Tiểu thuyết - ngôn tình

Tìm Trong Nỗi Nhớ

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lê Ngọc Mai

Download sách Tìm Trong Nỗi Nhớ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TIỂU THUYẾT

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook           

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Đó là một ngày mùa hè nắng chói chang cách đây vừa đúng hai mươi năm. Chiếc xe commăngca dã chiến bạt sờn, sơn lở mà bố tôi mượn của cơ quan chở ba bố con tôi ra sân bay Nội Bài. Tôi lên đường đi học đại học ở Nga, bố và em trai đi tiễn. Đây là lần đầu tiên tôi rời Việt Nam. Mười tám tuổi, bốn mươi ba cân, hành lý là một chiếc vali lèn đầy quần áo và các mặt hàng tạp hóa. Son phấn Thái (xịn), kimono Nhật (rởm), áo phông nữ “cành mai”, áo phông nam “cá sấu”…, mỗi loại xếp thành một xấp. Một đống quần lót “hoa hồng” xanh đỏ tím vàng với số lượng thừa thãi cho cả năm năm đại học. Hai bức tranh sơn mài màu sắc na ná như nhau, đỏ đỏ, xỉn xỉn, một bức “chăn trâu thổi sáo” và một bức “vịnh Hạ Long”. Vài tấm tranh lụa, cái nào cũng tre, chim với thiếu nữ áo dài (khi tre chim nhiều thì áo dài ít, khi tre, chim ít thì áo dài nhiều). Dăm gói bột nghệ, một lô dầu cao “Sao Vàng”, mấy hộp “sâm quy bổ thận” (thành phần ghi ngoài vỏ hộp gồm nhiều loại cây thuốc nghe tên rất đáng nể, nhưng không thấy có sâm.)
Số hàng hóa này không phải là dành cho tôi, tức là không phải để tôi dùng. Phần tôi, chỉ có vài bộ quần áo và hai tập từ điển Nga-Việt dày cộp. Còn lại, quần áo, son phấn, thuốc thang là để xuất khẩu sang thị trường Nga với mục đích đổi về bàn là, nồi hầm, ấm điện, tủ lạnh… Các tác phẩm nghệ thuật thì dành để khi có dịp dùng làm quà tặng thầy giáo, bạn bè (người Nga, tất nhiên, chứ người mình có ai treo những thứ này trong nhà.) Suốt cả tuần lễ trước ngày tôi lên đường, chiều nào sau giờ làm việc cô tôi cũng phải lăn lóc lượn đi lượn lại Hàng Ngang, Hàng Đào để kiếm cho đủ chủng loại, số lượng hàng hóa cần thiết. Cô nhất quyết dành cái công việc khổ sai này về phần mình vì không tín nhiệm bố con tôi. “Lù đù như bố con mày, không mua nhầm hàng rởm thì cũng bị chúng nó chém cho, thôi cứ để đấy cô lo, cô có kinh nghiệm mua đồ cho thằng V. đi Hung năm ngoái rồi”. Những túi to, bọc nhỏ mà cô hì hụi vác đến làm bố tôi phát hoảng: “Con L. C. đi học chứ có đi buôn đâu mà cô bắt nó tha đi nhiều thứ thế!” ” Ai cũng mang đi như vậy cả, tội gì không mang”, cô tôi gạt phắt.
Đúng, ai cũng mang đi như vậy cả. Lúc kiểm tra ở hải quan, hơn ba chục cái vali của cả đoàn mở ra, cái nào cũng có ngần ấy thứ: “cành mai”, “cá sấu”, phấn “con bướm”, xi líp “hoa hồng”… Mấy cậu bạn tôi, trong lúc xếp lại đồ đạc, vụng về làm tung ra ngoài xấp quần lót nữ màu sặc sỡ, mặt đỏ lựng lên ngang màu đỏ của bông hồng thêu trên quần lót (thời ấy khái niệm “đỏ mặt” còn tương đối thông dụng.)
Trong vali của tôi có một thứ mà chắc chẳng ai trong đoàn cùng đi hôm ấy có. Không, không phải là một mặt hàng “độc” mang lậu qua hải quan. Đó chỉ là một tờ giấy đơn sơ với vài hàng chữ viết to, đường nét rắn rỏi, tự tay bố tôi viết và dán vào mặt trong của nắp vali cho tôi trước hôm tôi lên đường. “Tính con hay quên nên bố dán vào đây cho khỏi thất lạc, và để mỗi lần con mở vali ra thì lại thấy ngay”, bố tôi bảo. Nội dung tờ giấy là những điều bố tôi căn dặn cô con gái lần đầu tiên đi học xa nhà. Ông đánh số cẩn thận, có bảy điều cả thảy.
Hai mươi năm đã qua, chiếc vali cũ mòn và quê kệch của chuyến xuất ngoại đầu tiên đã bị quẳng từ lâu ra bãi rác, nhưng tờ giấy ấy thì đến giờ tôi vẫn giữ. Ố vàng, mép giấy chỗ sờn mỏng tang, chỗ cộm vệt hồ dán, nó nằm sâu trong một ngăn tủ của tôi, kẹp giữa cuốn sổ thơ thời sinh viên. Bây giờ đọc lại, thấy thương bố đến nao lòng.
uê.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button