Tiểu thuyết - ngôn tình

Trường An Loạn

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hân Hân

Download sách Trường An Loạn ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TIỂU THUYẾT

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tôi sinh vào ngày nào không rõ, cha mẹ là ai chẳng hay, càng không biết vì sao lại có một vị sư phụ. Từ nhỏ tôi đã bị nhốt trong bốn bức tường cao ngất, và cũng không hiểu vì sao như vậy.

Khi bắt đầu biết nhận thức, tôi được số phận sắp đặt để chứng kiến cuộc tỉ thí võ công hoành tráng nhất trong lịch sử võ lâm.

Bấy giờ trong giang hồ có hai đại môn phái, một là Thiếu Lâm hai là Võ Đang, thế lực của Thiếu Lâm nhỉnh hơn Võ Đang, bởi mọi người đều cảm thấy người có tóc rất khó kiểm soát. Phái Thiếu Lâm sùng tín đạo Phật, vứt bỏ hết thảy bề nổi lẫn sự sâu xa, hồi nhỏ, tôi cảm thấy Thiếu Lâm chú trọng đến chữ “Nhẫn”, sự khác biệt giữa cao thủ trong bản phái với người thường chính ở ngưỡng “nhẫn nhịn”, các cao thủ luôn chớp đúng thời cơ để ra tay, có khi cùng một sự việc, thực hiện ở thời điểm khác nhau sẽ cho hiệu quả khác nhau.

Sư phụ tôi viết: Thời, vận, đều chẳng có cách nào thay đổi, nhưng thời vận lại có thể thay đổi. Điều này rất khó lý giải. Hồi đầu tôi hiểu rằng một dấu phẩy có thể thay đổi tất cả, nhưng sư phụ tôi trả lời: Không, con xem kỹ lại đi!

Câu trước và câu sau chỉ khác nhau có một dấu phẩy, tôi nói.

Sư phụ bảo, con mới chỉ trông thấy bề ngoài, hãy nhìn kỹ lại, sự khác biệt không chỉ là một dấu phẩy.

Từ lúc mặt trời lặn đến khi mặt trời lên, tôi chăm chú nhìn con chữ bưng trên tay đến toét cả mắt, sư phụ mới gọi tôi vào trong phòng hỏi: Con đã nhìn ra sự khác biệt chưa?

Tôi đáp, con chỉ thấy sự khác biệt giữa chúng là một dấu phẩy thôi.

Sư phụ nói, câu trả lời của con đã rất gần với đáp án, nhưng càng gần đáp án, lại càng khó tìm ra đáp án.

Tôi quỳ sụp xuống thỉnh cầu sư phụ giải đáp.

Sư phụ nói, nhìn xem, thực ra có hai dấu phẩy.

Thiếu Lâm và Võ Đang đã có mối ân cừu từ lâu, sau khi sự bất đồng rõ rệt, nội bộ Thiếu Lâm ngày một nghiêm khắc hơn. Mùa thu, sư phụ tôi xuống lệnh thống nhất phục trang của tất cả đệ tử Thiếu Lâm trong giang hồ, nhưng sự phiền phức cũng lập tức theo đến, sau khi phục trang được thống nhất, trong dân gian liền xuất hiện “hàng nhái”, một số người sau khi mua được trang phục của Thiếu Lâm, liền giở trò lừa lọc cướp bóc, gây nhiễu loạn lòng dân nghiêm trọng. Sư phụ tôi hết sức băn khoăn, tự hỏi vì sao không có ai mạo nhận làm người của Võ Đang? Tôi đáp, Võ Đang từ trên xuống dưới đều vận y phục thông thường, thôi thì sư phụ mở lượng khoan hồng, Võ Đang làm nhiều điều ác nghiệt, chẳng cần phải giả mạo làm người của họ làm gì, còn hình tượng của Thiếu Lâm xưa nay vẫn rất cao đẹp, thế nên mới có người bị lừa.

