Tiểu thuyết - ngôn tình

Hãy Để Anh Vào Tầm Mắt Em

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Chúy

Download sách Hãy Để Anh Vào Tầm Mắt Em ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TIỂU THUYẾT

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Sáng nay đi gặp khách hàng, tranh thủ thời gian được ra ngoài rất chính đáng, tôi đi mua ít hạt cà phê thay vào các túi hạt ở nhà đã bắt đầu hỏng.

Nghe chị ở cơ quan nói về chỗ bán cà phê nguyên chất, theo đúng địa chỉ, tôi dừng lại trước một cửa hàng màu hổ phách – thứ màu đầu tiên và duy nhất tôi ghi nhớ được mỗi khi hình dung về nó sau này. Bên trái là khung cửa gỗ với tấm kính to và trong suốt nhìn vào bên trong. Bên phải là cửa ra vào treo một vài túi vải sợi thô màu xám. Chắc nó được lèn chặt cà phê vì lúc đứng loay hoay tìm chỗ dựng xe, tôi ngửi thấy mùi thơm thoang thoảng. Tấm biển hiệu bằng gỗ với những đường vân kì quặc lộn xộn – “HẠT”.

Tôi hơi chột dạ và ngại ngùng, mua vài lạng cà phê hạt thì qua Vinacafe là xong, quen thuộc và phải chăng. Vào cửa hàng lạ hoắc thế này chẳng biết họ có bán lẻ không, kể cả có bán cũng chẳng biết có chặt chém không. Nghĩ trong đầu thế chứ tay vẫn đẩy cửa bước

vào, gặp một thím độ ngoài năm mươi tuổi đứng ngay bàn thu ngân.

Thấy tôi, bà lên tiếng: “Cô cứ vào xem hàng đi, chú bán hàng vừa nhờ tôi trông hộ để đi mua bóng điện mới, tôi đến giao bánh tiêu cho chú ấy thôi”.

Tôi vâng dạ rồi bước hẳn vào bên trong chỗ “chú bán hàng” bày biện sản phẩm của mình. Điều lạ nhất là chủ hàng ở đây không đổ cà phê vào các lọ thủy tinh cỡ lớn như nhiều cửa hàng khác, tất cả đều được bày trong bao, loại bao gai bằng sợi thô hoặc gì đó mà ngày nhỏ tôi hay thấy ở kho trấu của bà nội. Những bao gai đổ già nửa cà phê, mép gấp lại, bên trên cắm biển giấy ghi đủ thông tin sản phẩm, từ nguồn gốc, kích cỡ sàng, giá cả… Tất cả được xếp so le đều đặn trên giàn khung gỗ hai tầng. Ngạc nhiên hơn nữa là những cành cà phê tươi, lá xanh biếc, chi chít quả xanh quả đỏ được cắm trong một chiếc xô bằng gỗ để ở góc phòng. Một góc khác, “chú chủ hàng” bày thêm các loại hương liệu như điều, hạt tiêu, hoa hồi và quế. Đứng giữa cửa hàng, tôi cảm giác như mình đang lạc vào thế giới cổ tích, loanh quanh ở mấy nước Trung Đông với những bao hương liệu được bày bán khắp đường phố. Không kìm lòng được, tôi đưa tay mân mê mấy cành cà phê, rờ thật nhẹ những quả chín đỏ mọng, bất giác nỗi nhớ Tây Bắc lại ùa về, khung cảnh nhộn nhịp vào tháng Chín, tháng Mười, những bàn tay nhanh thoăn thoắt, những chiếc gùi nặng trĩu quả tươi, những đứa trẻ người Thái véo von vài bài đồng dao khó nghe, khó hiểu nhưng cứ réo rắt mãi từ sáng đến tối.

“Đó là quả thật! Và cô định mua gì vậy?”.

Giật thót mình quay lại, định nói một câu rất quê mùa vô duyên theo phản xạ “úi giời ơi giật mình” thì đã kịp ngâm miệng lại và cười hơi gượng.

“À vâng, tôi định mua ít cà phê hạt… Mà anh có mấy cành cà phê đẹp quá”.

