Tiểu thuyết - ngôn tình

Tiếng Rền Của Núi

tiengrencuanui_zps854d19731. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK TIẾNG RỀN CỦA NÚI

Tác giả : Yasunari Kawabata

Download sách TIẾNG RỀN CỦA NÚI full ebook PDF/PRC/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TIỂU THUYẾT

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook          

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Như hầu hết những tiểu thuyết khác của Kawabata, Tiếng núi cô đọng trong hơn 200 trang, và cũng được đăng từng mảng trên báo từ năm 1949. Đến 1954, sửa chữa lại và in thành truyện. Tính chất fragment, từng mảng, trở thành yếu tố cấu trúc chính trong tác phẩm và cũng là thủ pháp lắp ghép của tiểu thuyết hiện đại, với chủ đích đến gần đến sự thực hơn.

Tiếng núi, tuy được viết cùng thời với Ngàn cánh hạc, nhưng với một quan niệm khác Ngàn cánh hạc. Nếu Xứ tuyết và Ngàn cánh hạc chiếu vào những chân dung phụ nữ, đặt trong bối cảnh xã hội Nhật Bản xa rời truyền thống, là những tiếng xưa gọi về hiện tại; thì Sơn âm, là tiếng núi vọng lên từ lòng đất, không mang quá khứ hiện tại, bỏ cả bối cảnh xã hội, để chỉ giữ lấy phần phi thời gian, chiếu thẳng vào nội tâm con người, một người đàn ông: Ogata Shingo.
Sơn âm là tiếng vọng trong tâm hồn những lão ông, chưa đủ già để an phận và đã qua thời trẻ để có thể xây dựng lại cuộc đời. Sơn âm cũng là ngọn đồi chôn những tạp âm chồng chất của cuộc sống bị dồn ép trong cõi không nói được, không thổ lộ được, của một kiếp người đã trọng tuổi.
Ông già cực kỳ nhậy cảm này, đặc biệt thính tai, đã nhận thấy những tín hiệu đãng trí, lãng tai của mình. Chúng ta đã thấy đôi mắt lạ lùng của Kawabata trong Xứ tuyết và Ngàn cánh hạc, thì ở đây là sự tung hoành của đôi tai. Với độ nhạy cảm bất bình thường, suốt đời Shingo đã nghe, và cảm thấy tất cả âm thanh của cuộc sống chung quanh, từ tiếng hạt dẻ rơi trong bữa tiệc cưới, tiếng ngáy của người vợ già, đến tiếng sương rơi trên lá… Ở độ nhạy cảm như thế, cuộc sống tầm thường sẽ có một ý nghĩa khác thường…