Sư phụ tôi nghe xong không tỏ thái độ gì, cảm thấy vẻ bề ngoài là thứ yếu, thế gian nhiễu nhương, ai trong sạch vẫn tự khắc trong sạch, quan trọng nhất phải có sự phân biệt với Võ Đang trên phương diện tu hành. Chữ “Nhẫn” là một kỹ xảo, lưỡi dao treo trên tim, lui một tấc không thành Nhẫn, tiến một tấc chẳng thành Nhân. Chúng tôi lặng lẽ suy ngẫm về ngưỡng của chữ “Nhẫn”. Thực ra “Nhẫn” không khó, bất quá cũng chỉ là nhịn mà thôi, nhưng mấu chốt ở đây là: cái “ngưỡng” rất khó nắm bắt, nếu ra tay quá sớm, ta sẽ chẳng khác gì bọn Võ Đang, đây là điều đại kỵ của Thiếu Lâm; còn như ra tay quá chậm, ta sẽ bị đánh chết, điều này rõ ràng hết sức ngu xuẩn.

Sư huynh tôi tên là Thích Không, chắc sư phụ tôi không thích sư huynh tôi chút nào, thân thế của huynh ấy rất đặc biệt. Chúng tôi cùng nhau hành tẩu giang hồ, người động thủ trước tiên luôn luôn là huynh ấy, cái chính là sư huynh tôi không hề có chút tinh thần của đạo Phật, không những trong số chúng tôi huynh ấy luôn là người động thủ trước tiên, mà thậm chí khi ở giữa kẻ thù, huynh ta vẫn luôn là người đầu tiên động thủ. Tôi nghĩ, trong hơn một vạn câu nói của sư phụ, sư huynh tôi chỉ nhớ một câu duy nhất: Nhẫn đến lúc không thể nào nhẫn được nữa, thì không cần phải nhẫn nữa. Mà lại chỉ nhớ vế sau.

Trong giang hồ, khi quần long vô thủ tưởng chừng rất loạn, nhưng trên thực tế khi quần long hữu thủ lại càng loạn hơn. Trong ký ức của tôi, cuộc tỉ thí võ công ấy rất loạn, là một sự kiện chấn động thiên hạ lúc bấy giờ, mọi người ai nấy đều truyền tai nhau, người trong cuộc lẫn ngoài cuộc đều cảm thấy đây là cuộc tỉ thí đáng xem nhất trong năm, chỉ có điều lắm người thì nhiều chuyện, trong quá trình truyền miệng xuất hiện nhiều sai lệch khó tránh khỏi, sau khi vất vả thống nhất về thời gian, thì lại có nhiều luồng tin khác nhau về địa điểm, có người nói là ở quảng trường trước phủ, có người nói là ở rừng trúc ngoài thành, lại có người bảo là ở ngoài Vọng Giang lâu. Trong khi bấy giờ nhà vua quản lý rất nghiêm việc treo dán bố cáo, thành ra chỉ có thể tiếp tục truyền tai nhau như vậy.

Hôm ấy, thành Trường An đại loạn, các quảng trường, kỹ viện, nhà trọ, quán ăn trong thành có đến hàng ngàn người tụ tập thành nhiều nhóm, ai nấy đều tin chắc rằng sẽ được chứng kiến giờ khắc chuyển giao của thời đại.

Trong giới võ lâm có cách nghĩ thế này, trận tỉ thí võ công phải được diễn ra ở nơi cao nhất trong thành, như vậy mới tiện cho mọi người chứng kiến. Nơi cao nhất trong thành, ngoài Di Xuân các của tể tướng đương triều thì đâu còn nơi nào khác. Nhưng bấy giờ dưới lầu chỉ có một vài nhân sĩ trong cuộc, để trận tỉ thí uy tín và công bằng, mọi người quyết định lui thời gian quyết đấu lại bốn giờ. Tôi nhớ rất nhiều người của Thiếu Lâm loan tin khắp thành rằng: địa điểm chính xác diễn ra trận quyết đấu là ở nơi cao nhất trong thành Trường An. Giang hồ tuy là thiểu số, nhưng giang hồ lại muốn đa số mọi người đều chứng kiến.

Sau bốn giờ, sư huynh tôi Thích Không phụ trách đưa tin, nói với sư phụ tôi rằng: người tới Di Xuân các vẫn rất thưa thớt.

