Tiểu thuyết - ngôn tình

Sống Chung Với Mẹ Chồng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Phù Thủy Dưới Đáy Biển

Download sách Sống Chung Với Mẹ Chồng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TIỂU THUYẾT

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Diệp Hy Lôi, cô con dâu 8X, xinh đẹp, thông minh nhưng cũng lười biếng và ham hư vinh, trong mắt mẹ chồng, cô vẫn chưa thể hoàn thành vai trò của một người con dâu.

Phương Xảo Trân, mẹ chồng thuộc thế hệ 5X, hiền lành, chăm chỉ, là mẹ chồng nhưng vẫn chưa biết cách phải cư xử với con dâu như thế nào.

Hứa Bân, cậu con trai 8X, đứng giữa người vợ mình yêu thương và người mẹ mà mình luôn quan tâm, giữa tình yêu và tình thân, cuối cùng anh đã đánh mất đi tình yêu của mình, chính tay hủy hoại tình yêu.

Một cuộc giao tranh giữa mẹ chồng và nàng dâu, một sự lựa chọn khó khăn giữa tình yêu và tình thân, có cả niềm vui và nỗi buồn. Những bà mẹ chồng tương lai, hãy đọc cuốn sách này, để bạn sống cởi mở hơn; những cô dâu mới về nhà chồng, hãy đọc cuốn sách này để có thêm lời cảnh tỉnh; người đàn ông bị kẹt giữa mẹ chồng và nàng dâu, cũng nên đọc cuốn sách này để biết rằng, trong hôn nhân, tình yêu xếp phía sau, trí tuệ mới là trên hết.

Phù thủy dưới đáy biển, tên thật là Giả Hiểu, thường dùng bút danh là Thanh Dương Uyển Hề, là một cô gái thuộc thế hệ 8X, thích đọc Hồng Lâu Mộng, tính tình giản dị, nhạy cảm, thích văn chương. Rất tin vào tình yêu sét đánh, vào những mối tình lãng mạn. Đầu năm 09 từng có truyện ngắn tình yêu được đăng trên các báo và tạp chí nổi tiếng như “Người tình”, “Thế giới phụ nữ”, “Thế giới người tình”…

Đôi lời bản thân: Thật ra trong cuộc sống, mỗi người đều phải đối diện với các mối quan hệ: cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em (trong gia đình, bên chồng/vợ), đồng nghiệp, bạn bè, … Đối với mỗi một độ tuổi, cùng một vấn đề đều có cách nhìn khác nhau. Đối với mỗi vai trò, tầng lớp cũng như vậy. Mối quan hệ nào cũng vậy, đều cần tấm lòng bao dung, rộng mở, việc mình không thích thì đừng áp đặt lên người khác rồi tiến tới điều gì mình thích thì cũng làm cho người khác như vậy. Làm được những điều này rất khó, vì ai cũng có cái tôi, nhưng hãy cố gắng sống để sau đó không phải hối hận, bản thân được thanh thản.

ĐỌC THỬ

Chương 1RA MẮT

1

Tháng 6, trời trong xanh. 10 giờ sáng, Hứa Bân xuất hiện đúng giờ ở cổng chung cư nhà Hy Lôi. Cửa mở ra, Hứa Bân kinh ngạc, chiếc váy liền màu ngó sen ôm trọn thân hình trẻ trung của Hy Lôi, làn da trắng như ngọc, đôi môi màu cánh sen và chút phấn hồng trên má khiến cả người cô tràn đầy sức sống.

– Chuẩn bị xong chưa? – Hứa Bân bước vào phòng. Hy Lôi điệu đà quay một vòng trước mặt anh:

– Đẹp không? – Đẹp lắm! Em mặc gì cũng đẹp cả! – Hai người quen và yêu nhau đã một năm nay, cuối cùng thì Hứa Bân cũng được đưa cô bạn gái xinh đẹp tới gặp bố mẹ mình, trên mặt anh không giấu nổi niềm vui sướng.

