của Phí Đình Diêm, trưởng phòng hành chánh Sở Thuế Muối tại Cao Vũ, bằng hữu của người chết đến bày tỏ lòng thương tiếc. Đàn ông một bên đàn bà một bên, mọi người đứng vái lạy thật thấp trước cái quan tài màu đen, rồi rón rén bước ra. Đây là một tang lễ tạm do bạn bè của gia đình hấp tấp cử hành, trước khi linh cữu được chở về nguyên quán người chết để an táng.

Hôm ấy là một ngày rất nóng và ẩm thấp. Khoảng bốn, năm chục người, đàn ông đàn bà và trẻ con chen chúc nhau trong một hoa viên nhỏ. Đây là một căn nhà thuê, cũ kỹ, trần nhà chỉ là những cây kèo mộc mạc.

Các bạn của người chết, phần đông chưa từng đến nhà này, ngạc nhiên thấy bà Phí có thể sống một cách đạm bạc như thế, vì ông Phí là con một gia đình địa chủ giầu có tại Cao Xương, gần Thượng Hải. Có một nét nên thơ giữa những đồ đạc trơ trụi ngổn ngang và sách vở trong thư phòng, nơi khách tụ họp. Hai chiếc cửa sổ mắt cáo, trước kia sơn son nay thành màu hồng mờ nhạt, chỉ để lọt một ít ánh sáng vào, khiến cho khách khứa trở thành những cái bóng lờ mờ di động và thì thầm. Vài bà khách trông thấy mạng nhện trong góc cửa sổ, và quả quyết rằng cái người tang phụ trẻ kia không phải là một người nội trợ tốt.

Nhiều đồng sự của Phí tới đây vì tò mò muốn xem mặt Mẫu Đơn, người goá phụ trẻ, nghe đồn là rất đẹp.

Họ biết hôm nay nàng sẽ có mặt cạnh quan tài, đáp lễ khách bái viếng.

Cái không khí ảm đảm của buổi tang lễ khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Có một cái gì không đúng. Có một cái gì lạc lõng chua chát giữa cái không khí tang lễ trang trọng bên cái quan tài đáng sợ, và khuôn mặt trắng trẻo của người goá phụ trẻ, một nửa bị cái mũ tang che khuất. Nàng là hiện thân của sự hy sinh trong cái nón hình chóp bằng vải trắng, phủ những mẩu vải thô, và chiếc áo tang rộng cũng bằng một thứ vải. Cái khuôn mặt trắng hình bán nguyệt, có hàng lông mi dài đen nhánh, cái mũi rất thẳng, đôi môi khêu gợi, và chiếc cằm rất thuôn đẹp, tất cả nổi bật lên trong bóng tối ở cuối phòng. Nàng đứng cạnh hai cây nến trên bàn thờ, lấp lánh một thứ ánh sáng ghê rợn và ma quái. Cái đầu cúi xuống của nàng dường như là một sự phản đối tất cả những gì đang xảy ra. Mẫu Đơn tuy chỉ mới có hai mươi hai tuổi, nhưng theo đúng truyền thống đạo đức của thời đại, goá phụ của một học giả, hoặc một người thuộc giai cấp cao, không bao giờ nên tái giá.

Mọi người đều tội nghiệp cho người goá phụ trẻ đẹp ấy. Theo họ thì hy sinh một người trẻ và đẹp đến thế thì thực là quá phí phạm. Khách phần lớn là nhân viên Sở Thuế Muối. Đa số đã có gia đình, và tới đám tang cùng với vợ vì những mục đích khác nhau. Có người tới vì bổn phận xã hội, người khác thì kinh hoàng trước sự hoành hành của Thần Chết trong một trận dịch tả. Một vài nhân viên cấp nhỏ tới là vì ông xếp bắt họ phải đóng góp một số tiền phúng rất lớn cho người goá phụ; số tiền được trao tặng dưới danh nghĩa là tiền của bạn đồng sở – số tiền mà họ khó khăn lắm mới có đủ để nộp, trong khi gia đình giầu có của người chết không cần.

Ông Thuyết, giám đốc sở Thuế Muối, một người cao và mặt sắc cạnh, tỏ ra rất hãnh diện vì nhờ ảnh hưởng của ông, gia chủ mới có thể mua được một chiếc quan tài rất tốt, trong khi quan tài rất khan hiếm giữa mùa dịch tả này. Ông muốn một sự sung sướng hả hê khi thấy nhiều người thán phục cái quan tài; và vì thế ông đã loan tin rằng goá phụ là một phụ nữ tuyệt sắc. Nàng là người sống rất kín đáo, và ông đã từng được gặp nàng trước khi chồng chết.

Sở Thuế Muối đã tận lực giúp người goá phụ, vì gia đình người chết không có ai tới. Họ chỉ sai một tên đầy tớ già đến để lo việc chuyên chở linh cữu; nhưng Liên Xung, tên đầy tớ già, thì lại gần như điếc, và hoàn toàn vô dụng, vì lão chẳng hiểu được tiếng quan thoại của vùng này.

Nghi lễ đòi hỏi một thân nhân của người chết phải đứng cuối quan tài để vái, đáp lễ lại khách. Ngay một đứa trẻ cũng được. Nhưng Mẫu Đơn chưa có con, nên nàng phải thân đứng sau quan tài, trông như một đống vải thô tội nghiệp. Thỉnh thoảng chiếc nón vải nhúc nhích khi nàng đổi chân. Người ta có thể trông thấy hàng lông mi dày của nàng khẽ chớp trong vẻ rất lo lắng. Đôi khi, nàng ngẩng lên, lơ đãng nhìn cái đám đông trước mặt, hoàn toàn dửng dưng trước việc tang lễ. Mồ hôi chảy dài trên trán nàng. Mắt nàng khô ráo. Nàng không hề nức nở hoặc rền rĩ than van; đáng lẽ ra nàng phải khóc cho đúng phép.

Khách hiện diện nhận ra điều này. Tại sao nàng dám không khóc? Theo tục lệ thông thường, không có nước mắt hoặc không có dấu hiệu đau buồn trong tang lễ của chồng là một điều không thể tưởng tượng được. Nàng không làm gì, chỉ cúi xuống vái đáp lễ lại khách, nhưng “không làm gì” là điều ai cũng thấy được, và những người biết lễ nghi coi là một sự đại xúc phạm. Việc ấy giống như trông thấy một trái pháo bị đốt, lửa sáng lóe lên nhưng không nổ.

Vài người lui về căn phòng phía đông, nhìn ra vườn trước. Họ bàn tán sự việc xảy ra một cách rất hứng thú. Một ông già lên tiếng:

– Hãy tưởng tượng lão Phí có một người vợ đẹp như thế sắp đi làm điếm!

– Ai có thể biết được rồi sẽ ra sao? Các ngài có thấy mắt bà ta không? Đôi mắt thật sâu và long lanh. Bà ta chắc chắn không thương tiếc chồng đâu.

– Tôi đã trông thấy đôi mắt ấy. Thật là đẹp, thật là đam mê! Tôi đánh cuộc là bà ta sẽ tái giá…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button