Một số thứ đọng lại sau khi đọc xong
– Người chị dâu
– Cô con dâu Kikuko
– Hạt dẻ đêm tân hôn – khoảng cách không bao giờ phá bỏ được giữa hai vợ chồng già
– Mặt nạ Nô, phủi râu bạc, Kitamoto nhổ tóc bạc: cố gắng níu giữ tuổi trẻ
– Hoa cúc gai – cuống hoa – khát vọng sống
– Kikuko cao lên sau khi đã lấy chồng
Tiếng rền của núi là truyện thứ hai của Kawabata mà mình đọc sau Đẹp và buồn, và mình còn thấy thích truyện này hơn. Không như Đẹp và buồn với những đoạn văn tả cảnh như một bức tranh tĩnh lặng mà tràn đầy giông tố của biển cả, Tiếng rền của núi hầu như không có bao nhiêu đoạn tả cảnh và nếu có thì những cảnh đó cũng không đẹp mà mang một vẻ bức bối kỳ lạ. Những đám mây quái dị, rặng núi đằng sau nhà thở than như người hấp hối rên lên những tiếng cuối đời, những giấc mơ kỳ dị của Shingo và sự đè nén cảm xúc của ông mà bất cứ ai cũng có thể đã hay sẽ trải qua trong cuộc đời. Cuốn truyện này có làm mình hơi nhớ đến Ikiru vì khao khát được sống của hai nhân vật chính trong truyện, và cũng bởi hai người đàn ông đó đều cảm thấy yêu đời hơn nhờ sự hiện diện của hai cô gái trẻ đáng tuổi con cái họ. Mặt khác nó cũng khiến mình nhớ đến phim của Ozu, nhưng hơn thế, đến Aruitemo Aruitemo (Still Walking) của Koreeda Hirokazu vì những sự rạn nứt trong gia đình mà cả hai tác phẩm đều đề cập đến. Những sự rạn nứt, không thông hiểu nhau ấy cứ tiếp diễn hằng ngày, như một lẽ rất tự nhiên – và đương nhiên – của hôn nhân, đời sống gia đình, giữa con cái và cha mẹ. Nhưng nếu Koreeda tiếp cận vấn đề này với cái nhìn khá lạc quan và khoan dung cho các nhân vật của mình thì Kawabata lại thể hiện nó với một giọng văn thật dữ dội – một cách bình thản đến kinh ngạc. Hai vợ chồng Shuichi – Kikuko rất hiếm khi trò chuyện với nhau qua lời miêu tả của tác giả, ta cũng không biết họ yêu nhau đến mức độ nào. Vợ chồng Shingo trước khi lấy nhau đều hướng đến những người khác – đẹp đẽ hơn, thuộc về “một thế giới khác” không như thế giới của họ, thế nhưng họ vẫn cất giấu những hình ảnh ấy vào trong lòng để sống với nhau – có thể coi là hạnh phúc – cho đến già.
Trong Tiếng rền của núi, thế giới của người đàn bà là thế giới của sự nhẫn nhịn chịu đựng, thậm chí đối với bà Yasuko, người đàn bà tự tử theo chồng không cần để lại thư tuyệt mệnh riêng mà chỉ cần lá thư tuyệt mệnh của chồng là đủ. Người đàn ông sống chung với người đàn bà, nhưng dường như sự chịu đựng nhẫn nhịn của vợ – và của con họ – chẳng chạm được đến thế giới của họ, một thế giới dường như bị sự thờ ơ tàn nhẫn vây quanh bao phủ và che chắn cho họ. Tuy anh con trai Shuichi của Shingo là minh chứng rõ ràng nhất cho sự tàn nhẫn của người đàn ông, nhưng chẳng phải Shingo cũng một phần nào đó gián tiếp tàn nhẫn, khi ông không đủ quan tâm tới con gái mình, khi ông thương con dâu mình nhưng luôn lẩn tránh vấn đề với Kikuko, khi ông chỉ đến khi quá muộn mới dám đến gặp nhân tình của con trai?Mặt khác, như đã nói ở trên, cũng như ông Watanabe trong Ikiru của Kurosawa Akira, Shingo – ở tuổi sáu mươi mấy – vẫn đang đi tìm ý nghĩa của sự sống và cố gắng níu kéo lại tuổi trẻ, cho dù không ở mặt hình thức thì cũng ở mặt tình cảm. Ông chưa bao giờ thôi nhớ đến người chị dâu quá cố xinh đẹp của mình, hết liên tưởng người chị dâu ấy đến cô con dâu Kikuko rồi đến đứa cháu ngoại – đến mức ông thấy kinh tởm chính mình – nhưng cả những tư tưởng về người chị dâu cả những tình cảm khó giải thích với con dâu, những điều ấy có đâu chỉ đơn thuần là tình yêu nam nữ, mà chẳng phải Shingo đang cố gắng đi tìm lại tuổi thanh xuân thông qua những rung động của tình cảm nam nữ mà bất cứ người thanh niên nào cũng có?