Hứa Bân tốt nghiệp Học viện Chính trị Pháp luật, còn Hy Lôi học khoa Trung Văn trường Đại học Sư phạm. Một năm trước, hai người quen nhau trong một buổi giao lưu văn nghệ giữa hai trường. Hứa Bân vừa thấy Hy Lôi, đã lập tức đứng sững lại như bị sét đánh, thế là anh bắt đầu gọi điện thoại và nhắn tin liên tục, lúc này, Hy Lôi đang vò đầu bứt tai vì tìm việc, làm gì có thời gian để ý tới một anh chàng Hứa Bân diện mạo bình thường. Không lâu sau, cuối cùng Hy Lôi cũng tìm được một công việc vừa ý, làm biên tập cho một tạp chí phụ nữ rất nổi tiếng. Hôm đó tâm trạng tốt, tin nhắn của Hứa Bân lại tới rất kịp thời: “Có thời gian không, cùng ăn cơm nhé?”. Câu chuyện bắt đầu từ ngày hôm đó. Sau khi tiếp xúc với nhau, sự dịu dàng, khiêm nhường, tận tâm, chu đáo của Hứa Bân đã dần dần khiến Hy Lôi rung động.

Cô gái thuê chung nhà với Hy Lôi tên là Mai Lạc ngái ngủ từ phòng bước ra, ngáp một cái dài rồi cười nói:

– Con dâu đến ngày ra mắt bố mẹ chồng rồi. Hy Lôi, cố lên!

Hy Lôi cười nói:

– Xì, cậu là con dâu thì có!

2

Hy Lôi cùng Hứa Bân ra siêu thị mua một ít quà, gọi một chiếc taxi. Taxi dừng lại ở khu chung cư cao cấp phồn hoa nhất trong thành phố. Nhà anh ở tầng 11 nhà C.

Hứa Bân quên mang chìa khóa, mẹ anh ra mở cửa. Cuối cùng Hy Lôi cũng gặp được mẹ của Hứa Bân, bà Phương Xảo Trân, một người phụ nữ không cao, hơi đen, hơi bé, không hề có được ngoại hình của những bà vợ quan, bà chẳng khác gì những người phụ nữ của gia đình rất bình thường. Trái tim lơ lửng nãy giờ của Hy Lôi được đặt xuống, miệng cười ngọt ngào:

– Con chào bác ạ! Phương Xảo Trân cũng hiền hòa mỉm cười, bảo con trai đưa Hy Lôi vào nhà. Người đàn ông trung niên đang đọc báo trong phòng khách chính là bố của Hứa Bân, Hứa Trường Thiên. Nghe Hứa Bân nói, bố anh giữ một chức vụ vừa phải ở phòng nhân sự trong một doanh nghiệp nhà nước loại hình lớn, cũng có chút quyền lực, tính tình rất hiền hòa. Hy Lôi lên tiếng chào, cùng Hứa Bân ngồi xuống salon, rồi cô đặt mấy túi hoa quả với đồ ăn lên bàn. Mẹ Hứa Bân rót trà, bố anh rất hiền lành, hỏi cô mấy câu đại loại như “Nhà con ở đâu? Bố mẹ khỏe không? Làm công việc gì”. Hy Lôi trả lời từng câu một.

Nhà Hy Lôi ở thành phố C cách thành phố A không xa, một gia đình bình thường, bố là bác sĩ ở bệnh viện, mẹ là giáo viên, có một cậu em trai vẫn đang học đại học, hoàn cảnh gia đình đơn giản và trong sạch.

