Tiểu thuyết - ngôn tình

Nhà Thờ Đức Bà Paris

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Victor Hugo

Download sách Nhà Thờ Đức Bà Paris PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TIỂU THUYẾT

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lần đầu tôi biết đến Nhà Thờ Đức Bà là qua một vở nhạc kịch cùng tên năm 1998. Sau khi nghe xong vở nhạc kịch tôi quyết định tìm đến sách, đó là cuốn sách đầu tiên mà tôi đọc.

Mỗi nhân vật trong Nhà Thờ Đức Bà điều không mờ nhạt. Mà lưu lại cho người đọc một sự lưu luyến, câm hận lẫn tiếc thương.
Khi Quasimodo nhận nước từ tay Esméralda, tôi chợt nghĩ, liệu anh có yêu cô thật không? Hay chỉ vì anh đã sống cuộc đời quá cô độc nên dễ dàng đặt tình cảm vào một người quan tâm mình. Quasimodo là một nhân vật thiếu thốn tình cảm, anh luôn muốn được yêu thương. Nhưng chỉ vì sinh ra với hình hài dị dạng, anh bị xa lánh. Và có lẽ vì thế không ai trân trọng tình cảm như anh, chỉ khi đi trên con đường đầy gai mới hiểu được hạnh phúc.

Tôi thấy thương cho Frollo, ông ta là một giám mục, tự nhủ cả đời phó mặc cuộc sống cho Chúa trời. Thế nhưng khi ông nhân ra mình đã yêu Esméralda, tình yêu với ông lại như địa ngục. Giống như đức tin bị hủy diệt, tình yêu là thứ gì đó rất đẹp đẽ, nhưng khi nó phá hủy một thứ ta tôn thờ. Tình yêu đó trở thành một bi kịch. Frollo dần trở nên sa lầy, những lời Chúa dạy mà ông tin cả đời dần biến mất. Dần ông thậm chí còn không phải là một con người nữa..

Thật đáng thương khi một con người chỉ vì quá cô đơn mà hủy diệt tình yêu của mình. Và thật hạnh phúc khi một con người yếu ớt luôn bị khinh rẻ lại có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu để đấu tranh.

Nhà Thờ Đức Bà, Những Người Khốn Khổ là những tác phẩm của Victor Hugo mà tôi thích nhất. Cả hai tác phẩm đều có điểm chung là nội dung rất u ám, nhưng trong sự tuyệt vọng đó lại ẩn chứa niềm tin của những con người luôn đấu tranh.

Trích dẫn:

LỜI TỰA

Cách đây vài năm nhân lúc viếng thăm, hoặc nói đúng hơn, nhân lúc sục sạo nhà thờ Đức bà, tác giả cuốn sách này tìm thấy trong xó tối một tòa tháp, tử ngữ khắc tay sau đây trên tường:

“AN” AGKH

Những chữ hoa Hy Lạp đó đen nhẻm màu hoang phế và khắc khá sâu vào đó, không hiểu dáng dấp và đường nét chúng có dấu hiệu gì riêng biệt của bút thiếp gôtích, chứng tỏ do bàn tay thời trung cổ viết, nhất là ý nghĩa rùng rợn và định mệnh bao hàm trong đó, khiến tác giả vô cùng sửng sốt.
Tác giả thầm hỏi, thủ đoán xem linh hồn đau khổ nào đã không chịu tử giã cõi trần trước khi vạch dấu tội lỗi và bất hạnh lên vầng trán ngôi nhà thờ cổ.
Từ đó, người ta quét vôi, hoặc cạo sạch tường, (tôi không còn nhớ bức tường nào) và dòng chữ đã biến mất. Vì gần hai trăm năm nay, người ta vẫn hành động như vậy đối với những nhà thờ kỳ diệu thời trung cổ. Việc hủy hoại đến từ mọi phía, từ trong ra cũng như từ ngoài vào. Linh mục quét vôi, kiến trúc sư cạo sạch, rồi đến dân chúng phá hủy.
Cho nên, ngoài kỷ niệm mong manh mà tác giả cuốn sách này gửi gắm ở đây, ngày nay chẳng còn tí gì về tử ngữ huyền bí khắc trong tòa tháp âm u nhà thờ Đức Bà nữa, chẳng còn tí gì về cái số phận xa lạ nó đã buồn rầu ghi lại một cách tóm tắt. Người viết tử ngữ đó trên tường đá biến khỏi giữa bao thế hệ từ nhiều thế kỷ nay, rồi đến lượt tử ngữ đó biến khỏi tường nhà thờ, và cả nhà thờ nữa có lẽ cũng sắp biến khỏi mặt đất.
Cuốn sách này được viết dựa trên tử ngữ đó.

Tháng hai năm 1831


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button