Sư phụ bảo tôi: con xem, bất kỳ việc gì cũng đều phải quyết đoán ngay lập tức, không thể cứ chần chừ mãi được, những việc có liên quan đến nhiều người càng không được thay đổi liên tục, như vậy mọi người sẽ mất niềm tin ở con. Trận quyết đấu hôm nay vốn là đại sự trong thiên hạ, nhưng lòng dân đã mất, bất luận kết cục có thế nào, cũng đều để lại sự nuối tiếc trong lịch sử võ lâm.

Nói đoạn, lại có tin truyền về rằng hơn vạn người đang đứng vây kín quanh một cây cổ thụ ngàn năm tuổi. Sư phụ bấy giờ rất đỗi kinh ngạc, có kẻ đề nghị với người rằng, có thể dời địa điểm tổ chức cuộc tỉ thí tới đó, suy cho cùng ít người thì vẫn dễ di chuyển hơn. Sư phụ nói, không thể đánh nhau trên cây được, ngộ nhỡ rơi xuống đất thì sao. Trong thành Trường An không còn nơi nào tốt hơn mái nhà này, hãy bảo với họ rằng: triều đình không quản lý mái Di Xuân các đâu, vả lại người đông như thế, triều đình cũng chẳng dễ gì quản được.

Tin miệng truyền đi, dân chúng lại lũ lượt kéo về Di Xuân các.

Lúc ấy tôi cảm thấy dân mình thật là xuẩn ngốc.

Người cầm đầu phái Thiếu Lâm là Huệ Cánh cùng với người cầm đầu phái Võ Đang là Lưu Vân lúc này đã từ cầu thang bước lên mái nhà, hai người đứng nhìn nhau, tay chắp sau lưng, trông đến lẫm liệt. Tới giờ tỉ thí, y phục của cả hai đều bị gió hất nhẹ lên. Tôi trông thấy Lưu Vân vung tay tung ra ám khí, Huệ Cánh hơi né người, mũi tiêu lập tức cắm phập vào con rồng chạm trổ trên mái nhà, thân tiêu đâm vào trán rồng, nhưng đầu tiêu lại thò ra ở đoạn râu, tiếc rằng không đủ lực bay tiếp nên mắc kẹt bên trong. Tôi thấy Huệ Cánh dùng ngón tay rút ngọn phi tiêu ra, có lẽ hoàn toàn không thể ngờ được mũi tiêu vừa rồi quá hiểm, nếu không có đầu rồng kia chặn đứng, nó vẫn có thể quay ngược lại.

Mũi tiêu này phóng ra cực kín đáo, tôi chỉ có thể đoán nó đã rời khỏi tay Huệ Cánh khi thấy ống tay áo huynh ấy khẽ hất lên, hơn nữa chắc tốc độ rất nhanh, có điều hơi lệch, chỉ sém rách tai của Lưu Vân. Tốc độ, độ chuẩn xác và độ kín đáo xưa nay đều rất khó đạt được cùng lúc. Được như vậy đã tốt lắm rồi.

Những người vây xem phía dưới gào to: Mau ra tay đi!

Sư phụ hỏi tôi, mấy chiêu rồi?

Tôi đáp: Hai chiêu ạ, nếu tiêu của ta không có độc, có lẽ chưa phân định được thắng thua.

Sư phụ nói: Tiêu của ta không có độc đâu.

Tôi hỏi: Vì sao tiêu của ta không có độc ạ, trong chùa có rất nhiều phương thuốc chế ra được chất kỳ độc trong thiên hạ, nếu sử dụng thì hôm nay chúng ta đã thắng rồi.

Sư phụ nói: Đầu độc người khác, cuối cùng sẽ đầu độc chính bản thân mình. Vả lại trước khi tiêu rời khỏi tay, bản thân ta là kẻ ở gần mối nguy hiểm nhất.

Lưu Vân giơ tay ra, bước lên trước một bước, đột nhiên lao vút về phía Huệ Cánh. Huệ Cánh lùi về sau một bước, nhưng trong khoảnh khắc mũi chân huynh ấy chạm phải phiến ngói, phiến ngói lập tức dịch đi, bước chân vừa rồi Huệ Cánh có lẽ dùng lực rất mạnh, bởi phải chống đỡ cả cơ thể để tiếp chiêu của Lưu Vân. Tôi cảm giác phiến ngói kia sẽ long ra.