Mẹ Hứa Bân ngồi một bên, thi thoảng lại nhìn Hy Lôi thăm dò, ngồi một lát rồi bà vào phòng bếp làm cơm. Hy Lôi và Hứa Bân thì ngồi lại nói chuyện với bố anh. Một lúc sau, Hứa Bân cảm thấy chán nên kéo Hy Lôi đứng dậy:

– Đi, anh đưa em đi tham quan nhà. Lúc này Hy Lôi mới để ý thấy nhà anh rất rộng, ba phòng ngủ, một phòng khách, một phòng bếp và một nhà vệ sinh, sàn lát gỗ, đồ dùng toàn kiểu Trung Quốc, đơn giản mà mang hơi hướng hoài cổ. Phòng của bố mẹ anh ở hướng đón mặt trời, trên tường có treo một bức ảnh cưới đã cũ, trông có vẻ rất kỳ lạ. Bên cạnh là một phòng sách. Trong đó có rất nhiều sách quản lý, có thể nhận ra đây là nơi mà bố anh thường lui tới. Phòng của Hứa Bân thì ở hướng Bắc, trên tường treo rất nhiều ảnh của anh hồi còn nhỏ, trên giá sách đặt những cuốn sách mà anh từng đọc hồi đại học. Hy Lôi xem những cuốn sách đó và ảnh của Hứa Bân, Hứa Bân mở máy tính ra, down một bộ phim về xem. Bỗng dưng trên màn hình xuất hiện một cảnh tình cảm rất mùi mẫn, anh nóng mặt, bất giác quay đầu lại nhìn Hy Lôi, Hy Lôi thấy cảnh đó, nũng nịu cười mắng:

– Dê! Hứa Bân bèn kéo Hy Lôi lại, hôn cô một cái. Cửa phòng chỉ khép hờ, Hy Lôi không dám phát ra âm thanh, cố giãy giụa để thoát khỏi anh. Đúng lúc đó mẹ anh ở ngoài gọi:

– Ăn cơm thôi! Hứa Bân, gọi Hy Lôi đi, rửa tay rồi ăn cơm! Hy Lôi nghe thấy bà gọi mình là “Hy Lôi”, vừa thân thiết vừa quen thuộc, trong lòng thấy ấm áp hơn nhiều.

Nhưng sự việc sau đó lại khiến Hy Lôi trở tay không kịp. Hy Lôi đi rửa tay, ở phòng vệ sinh ngoài phòng khách, Hứa Bân thì vào một phòng vệ sinh khác, mẹ anh nhanh chóng đi theo, giả vờ là nói chuyện với con trai, sau đó, rất bất ngờ, bà sờ bên dưới của anh một cái. Anh không nổi giận, quay người đi ra, nhưng mặt đỏ bừng. Hy Lôi nhìn thấy rất rõ, kinh ngạc tới mức lưỡi cứng đờ, hai mẹ con này đang làm gì thế, thật là biến thái.

Trên bàn ăn, bố anh vẫn luôn giữ thái độ hiền hòa, tươi tỉnh, nhiệt tình mời Hy Lôi ăn món này món khác. Mẹ Hứa Bân cũng rất nhiệt tình gắp thức ăn cho mọi người. Các món ăn rất phong phú, có thể nhận ra mẹ Hứa Bân đã làm người phụ nữ của gia đình nhiều năm, tay nghề nấu ăn rất giỏi, mùi vị và hình thức đều rất tuyệt. Sáng nay Hy Lôi chưa ăn gì, bụng cũng đã đói nên không hề tỏ ra khách sáo. Hứa Bân cũng đói, chỉ cắm đầu vào ăn cơm, mẹ anh thì không ăn mấy, ngoại trừ việc ban đầu gắp cho Hy Lôi vài miếng thức ăn, sau đó thì liên tục gắp cho con trai mình, sườn xào chua ngọt, tôm, đầu cá, tất cả đều gắp vào bát con trai, nhìn anh ăn như hổ vồ, bà mỉm cười hạnh phúc, nói:

– Con trai, ăn nhiều một chút, công việc phải dùng nhiều đầu óc, ăn cá bổ não.

Hy Lôi cười thầm trong bụng: Chẳng nhẽ người khác làm việc không phải dùng đầu óc?

