Tiểu thuyết - ngôn tình

Totem Sói

totem soi1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK TOTEM SÓI

Tác giả : Khương Nhung

Download sách TOTEM SÓI full ebook PDF/PRC/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TIỂU THUYẾT

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook             

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cuốn tiểu thuyết kỳ lạ của tác giả Khương Nhung (Trung Quốc), bộ “kỳ thư” duy nhất trên thế giới viết về loài Sói và tôtem Sói của người Mông Cổ.

Tác phẩm được Giáo sư Khương Nhung thai nghén trong 20 năm, viết trong 6 năm, khi phát hành chính thức đã bán được hơn 1 triệu bản, và ở chợ đen khoảng 6 triệu bản. Tập đoàn xuất bản Penguin đã mua bản quyền để phát hành bằng tiếng Anh với giá 100.000 USD. Đây là giá bán bản quyền tiểu thuyết ra nước ngoài cao nhất từ trước đến nay tại Trung Quốc. Ngoài ra, Peter Jackson, đạo diễn của Chúa tể những chiếc nhẫn, cũng đã mua bản quyền Tôtem Sói và sẽ hợp tác với các nhà làm phim Trung Quốc để chuyển thể thành phim.

Bắt đầu từ câu chuyện của chàng trai trẻ Trần Trận, người Bắc Kinh tình nguyện đi lao động ở thảo nguyên Ô Lôn Mông Cổ. Trải qua 11 năm, quan sát từng tập tục, và nghiên cứu, thực nghiệm, sống cùng dân du mục, tác giả Khương Nhung đã tái tạo nên bản anh hùng ca bi tráng về loài sói cùng những người dân du mục cuối cùng của Mông Cổ trong thời kỳ cách mạng văn hoá. Dưới cái nhìn quy chiếu từ góc độ sói, Khương Nhung đã đặt ra những giả thuyết mới rất thú vị của lịch sử Trung Hoa.

Tôtem của một dân tộc là đối tượng sùng bái và mô phỏng của dân tộc ấy. Dân tộc Mông Cổ sùng bái tôtem sói đem hết tâm sức ra học tập và mô phỏng tất cả những gì của sói. Sói là một nửa kẻ thù bằng xương bằng thịt nhưng cũng lại là bậc thày chí tôn với người dân Mông Cổ. Nếu tiệt diệt hết sói, “mặt trời hồng sẽ không còn chiếu trên thảo nguyên, mà sự yên lặng như nước tù sẽ đem lại sự tàn lụi, khô héo, hoang phế và trăm thứ vô vị khác còn đáng sợ hơn kẻ thù tận diệt tinh thần hào mại tính khí sôi nổi của dân tộc thảo nguyên”.

Qua những trang viết đầy tha thiết, sáng tạo và nhiều kiến thức, người đọc sẽ được thưởng thức những hình ảnh cực kỳ sinh động về đàn sói Mông Cổ, cách bày binh bố trận của sói khi tập kích đàn ngựa, cách bao vây đàn dê vàng với những chiến thuật đầy thông minh và hiệu quả. Nhân vật Trần Trận cho rằng, không có con vật nào hoàn hảo hơn sói. Con người học được tính dũng cảm, khôn ngoan, kiên cường, nhẫn nại, yêu tha thiết cuộc sống, không bao giờ tự mãn, quyết không khuất phục, coi thường hoàn cảnh ác liệt, tạo dựng cái tôi mạnh mẽ của sói.

Sói chính là một mắt xích lớn, một sinh mạng lớn trong logic thảo nguyên. Người Mông Cổ sống, để chiến đấu với sói, nhưng chết, lại nhờ sói qua tập tục Thiên táng. Nếu như người Tây Tạng có điểu táng, thì người Mông Cổ có sói táng, nhờ sói đưa linh hồn lên trời. Một người đến phút cuối cùng của cuộc đời, dùng hình thức loã thể làm cống phẩm cho sói để đi đến tận cùng của sự giải thoát cho bản thân, thì không ai có thể hoài nghi vào đức tin của người Mông Cổ với trời và thảo nguyên.

Theo tác giả, nguyên nhân giúp Thành Cát Tư Hãn với đội quân hơn 1 vạn kỵ binh tinh nhuệ ít ỏi, nhưng vó ngựa đã tung hoành khắp Á sang Âu, diệt mấy chục vạn thiết kỵ Tây Hạ, 1 triệu quân nhà Đại Kim, hơn 1 triệu thuỷ quân và kỵ binh Nam Tống. Chiếm Trung Á, Hungari, Ba Lan, Nga, Iran, Ấn Độ… lấy ít thắng nhiều, thắng bằng mưu trí, có thể đều dựa vào trí tuệ của sói và tốc độ của ngựa.

“Trong một thế giới cạnh tranh quyết liệt để sinh tồn, một dân tộc không có dũng khí và tính cách của loài thú, thì không có điểm tựa cho trí tuệ và văn hoá.”, tính cách không những quyết định số phận con người, mà còn quyết định số phận của cả một dân tộc. “Dân tộc canh nông, mang đậm tính gia súc, đó chính là nhược điểm của họ”… Bằng những lập luận rút ra trên góc nhìn từ sói, Khương Nhung đã dũng cảm tự nhìn nhận lại những yếu kém ươn hèn trong quá trình phát triển dân tộc. Ông phân tích, và chứng minh rằng nếu “thế lực chuyên chế trấn áp quá mạnh, thời gian trấn áp lại quá lâu, con người sẽ mất dần thú tính trong nhân tính, dễ bảo như gia súc, hoàn toàn mất khả năng chống đối,cúi đầu chịu làm bề tôi cho kẻ khác, hoặc bị tiêu diệt, trở thành di chỉ khảo cổ, nên văn minh xán lạn của họ chỉ thấy ở bảo tàng”. Qua những dẫn chứng, Khương Nhung đã vạch ra sự giống nhau, tương đồng giữa tôtem Sói và tôtem Rồng. Khi một dân tộc quyết định chọn lựa một giống vật linh làm tôtem, ắt hẳn, giống vật linh đó phải có một ảnh hưởng cực kỳ lớn tới dân tộc đó. Theo ông, Rồng, có một sự tiếp nối và biến hoá từ Sói mà thôi.

Sự tuyệt diệt của sói Mông Cổ, cũng như người du mục Mông Cổ dũng mãnh cuối cùng như một nỗi buồn ám ảnh về sự tàn phá thiên nhiên của người ngoại lai. Họ chỉ thấy cái tham trước mắt, tàn phá, và không biết giữ gìn. Để giờ đây, sói và thảo nguyên Mông Cổ, chỉ còn lại là những truyền thuyết thấm đẫm oai hùng nhưng cũng đầy cô đơn, đau thương trong từng trang sách của Khương Nhung. Nói như nhà văn Chu Đào của Trung Quốc: “Năm mươi vạn chữ là năm mươi vạn con sói đàn chứng tỏ sự từng trải về trí tuệ và dũng khí của tác giả”. Vẻ đẹp của loài sói, một chủng tộc vì tự do mà chết, cũng đặt dấu chấm hết cho thời kỳ du mục cuối cùng và rơi rớt lại, họa chăng chỉ sót lại ở những bản dân ca du mục Mông Cổ chứa đựng những nét nguyên thuỷ của thảo nguyên mỗi khi mùa đông tới dài lê thê và run rẩy.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button