Tiếng rền của núi được kể gián tiếp qua cái nhìn của Shingo và ta cảm nhận mọi nhân vật cũng gián tiếp qua cái cách mà ông nhận xét về họ – người vợ Yasuko y như mọi người đàn bà bình thường khác, ông thương vợ nhưng không hẳn là yêu vợ, cũng không tỏ rõ thái độ gì đặc biệt với vợ, bà chỉ là một bà vợ như bao bà vợ khác; cô con dâu Kikuko, người ông yêu quý và có phần ngưỡng mộ; đứa con trai Shuichi  ích kỷ, tàn nhẫn và xa cách với ông; người con gái Fusako thô lỗ sân si. Thế nhưng tất cả mọi nhân vật ấy và những đặc điểm của họ đều là qua cái nhìn của Shingo. Liệu người con trai Shuichi của ông có tàn nhẫn vô lương tâm và thô bỉ đến vậy, hay chẳng qua là vì Shingo không hiểu anh ta? Liệu cô con câu Kikuko có đáng yêu, đáng thương và dễ gần đến vậy, hay chẳng qua là do Shingo hướng về cô ta vừa để tưởng nhớ người chị dâu đã khuất vừa để tìm kiếm một chút hương hoa của tuổi trẻ? Liệu cô con gái Fusako có thô lỗ cộc cằn như vậy, hay là do từ nhỏ ông đã không để ý đến con gái mình đủ, để đến khi cuộc hôn nhân của con tan vỡ, ông mới nhận ra mình chưa hẳn đã làm trọn bổn phận cha mẹ?
Đối với Kawabata, một khoảnh khắc bất kỳ nào đó là rất quan trọng. Như tình yêu tuổi 16 của Otoko với ông Oki của Đẹp và buồn, và như hình ảnh người chị dâu trong tâm tưởng của Shingo. Người chị dâu đó, mất khi còn trẻ, mãi mãi sống trong lòng ông và không hề già đi, nhưng người vợ Yasuko của ông đã già đi theo quy luật của tự nhiên. Otoko yêu Oki, hay yêu tình yêu tuổi 16 của mình với ông? Shingo yêu cô con dâu Kikuko, hay yêu hình ảnh tươi trẻ của cô ta khiến ông yêu đời hơn, khiến ông nhớ lại người chị dâu của mình? Phải chăng người ta có thể yêu và cố gắng giữ lấy một khoảnh khắc nào đó còn hơn yêu cả một con người thực, vì khoảnh khắc đó hư hư ảo ảo, và một khi nó đã đi vào tâm tưởng của con người, người ta có thể gìn giữ nó, thay đổi nó, làm cho nó đẹp đẽ hơn theo ý muốn? (Lại nhớ đến Wandafuru Raifu của Koreeda rồi ^^).
Một điều nữa là quan hệ vợ chồng trong Tiếng rền của núi thật mâu thuẫn – một mặt, vợ chồng gắn bó với nhau như một thể không tách rời, như những người vợ tự tử theo chồng. Một mặt, luôn có một khoảng cách giữa họ, như hạt dẻ rơi đêm tân hôn mà Shingo chưa bao giờ đem tặng vợ, hay Kikuko và Shuichi, tha thiết với nhau hơn sau khi Shuichi bỏ nhân tình, và sau khi tính “đàn bà” của Kikuko đã thức giấc khi cô ghen, nhưng Shuichi cũng bảo rằng Kikuko “tự do” và có thể làm bất cứ gì cô muốn.
Tình cảm giữa Shingo và Kikuko có cái gì đó ngầy ngật mơ hồ của tình cảm nam nữ, nhưng nó lại không vướng chút bụi của nhục thể. Shingo yêu hình ảnh con dâu mình, tuổi trẻ của cô hơn là chính cô, còn Kikuko đi tìm ở bố chồng một sự cảm thông, một người biến lắng nghe, một người trân trọng mình để khỏa lấp cho người chồng phũ phàng đi tìm nguồn vui ở một người đàn bà rất “đàn bà”. Rất mờ ảo, không rõ ràng như vậy, nhưng chẳng phải đa số những tình cảm của con người ta trên đời đều tương tự như thế, không thể định nghĩa, nhiều lúc không thể phân biệt, như vậy sao?

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button