Hứa Bân ăn cơm rất nhanh, một lúc đã ăn xong hai bát cơm, thấy bát cơm của Hy Lôi vẫn chưa vơi đi là mấy, anh mới phát hiện ra mình đã quên mất cô. Thế là anh lại cầm đũa gắp cho cô một miếng sườn:

– Ăn nhiều một chút, em gầy quá! Mẹ anh cũng bắt đầu ăn cơm. Ăn xong một bát lại xới thêm bát nữa, ăn được vài miếng thì thấy no, thế là trút cả chỗ cơm thừa trong bát mình cho bố Hứa Bân. Có lẽ giữa vợ chồng ăn cơm thừa của nhau là bình thường, đi ra ngoài ăn cơm với Hứa Bân, Hy Lôi ăn thừa cơm, Hứa Bân sẽ ăn nốt. Bố anh có lẽ vì cảm thấy có người ngoài ở đó nên hơi ngại, đẩy cái bát sang một bên, nói:

– Ai thèm ăn cơm thừa của em! Mẹ anh có vẻ không vui, nhưng rồi nhanh chóng thản nhiên, đùa nói:

– Giả vờ gì chứ, thân thiết thế rồi mà anh còn chê em à! – Bố anh đỏ bừng mặt, Hứa Bân nhìn mẹ một cái, Hy Lôi giả vờ như không nghe thấy, tiếp tục ăn cơm. Bố anh cảm thấy ngượng nên lấy cớ đi hút thuốc, bỏ ra ngoài phòng khách. Hứa Bân cũng đã ăn cơm xong, đẩy bát ra xa rồi ra phòng khách xem tivi.

Cả cái bàn rộng thừa lại rất nhiều thức ăn, mẹ Hứa Bân bắt đầu thu dọn bát đũa. Hy Lôi đang định giúp bà thu dọn thì mẹ anh đã cười nói:

– Cháu cứ để đấy, ra ngoài xem tivi với Hứa Bân đi! Hy Lôi nhớ ra trên đường đi Hứa Bân đã dặn dò cô, bảo là “Cục cưng, giữ thể diện cho anh, thể hiện một chút trước mặt bố mẹ”. Thế là cô vẫn tiếp tục thu dọn bát đũa để mang đi rửa. Mẹ anh lại đẩy cô ra, nói:

– Đừng, cháu tới lần đầu, là khách, sau này cưới nhau rồi tính sau! Lúc này Hy Lôi mới bỏ bát đũa xuống, đi ra ngoài. Nghe mẹ nói sau này cưới nhau, trong lòng thấy thật ngọt ngào, bà có vẻ rất hài lòng với cô con dâu này.

Hy Lôi và Hứa Bân cùng ngồi trong phòng khách xem tivi, bố anh thì đọc báo, mọi người không nói gì nhiều với nhau, không khí rất ngượng ngập. Một lát sau, mẹ anh cũng rửa bát xong, gọt hoa quả bảo mọi người ăn. Hy Lôi cầm một miếng táo nhỏ. Bố anh vẫn đang đọc báo nên không động đậy. Mẹ anh dùng tăm cắm vào một miếng táo, thân mật lại gần chồng, gọi:

– Ông xã, ăn hoa quả! Hy Lôi vội quay đầu về phía tivi. Đã quen với cảnh bình thường hay đấu khẩu của bố mẹ mình, bỗng dưng cô thấy không quen với sự thân mật của bố mẹ Hứa Bân.

Ăn hoa quả xong, Hy Lôi đánh mắt ra hiệu cho Hứa Bân, bảo anh đưa cô về.

Trước khi về, mẹ anh cứ kiên quyết nhét cho Hy Lôi 1000 tệ. Hy Lôi biết lần đầu tiên gặp mặt bố mẹ phải có quà, nhưng nghĩ dù sao mình với Hứa Bân cũng sắp kết hôn, thế là cô thoải mái nhận lấy.

