Tiểu thuyết - ngôn tình

Sông Xa

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Chu Lai

Download sách Sông Xa ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TIỂU THUYẾT

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng MOBI              Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

“Đã lâu lắm chúng tôi mới có dịp ngồi lại với nhau như thế này. Chúng tôi là những người lính, hay đúng hơn là năm thằng cựu chiến binh may mắn còn sống sót trong cả đội hình một trung đoàn vượt Trường Sơn năm xưa. Hòa bình được mười năm rồi, bây giờ ngồi nhìn nhau cứ thấy buồn buồn.Cuộc đời trôi nhanh quá! Cuộc chiến cũng lùi về quên lãng với tốc độ không chậm. Mới đó mà đầu tóc đã có sợi bạc, sợi đen, đã đùm đề vợ con, đã bị cái khó của đời thường làm cho đạo mạo, làm cho nói năng trễ nải đi nhiều. Đứa nào cũng đã bước qua vạch tuổi 40 rồi. Thằng làm giám đốc, thằng làm thày giáo, thằng làm ngoại giao và có cả thằng mất sức sớm, về nhà kỳ cạch ngồi sửa xe máy cho thiên hạ kiếm sống. Tất nhiên có cả thằng đến nay vẫ còn đeo đuổi binh nghiệp mà đôi quân hàm cũng rất khiên tốn nếu đem so với những gì cậu ta đã trải qua, đã cống hiến. Thế mà đã có một thời cả năm đứa chỉ làm độc một nghề, nghĩ cùng một hướng, mang trên mặt cùng một màu da sốt rét và chỉ duy nhất một niềm hy vọng mỏng manh: còn sống mà trở về.”

Trích tiểu thuyết “Sông xa” của nhà văn Chu Lai.

Về tác giả Chu Lai:

Đại tá, nhà văn Chu Lai có tên khai sinh là Chu Văn Lai, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1946, tại xã Hưng Đạo, huyện Phù Tiên nay là huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, hiện đang ở Hà Nội. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (từ năm 1980)

Ông là con trai của nhà viết kịch Học Phi. Trong chiến tranh Việt Nam ông công tác trong đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị rồi trở thành chiến sĩ đặc công hoạt động trong vùng Sài Gòn. Sau 1973, ông về làm trợ lý tuyên huấn Quân khu 7. Đến cuối năm 1974 ông tham dự trại sáng tác văn học Tổng cục Chính trị và sau đó học tại Trường Viết văn Nguyễn Du khóa 1. Sau khi tốt nghiệp, ông biên tập và sáng tác cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà văn Chu Lai còn viết một số kịch bản sân khấu, kịch bản phim và tham gia đóng phim.

Trích dẫn:

Đã lâu lắm chúng tôi mới có dịp ngồi lại với nhau như thế này. Chúng tôi là những người lính, hay đúng hơn là năm thằng cựu chiến binh may mắn còn sống sót trong cả đội hình một trung đoàn vượt Trường Sơn năm xưa. Hòa bình được mười năm rồi, bây giờ ngồi nhìn nhau cứ thấy buồn buồn.Cuộc đời trôi nhanh quá! Cuộc chiến cũng lùi về quên lãng với tốc độ không chậm. Mới đó mà đầu tóc đã có sợi bạc, sợi đen, đã đùm đề vợ con, đã bị cái khó của đời thường làm cho đạo mạo, làm cho nói năng trễ nải đi nhiều. Đứa nào cũng đã bước qua vạch tuổi 40 rồi. Thằng làm giám đốc, thằng làm thày giáo, thằng làm ngoại giao và có cả thằng mất sức sớm, về nhà kỳ cạch ngồi sửa xe máy cho thiên hạ kiếm sống. Tất nhiên có cả thằng đến nay vẫ còn đeo đuổi binh nghiệp mà đôi quân hàm cũng rất khiên tốn nếu đem so với những gì cậu ta đã trải qua, đã cống hiến. Thế mà đã có một thời cả năm đứa chỉ làm độc một nghề, nghĩ cùng một hướng, mang trên mặt cùng một màu da sốt rét và chỉ duy nhất một niềm hy vọng mỏng manh: còn sống mà trở về.
Có lẽ khác với một số đông người khác, họ không thích nhắc lại quá khứ, không thích kể lại những tháng ngày gian khổ đã qua với một lý do nghe chừng có vẻ biện chứng: cái gì qua cho nó qua, nhớ lại làm gì, cho nhọc lòng, cuộc sống đã chẳng quá nhọc nhằn rồi sao! Đành là thế nhưng chúng tôi cứ thích tạo một thứ thành lũy cho cảm hứng hoài cổ thánh thiện của mình. Lâu lâu tụ bạn bè, chúng tôi vẫn cứ thích lôi chuyện cũ ra kể, kể chân thành, kể say sưa mà có lẽ chẳng có đề tài nào có khác khiến chúng tôi có thể đạt được độ nhiệt tâm cao như thế. Rất đơn giản: bởi lẽ chúng tôi chỉ còn lại năm người trong đội hình trai trẻ một ngàn năm trăm người; bởi lẽ, người lính không nhớ lại chuỗi ngày làm lính của mình thì còn nhớ cái gì khác nữa, và cuối cùng cũng có thể vì, bây giờ tuy mỗi đứa một hoàn cảnh, một số phận khác nhau nhưng đều ý thức rất rõ rằng: đoạn đời ở rừng cầm cây súng chắc chắn sẽ là đoạn đời đẹp nhất. Điều này được thể hiện mạnh đến nỗi, anh bạn trung đội phó công binh ngồi cạnh tôi, nay là giám đốc hay tổng giám đốc gì đó của một xí nghiệp lớn ở phía Nam, phải chân thành thốt lên:
– Chao! Giá mà được sống lại một ngày của cái thời ấy….Một cái bồng, một cái võng, một khẩu súng. Tất cả chỉ có thế, bước nhẹ tênh trong cuộc đời, chẳng bận bịu, chẳng lo toan và ngay cả cái chết cũng không làm lòng bớt thanh thản…
Tất nhiên đó là nghĩ ngợi của riêng cậu ấy nhưng dù sao, câu nói không đượm chút giả tạo đó đã dồn đuổi đầu óc tất cả chúng tôi cùng trôi ngược về phía sau, nơi thấp thoáng những cánh rừng ẩm thấp và những đồng bưng nhòe nhoẹt ánh hỏa châu kẻ thù…
– Buồn cười nhỉ! Khi oánh nhau, bọn mình có nghĩ ngợi xa xôi gì lắm đâu mà bây giờ ngồi ngẫm lại cứ bật ra đủ thứ này nọ. Thì ra người ta nói đúng: chiến tranh ít triết lý nhất nhưng chiến tranh cũng chứa đựng nhiều triết lý nhất.
Người bạn nhà giáo, vốn trước đây làm đại đội trưởng bộ binh ở một vùng rất ác liệt mào đầu với cái giọng khá khúc triết. Chúng tôi gật đầu. Nghe đâu anh bạn này gần đây có viết một vài lý luận về văn học chiến tranh sang tiếng Việt được dư luận chú ý. Trong những buổi gặp gỡ, cậu ta bao giờ cũng tìm được những câu nói thú vị để đưa đà cho một đêm tâm tình cựu chiến binh như vậy.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button