Chắc “chú chủ hàng” sẽ nhớ mình như khách hàng vô duyên nhất vì nói xong câu đó, tôi quay ra và nhìn chằm chặp vào gương mặt ấy… mười giây. Mặt vuông, tóc hơi rối, da rám nắng, miệng rộng, lông mày đậm, đôi mắt trũng xuống như vực thẳm. Anh ta khom người vun gọn cà phê trong bao và dựng chúng ngay ngắn hơn. Phần cẳng tay lộ ra ngoài tay áo sơ mi đã được xắn lên. Anh ta có một đoạn xương cẳng tay rất dài, rắn chắc và gọn gàng, phần cơ bắp không nổi lên cuồn cuộn nhưng vẫn hiện rõ rãnh sâu của cơ và sự cứng cáp của cổ tay khi anh ta dùng sức nhấc bao cà phê lên và… và gì đó nữa không biết, nhưng có lẽ đó là phần cơ thể nổi bật nhất mà “khách hàng vô duyên” không rời mắt được. Chiếc tạp dề cùng màu với đống bao tải ở đây không làm anh ta bớt nam tính chút nào.

“Cô mua bao nhiêu, nếu nhiều thì tôi bảo người chở đến cho?”.

Anh quay trở lại bàn thu ngân, còn tôi phải cố gắng tập trung hướng sự chú ý đến mấy cành cà phê để không nhìn người ta bất lịch sự như lúc nãy.

“Tôi lấy rất ít, khoảng nửa cân thôi”.

“Sao cùng một công xay cô không lấy cả cân về uống dần”.

“Tôi không uống được cà phê”.

“Chú chủ hàng” ngẩng lên nhìn tôi tò mò.

“Vậy cô mua cà phê để dùng vào việc gì vậy, tôi có thể chọn cho cô loại thích hợp nhất?”.

“Tôi mua về ngửi thôi”.

“Ngửi?”. Anh ta ngẩng lên và nói với một tông giọng ngạc nhiên, nhưng thiên về khó chịu.

“Vâng, tôi chia vào các tủi nhỏ rồi treo lên để ngửi”.

“Với nửa cân hạt?”. Vẫn cái giọng đấy và lần này rõ ràng là sự mỉa mai.

“Vâng, anh gói giúp tôi nguyên hạt Arabica thôi”.

Lần này anh ta không hỏi gì nữa. Lấy túi và xúc vào một túi hạt, mặt lầm lì theo kiểu bán hàng miễn cưỡng, còn tôi bắt đầu khó chịu với sự phân biệt khách hàng này, định bụng vào cho biết chứ chẳng quay lại đây nữa. Nửa cân cà phê cũng không ít đến mức để anh ta thay đổi thái độ và mặt mũi lạnh tanh như thế được. Muốn bán vài cân một lần thì anh ta ra bán hoa quả chợ Long Biên chứ mở hẳn cửa hàng cà phê làm gì.

Tôi không ngẩng lên nhìn thêm lần nào nữa, trả tiền xong đang định quay ra thì anh ta gọi lại: “Này cô, trong tuần khai trương đầu tiên, chúng tôi sẽ tặng khách hàng giấy mời tham dự hội chợ Cà phê Việt Nam, xem ra cô không phải là khách hàng tiềm năng nhưng cô cứ cầm và ghé qua nếu có thời gian nhé”.

Điên thật, mời hay đuổi khách đây, đâu ra cái thành phần “không phải khách hàng tiềm năng”. Trời đất, bực mình quá mà không có lí do gì chính đáng để nói vào mặt anh ta mấy câu, tôi miễn cưỡng cầm tờ giấy mời, trả vờ đọc lướt qua.

“Anh có thấy phí khi đưa tôi giấy mời không, tôi nghĩ anh nên giữ lại cho những khách hàng tiềm năng của mình”.

“Không sao đâu, cô cứ cầm lấy, đây là quy định của cửa hàng rồi nên sẽ không có ngoại lệ đâu”.

Tôi cố tình cười nhạt cho anh ta nhìn thấy rồi đi thẳng ra cửa. Thằng cha ngạo mạn, bất lịch sự. Để nói chuyện với tôi về cà phê thì chưa chắc anh hiểu những bao hàng của mình hơn tôi đâu. Không có lần thứ hai đâu nhé, hạt với hiếc.

Nhìn đồng hồ đã gần đến giờ nghỉ trưa, quay lại cơ quan cũng không kịp đi ăn cùng mọi người, tiện đường tôi về qua nhà rồi chiều đi làm luôn.