3

Vừa ra khỏi cửa nhà, Hứa Bân đã thân mật ôm eo Hy Lôi. Hy Lôi tò mò hỏi:

– Mẹ anh với bố anh bình thường ở nhà toàn thế hả? – Thế nào? – Ông xã, ăn hoa quả! – Hy Lôi học theo giọng điệu của mẹ anh nói lại một lần. Hứa Bân lườm cô một cái, nói với Hy Lôi, thực ra mẹ anh cũng vất vả, không hiếu thắng như những người phụ nữ khác, cũng chẳng có tài năng gì, từ sau khi nghỉ việc ở nhà, mọi việc trong nhà đều do một tay bà lo liệu, chồng và con trai chính là nơi gửi gắm tinh thần của bà, ba bữa cơm mỗi ngày cho chồng con và việc vệ sinh nhà cửa đã trở thành toàn bộ công việc của bà. Bà không có bạn bè gì, học vấn cũng không cao, chồng và con chính là toàn bộ cuộc sống của bà.

Hy Lôi nghe anh nói vậy, cũng bắt đầu sụt sịt. Bỗng dưng nhớ lại cảnh ban nãy ở nhà vệ sinh, cô lập tức tóm cánh tay Hứa Bân hỏi:

– Vừa nãy ở nhà vệ sinh, mẹ anh làm gì thế? Sờ chỗ nào của anh?

Hứa Bân ngượng ngùng cười:

– Mẹ hay thế, vẫn phong kiến lắm, hỏi anh với em vừa nãy ở trong phòng làm gì? Xem chỗ đó của anh có… hehe!

– Trời ơi! Anh lớn thế rồi mà mẹ anh còn làm vậy.

Cũng giống như đa phần những người thuộc thế hệ 8X khác, Hy Lôi và Hứa Bân đã sớm nếm trái cấm. Mối quan hệ đó trong mắt Hy Lôi là một sự trao đổi giữa hai người, khiến tình cảm của hai người thêm hòa hợp, Hy Lôi làm biên tập cho một tạp chí phụ nữ, cũng có quan niệm tình dục đúng đắn, chỉ cần là làm điều đó với người yêu của mình thì quan hệ tình dục là điều rất tuyệt vời.

Nhưng nghĩ tới việc Hứa Bân đã lớn như thế rồi mà mẹ anh vẫn còn sờ vào chỗ đó của anh, cô cảm thấy trong lòng không thoải mái. Cô cúi đầu nói:

– Biến thái! Sau này không được như thế nữa! Hứa Bân đưa Hy Lôi về tới cổng tiểu khu nhà cô, rồi gọi taxi. Vốn là ngày cuối tuần, lẽ ra anh phải ở bên Hy Lôi lâu hơn một chút, nếu là trước đây thì Hứa Bân và Hy Lôi sẽ đi dạo phố hoặc xem phim, có thời gian thì tới nhà Hy Lôi nấu cơm, lúc Mai Lạc không có nhà, hai người sẽ làm tình ở trong phòng, cái cảm giác vụng trộm ấy vừa hưng phấn vừa kích thích. Nhưng hôm nay nghĩ tới mẹ anh, Hy Lôi cảm thấy tiết mục sau đó thật là vô vị. Cô đẩy Hứa Bân ra:

– Anh về đi! Bài kỳ này sắp phải nộp rồi, em còn chưa làm xong! Còn một đống quần áo phải giặt nữa.

Hứa Bân không nổi giận, anh còn đang sốt ruột muốn biết ấn tượng của bố mẹ về Hy Lôi thế nào, thế là anh vẫy tay chào cô rồi quay người ra về.