Vừa lùi lại cả phiến ngói đã sụt, Huệ Cánh đứng không vững, lăn từ trên nóc nhà xuống, trong quá trình đó, tôi thấy huynh ấy liên tục với tay bám lấy các phiến ngói, song phương hướng và kết cấu của các phiến ngói khiến chúng rời ngay ra khi bị chạm vào.

Sau một tiếng động lớn, Huệ Cánh rớt từ trên nóc nhà xuống, lưng đụng phải bờ tường vây, ngã rầm xuống đất, tức khắc hôn mê bất tỉnh.

Phía dưới ngay lập tức náo loạn. Người của Thiếu Lâm tức tốc vây lại, trong khi dân chúng vẫn đứng ngây tại chỗ không có phản ứng gì. Người của Võ Đang ai nấy hớn hở ra mặt, bởi dưới mắt mọi người, trong một trận quyết đấu thông thường, cả hai sẽ đứng yên hồi lâu không mảy may động tĩnh, vậy mà động tác đầu tiên của phía Thiếu Lâm lại là hẫng chân ngã bổ chửng. Lưu Vân đứng trên nóc nhà giơ cao hai tay. Minh chủ mới của võ lâm đã được chọn ra như vậy.

Tuy quá trình tương đối đơn giản, song những người đứng xem nhìn chung vẫn cảm thấy hài lòng, thứ nhất là, cao thủ so tài hẳn cũng chỉ xuất ra có mấy chiêu thôi, thêm nữa là trong đời một người đâu dễ mấy lần được tận mắt nhìn thấy người ta rớt ngã từ trên nóc nhà xuống. Phần lớn đám đông tạm thời chưa rõ ai đã rơi xuống, nhưng họ đều cảm thấy, người còn lại chắc đã sử dụng thần công bí hiểm nào đó, bởi dường như ai ai cũng đều cảm thấy mặt đất hơi rung.

Mấy ngày sau, lời đồn đại càng trở nên huyền hồ.

Người của Võ Đang đang định lên đón Lưu Vân, đột nhiên sư phụ tôi ra lệnh: đệ tử Thiếu Lâm đâu, chặn bọn chúng lại, đập gãy thang đi!

Năm ấy, chùa Thiếu Lâm ở gần thành Trường An, còn Võ Đang ở xa ngoài ngàn dặm, cho nên Thiếu Lâm tới hơn ngàn người, Võ Đang chỉ phái mấy trăm người đại diện đến. Chúng tôi nhanh chóng vây chặt họ lại. Không ai động thủ được.

Lưu Vân đứng trên nóc nhà hét: xông lên cả cho ta, cho ta xuống! Hỡi bá tánh, ta giờ là minh chủ, mau đem thang lại đây!

Bấy giờ, bên ngoài Di Xuân các đã chẳng còn ai đứng lại xem rôm rả nữa. Thời khắc nguy nan, bá tánh luôn rút lui một cách thần tốc. Đã chẳng còn một ai ở lại, trên mặt đất chỉ có một cây cải thảo to tướng vẫn đang quay tròn.

Ý của triều đình là, đó là việc của giang hồ, mà “giang hồ” thì nhỏ, đất liền thì nhớn, việc của giang hồ, chúng ta không quản hết được, ai khơi lên thì cứ để người ấy tự giải quyết.

Những ông quan cao thực ra rất quan tâm đến chuyện này, hằng ngày đều cho do thám tình hình. Bởi lẽ, tuy nhà vua xử trí vụ việc qua loa, song ai cũng biết, đây là quốc gia đại sự. Cách làm của nhà vua thường thì, càng là việc đại sự càng không được có mảy may động tĩnh. Sự ổn định của triều đình và sự yên bình của thiên hạ rất có thể có liên hệ mật thiết với sự việc này. Thứ đến, cũng là vấn đề mấu chốt nhất, chỉ cần một ngày Lưu Vân còn ở trên nóc nhà, thì một ngày Di Xuân các sẽ không thể mở cửa.

Giằng co đến ngày thứ mười bốn, Lưu Vân cuối cùng chết đói.

Thời loạn cũng bắt đầu từ đây.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button