Tiểu thuyết - ngôn tình

Mùa Thu Của Cây Dương

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Kazumi Yumoto

Download sách Mùa Thu Của Cây Dương ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TIỂU THUYẾT

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

“Mùa thu của cây dương” là một cuốn sách hay và ý nghĩa.Một cuốn sách vừa khiến mình mỉm cười cũng như phải lặng đi hồi lâu để suy nghĩ. Theo dòng ký ức của Chiaki người đọc đã được trở về với quá khứ của cô trong 3 năm sống tại trang viên cây dương nơi ấy có một bà chủ nhà khó tính, ưa sạch sẽ nhưng tốt bụng. Dòng ký ức đó của CHiaki nhiều lần khiến mình mỉm cười bởi những cuộc nói chuyện hóm hỉnh của cô với bà chủ nhà, bởi cái suy nghĩ ngây ngô của một cô bé 6, 7 tuổi nhưng cũng cảm thấy ngọt ngào bởi những dòng tâm sự cô bé viết cho người bố của mình. Nhưng lắng lại sau cùng là về bà cụ chủ nhà khi trong suốt những năm qua bà đã mang những câu chuyện có thẻ có thực trong cuộc đời mình cũng có thể do bà cụ nghĩ ra để giúp những người xung quanh có thể vượt qua được nỗi đau mất người thân mà sống tiếp. Cuốn sách là một câu chuyện giàu tính nhân văn về tình yêu thương gia đình và đặc biệt là tình yêu thương giữa con người với con người.

Trích dẫn :

“Sao thế, giọng con nghe như không khỏe. Đã ăn tối chưa? À khoan, đợi đã, có chuyện này hệ trọng lắm. Khi nãy cô Sasaki gọi điện tới…Ừ, đúng rồi, là cô Sasaki đó. Ở trang viên Cây Dương ấy.”

Nghe mẹ nói thế qua điện thoại, tôi vừa thoáng nghĩ bao năm rồi mình chẳng có lúc nào thong thả để nhớ đến những ngày sống cùng bà cụ, thì sực hiểu ra ngay: “Ôi, bà cụ mất rồi!”

Bà cụ là chủ khi căn hộ cho thuê nơi mẹ con tôi đã sống trong ba năm. Bố mất năm tôi lên sáu, sau đó ít lâu, mẹ dọn khỏi ngôi nhà chúng tôi đang ở và tới khu căn hộ cho thuê của bà cụ, “Trang viên Cây Dương.” Cô Sasaki, người vừa liên lạc với mẹ, cũng sống ở đó.

“Buổi sáng, cô Sasaki gọi bà dậy nhưng không thấy bà trả lời, có vẻ như bà đi trong lúc ngủ.”

“Sáng hôm nào cơ?”

“Sáng nay.”

Tôi hít một hơi thật khẽ. Nếu là sáng nay thì dù bà có xuất hiện trong mơ để chào từ biệt, tôi cũng chẳng thể biết được vì đang ngủ mê mệt. Tôi bị lệ thuộc thuốc ngủ, phải uống thuốc mới ngủ ngon, thi thoảng, không rõ là cách bao lâu, tôi lại gặp ác mộng khủng khiếp. Trong giấc mơ đêm qua, tôi thấy mình là xác con cá to kinh dị bị ném xuống một nền bê tông mênh mông. Trong những cơn ác mộng tôi thường gặp, tình tiết đó rất hay xuất hiện.

“Bà bao nhiêu tuổi rồi mẹ nhỉ?”

“Chín tám, vậy là bà đã ra đi thanh thản.”

Thế thì hồi chúng tôi sống ở đó, bà cụ cũng phải tám mươi rồi. Thế mà bà vẫn nói với tôi, khi ấy mới bảy tuổi, rằng: “Bà sẽ cố gắng sống đến ngày cháu trưởng thành.” Ở cái tuổi tám mươi, nói được như vậy đòi hỏi một quyết tâm thực sự, và bà cụ đã thực hiện lời hứa một cách thật xuất sắc.

“À còn nữa, bà có để lại một số thư, cô Sasaki gọi điện vì việc đó.”

“Để lại gì kia?”

“Những – lá – thư,” mẹ hơi hạ giọng, chậm rãi nhắc lại.

“Cô Sasaki nói vậy?”

“Ừ,” mẹ đáp nhưng không nói thêm gì về những lá thư nữa. “Có nên gửi hoa không nhỉ…”

Mẹ tái hôn và chúng tôi rời trang viên Cây Dương khi tôi lên mười. Từ đó trở đi, cả mẹ và tôi đều không gặp lại bà, nhưng dĩ nhiên, chúng tôi vẫn thư từ qua lại với nhau, đôi khi còn gửi cả ảnh. Có điều, “những lá thư” mà cô Sasaki nói đến chắc không phải mớ thư đó. Mà là những lá thư tôi viết hồi bảy tuổi rồi gửi bà cất, chúng được cất trong ngăn tủ quần áo màu đen. Vậy ra bà để giữ chúng trong suốt ngần ấy năm trời…

“Hoa, mẹ gửi hoa đi.”

“Sao?”

“Con sẽ tới đó. Nếu đi máy bay thì nhanh thôi.”

“Thế còn bệnh viện, sẽ không sao chứ?”

Từ ngày tôi bỏ bệnh viện nơi mình làm y tá, thấm thoát đã gần tháng trời. Việc này tôi không hề cho mẹ biết.

“Mẹ không phải lo chuyện đó.”

“Mẹ có lo lắng gì đâu,” mẹ yên lặng trong giây lát. “Dù là chuyện gì thì con cũng tự quyết định hết mà.”

“Vâng.”

“Thế nhé, gửi lời hỏi thăm hộ mẹ tới cô Sasaki.”

“Vâng, con nhớ rồi.”

Tôi cúp máy rồi ngồi ngây ra một lúc. Thôi, thế là đã xa nhau mãi rồi. Cả bà cụ, cả trang viên Cây Dương, cả khu vườn có cây dương ấy và tất cả những điều tôi từng cho là “tốt đẹp” dù không thực sự hiểu. Ba năm ngắn ngủi sống ở trang viên Cây Dương, giờ đây tôi chỉ có thể nhớ đến như nhớ một câu chuyện trong giấc mơ mà thôi.

Tôi bỏ và túi du lịch quần áo lót để thay, đồ vệ sinh cá nhân và cả túi giấy đựng thuốc rồi kéo roẹt phéc mơ tuya. Đi có một, hai ngày mà mang cả đống thuốc ngủ theo thế này, đúng là ngớ  ngẩn, tôi lẩm bẩm. Nhưng thực tâm có lẽ tôi không cho điều đó là ngớ ngẩn chút nào. Chẳng phải lúc nào mày cũng chăm chăm nghĩ tới những viên thuốc ấy hay sao, một giọng nói khác vang lên trong tôi. Tôi lắc đầu. Không biết tiếp theo sẽ xảy ra chuyện gì, nhưng tôi biết, ít ra thì đêm nay, tôi sẽ không mơ thấy mình thành xác cá nữa. Ngày mai, tôi sẽ lên máy bay đến tiễn biệt bà cụ. Cũng chỉ có ngần ấy việc phải làm thôi.

Tôi trèo lên giường, lặng lẽ nhắm mắt. Tiếng lá cây dương xào xạc bên tai, như rủ rê tôi: “Cùng trò chuyện nào, cùng nói chuyện nào.” Âm thanh dễ chịu và khô hanh của mùa thu, tôi nhận ra ngay đó không phải âm thanh từ ngoài kia vọng vào.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button