4

Về tới phòng, thấy Mai Lạc đang lúi húi nấu mì trong bếp. Thấy Hy Lôi về, cô bạn vội vàng chạy lại hỏi:

– Thế nào, thế nào hả? Hy Lôi ném túi xách xuống rồi lười biếng ngồi phịch xuống salon, định nói về cảnh tượng biến thái của mẹ con Hứa Bân, rồi thái độ thân mật của bà với chồng, nhưng nghĩ đó là mẹ chồng tương lai của mình nên cuối cùng lại chẳng nói gì:

– Ok thôi! Tớ đáng yêu thế này cơ mà, ai dám chê tớ chứ! Mai Lạc bưng ra một bát mì, vừa ăn vừa hỏi:

– Tớ hỏi cậu là bố mẹ anh ấy thế nào? Hy Lôi thản nhiên nói:

– Tốt lắm, bố anh ấy có vẻ rất hiền lành, mặc dù ở cơ quan có chút chức quyền nhưng cũng không hề làm cao, mẹ anh ấy thì là một phụ nữ gia đình, kiểu phụ nữ Trung Quốc truyền thống!

– Tóm lại cậu đừng có coi thường, Hứa Bân là con trai một, sau khi các cậu kết hôn, chắc chắn sẽ phải sống chung với họ, nếu xử lý không tốt mối quan hệ với mẹ chồng thì mệt lắm. Cơ quan tớ có mấy chị lấy chồng rồi, thường xuyên tới cơ quan tố khổ, có người suýt nữa còn ly hôn vì mẹ chồng quá quắt đấy!

Hy Lôi chẳng để tâm lắm:

– Làm gì đến nỗi ấy. Mẹ tớ ở với bà nội quá nửa đời người, vẫn tốt đấy thôi.

– Dù sao thì tớ cũng nhắc nhở cậu như thế. Tớ thì không phải lo về cái này. – Mai Lạc với bạn trai cô, Tùng Phi, một người ở Giang Tây, một người ở Hà Bắc, trong thành phố này, họ đều bị coi là người ngoại tỉnh, cho dù kết hôn thì cũng sẽ sinh sống ở nơi này, sống cuộc sống của đôi uyên ương nhỏ, không phải lo tới vấn đề sống chung với bố mẹ.

Đúng lúc này thì điện thoại của Hứa Bân gọi tới:

– Cưng, tới nhà chưa?

– Rồi, đang nói chuyện với Mai Lạc.

– Em không muốn nghe ấn tượng của bố mẹ về em thế nào à?

Hy Lôi cười đầy thản nhiên:

– Đương nhiên là tốt rồi! Bên kia vang lên tiếng cười của Hứa Bân:

– Đương nhiên rồi, anh có mắt nhìn mà! Bố mẹ nói em vừa xinh đẹp, lại lễ phép, công việc cũng tốt nữa, chỉ là… chỉ là…

Hy Lôi vừa nghe, thấy còn “chỉ là”, lại nói mấy tiếng liền nên hơi giận:

– Chỉ là cái gì! Em làm sao? Hứa Bân lại ấp úng:

– Không có gì! Chỉ nói là em hơi thanh cao! Còn nói hai đứa mình đi trong tiểu khu mà cứ nắm tay nhau, nhố nhăng!

Hy Lôi vừa nghe nói vậy đã lập tức bắn như súng liên thanh vào điện thoại:

– Em làm sao mà thanh cao? Em nắm tay anh thì làm sao, họ còn đứng nhìn lén ở cửa sổ à? Nắm tay thì làm sao, anh nhố nhăng thì có? Người thế hệ nào rồi, có phải họ không thường xuyên ra phố, không ra ngoài hay sao, biến thái à! – Nói xong, cô dập mạnh điện thoại.

Sau đó, cho tới khi kết hôn với Hứa Bân, dọn về sống trong căn nhà đó, sáng sớm ra ngoài đi làm, Hy Lôi vẫn cứ cảm thấy ở khung cửa sổ sau lưng có một đôi mắt đang nhìn cô đầy dò xét, khiến cô lạnh run người.

Mai Lạc nhìn Hy Lôi một phút trước vẫn còn hớn hở như tết, giờ nhận xong cuộc điện thoại bỗng nổi giận lôi đình thì khựng lại, rồi lặng lẽ ăn mì, chẳng nói gì nữa.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button