Khu tập thể buổi trưa vắng vẻ, người lớn đi làm, trẻ con đi học, các bà bán rau và hoa quả buổi sáng ngồi chen chúc dưới sân tập thể thì giờ này cũng tan chợ. Leo được một tầng cầu thang để lên nhà thì nghe có tiếng bước chân nặng nề đằng sau, nghĩ là của cụ già nào đấy ở khu này. Tôi không quay lại. Đến tận tầng ba vẫn thấy tiếng bước chân ngay sát mình và càng lúc càng gần hơn, ngoảnh lại suýt giật mình vì tay hàng xóm đang lê từng bước lên. Mặt đỏ gay, bộ quân phục xộc xệch, tóc tai bù xù, đoán chắc lại say sưa ở đâu mới về giờ này.

Tôi định không nói gì thì anh ta đã cất lời trước: “Cô Thảo lại về giờ này à?”.

“Vâng, em tạt qua nhà có việc một lúc”.

Rồi tôi bước nhanh hơn để tránh mùi rượu nồng nặc và không phải bắt chuyện tiếp. Rẽ vào hành lang tầng bốn, vợ anh ta đang lúi húi quét dọn trước cửa bếp, không có tiền lệ chào hỏi với đối tượng này nên tôi phớt lờ đi qua. Vừa bước vào trong nhà và dập cửa lại thì nghe tiếng chị ta hét lên phía ngoài.

“Thằng chó, mày đi đâu đến giờ này mới về, tao gọi thì mày tắt máy, mày rượu chè đàn điếm ở đâu?”.

Trong lúc đợi anh ta lạch cạch ném giầy ngoài cửa và chuẩn bị bắt vè lại, tôi thay quần áo, vào bếp cắm lại ít cơm nguội, rửa nốt bát đĩa từ tối qua lười chưa động đến.

“Mày hỏi làm đéo gì, tao đi đâu mày chưa đến tuổi hỏi, mày là bà cô Tổ nhà tao à mà đi đâu tao phải nói”.

Giọng anh ta vẫn lè nhè, và đương nhiên, ‘bà cô Tổ’ vẫn phải nói: “Tao bảo mày đón con, mày nói đi có việc hơn bảy giờ mới về, tao đã phải bỏ học để đi đón con Bống. Về nấu cơm, gọi mày ời ời, mười lần thì mày tắt máy cả mười, đến nửa đêm gọi thì không liên lạc được. Tao hỏi mày đi đâu, mày rúc ở chỗ con nào? Nhà này đéo phải cái nhà hoang, mày muốn đi thì đi, muốn ở thì ở”.

“Mày im chưa, mày gào cho cả làng nghe à?”.

“Tao việc đéo gì phải im, mày không biết nhục à mà còn dám vác mặt về đây?”.

Bữa trưa của tôi hôm đó diễn ra dưới nền nhạc là tiếng lầm rầm chửi bới. Bất kì bài hát nào phát lên từ loa vi tính lúc đó cũng xen lẫn âm thanh như xé vải của chị vợ, tiếng lè nhè của ông chồng, tiếng gằn giọng và rít lên qua kẽ răng của một người là y tá viện sản, một người là giảng viên thanh nhạc. Hai năm đi ra đi vào ở đây, tiết mục “ca múa nhạc” của nhà bên cạnh trở thành thứ nhạc hiệu quen thuộc của tầng bốn, được phát sóng với bất kì lí do gì, vào bất kì thời điểm nào trong ngày. Khu nhà này được xây từ những năm 40, 50 của thế kỉ trước, không gian thoáng đãng nhưng gần như chẳng có cách âm. Tôi nghe rõ được cả tiếng tít tít phát ra từ lò vi sóng trong bếp nhà bên cạnh, tiếng băm chặt thức ăn, tiếng nói chuyện to và cả tiếng tivi họ xem. Mãi cũng thành quen!

Nhớ lại lần đầu tiên đến xem nhà để thuê, tôi có cảm giác giống như bối cảnh của các bộ phim về Hà Nội những năm đầu sau giải phóng, tường vàng cũ kĩ, hành lang rộng, tiếng xào nấu của nhà bên cạnh, tiếng con nít khóc lóc, thằng bé dắt xe đạp lên tầng bốn, đám trẻ con trượt cầu thang… Nhà tôi thuê ở đầu hồi, chung hành lang với hai gia đình khác. Tôi đã rất thích thú khi thấy cảnh hai người phụ nữ, đứng ở hai bếp khác nhau và nói chuyện vọng ra về những món ăn mà họ đang chế biến. Vậy ra, ở đây có hàng xóm!1

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button