Tiểu thuyết - ngôn tình

Đóa Mạn Đà La Của Cô Dâu Xứ Sở Lâu Lan

Doa man da la cua co dau xu Lau- Dong Hoa1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK ĐÓA MẠN ĐÀ LA CỦA CÔ DÂU XỨ SỞ LÂU LAN

Tác giả : Đồng Hoa

Download sách ĐÓA MẠN ĐÀ LA CỦA CÔ DÂU XỨ SỞ LÂU LAN full ebook PDF/PRC/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TIỂU THUYẾT

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF             

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nguyện lòng kiếp sau, luôn vì thê quân, tốt xấu không phân ly.

Nay ta yếu nhược, không thể như trước, thỉnh gửi hai bông hoa, lấy dâng cho phật.

—- 《Ứng lời thái tử Thụy theo lời kinh Phật 》

Giới thiệu về bối cảnh và các địa điểm trong câu chuyện

Bối cảnh của câu chuyện xảy ra ở vùng Đôn Hoàng và Tân Cương. Vì vậy, trước khi vào truyện, Phạm sẽ giới thiệu sơ qua về hai vùng đất này. Thông tin một số tìm được qua google, còn lại là qua baidu, baike và một vài trang web khác.

1. Đôn Hoàng

Là một thị xã thuộc Thành Phố Tửu Tuyền, Tỉnh Cam Túc, nằm trong một ốc đảo sa mạc. Đôn Hoàng nổi tiếng với các tượng Phật được khắc trong hang đá (trong truyện gọi là bích hoạ). Còn trong thực tế, Đôn Hoàng còn mang trong mình nhiều di sản văn hóa cổ đại rất quý giá.

Nói đến Đôn Hoàng, không thể không nhắc tới núi Minh Sa nằm ở phía Nam ngoại ô cách thành phố Đôn Hoàng khoảng 5km, rặng núi này được hình thành bởi những hạt cát vàng to bằng hạt tấm chạy dài 40 km dọc “con đường tơ lụa”.

Giữa những cồn cát núi Minh Sa là một nguồn nước trong vắt có tên là Nguyệt Nha Tuyền dài 218 mét. Một điều rất lạ, Nguyệt Nha Tuyền bốn bề là những dải cát mênh mông mà chẳng bao giờ bị phủ lấp. Cạnh bên, một thành lầu có tên là Ngọc Môn Quan đứng sừng sững trên mỏm đồi sỏi đá (cách thành phố Đôn Hoàng chừng 90 km về phía Tây Bắc). Từ nơi đây có thể phóng tầm mắt về phía những cồn cát, lăng tẩm cổ còn sót lại cùng những thiên nhiên kỳ thú tiềm ẩn vẻ hoang sơ ở Đôn Hoàng. Đây cũng là một địa điểm được nói đến trong câu chuyện.

Lịch sử lâu đời đã ươm ủ nên nền văn hóa cổ rực rỡ cho Đôn Hoàng, nơi đây hiện vẫn còn lưu giữ một khối lượng lớn các văn hiến ghi chép cùng hành lang tranh họa Mạc Cao dài tới 25 km.

Hang Mạc Cao là trung tâm văn hóa và nghệ thuật của xứ Đôn Hoàng, đây là cụm hang đá lớn nhất Trung Quốc. Khi khai quật hang động, vô số thợ thuộc các triều đại của các thế hệ đã điêu khắc trên vách rất nhiều tượng Phật, vẽ rất nhiều bích họa. Mặt khác, do hang Mạc Cao Đôn Hoàng nằm trên nút “con đường tơ lụa”, nên nó cũng là nơi gặp gỡ của tôn giáo, văn hóa, kiến thức giữa phương đông và phương tây. Những bức bích hoạ này và vị trí đặc biệt của hang Mạc Cao và vùng đất Đôn Hoàng trở thành cảm hứng cho tác giả viết « đoá mạn đà la của cô dâu xứ Lâu Lan ».

2. Vùng Tân Cương

Tân Cương nghĩa là ‘biên cương mới’, tên gọi này được đặt từ thời nhà Thanh Tân Cương chiếm khoảng một phần sáu diện tích toàn Trung Quốc và một phần tư chiều dài đường biên giới quốc gia. Tân Cương được chia thành bồn địa Dzun­gar­ian ở phía bắc và bồn địa Tarim ở phía nam (nơi xảy ra câu chuyện giữa hai nhân vật chính).

Vùng trung lưu vực sống Tarim thuộc nam Tân Cương, nằm trên tuyến giữa của con đường tơ lụa.

Tân Cương vào thế kỷ thứ năm bị chia ra làm hai Đông Đột Quyết và Tây Đột Quyết. Nhưng Tây Đột Quyết lại dùng quân cát cứ, đôi khi làm loạn, thậm chí còn đem quân đánh lại Trung Nguyên.

Là một bộ lạc du mục, nên sự thống trị của Tây Đột Quyết ở Tây Vực cực kỳ dã man. Họ cướp bóc lương thực, súc vật của các nước nhỏ, đốt phá làng mạc, thành quách, bắt bớ tù binh, nô lệ. Thương khách lai vãng trên con đường to lụa đôi khi cũng bị uy hiếp, cướp đoạt. Tây Đột Quyết còn mưu đồ lũng đoạn việc buôn bán tơ lụa của Trung Quốc với phương Tây.

Sau khi nhà Đường thống nhất Trung Nguyên, các tiểu quốc ở Tây Vực và các quốc gia Tây Á tấp nập cử sứ thần về triều yêu cầu nghiêm trị bọn Tây Đột Quyết để khôi phục con đường tơ lụa. Trong đó có lâu Lan, Vu Quốc, Quy Tư… Thế là trước hết nhà Đường đem quân tiểu trừ lực lượng Tây Đột Quyết ở nam Thiên Sơn, vào năm 658 CN, nhà Đường đặt An Tây Đô Hộ Phủ tại Quy Tư, xác lập vị trí vững chắc của chính quyền trung ương tại đây.

Và câu chuyện của chúng ta nói về chuyện một thái tử của Vu Quốc sang nhà Đường làm con tin trong thời điểm này.

3. Quốc gia Lâu Lan

Lâu Lan là một quốc gia cổ, tồn tại vào thế kỷ thứ II Trước Công nguyên nằm ở vùng Đông Bắc sa mạc La Bố ở vùng Tân Cương (nay thuộc Trung Quốc). Lâu Lan được biết đến với cái tên tiếng Nga là Kro­ray­ina. Lâu Lan quốc nằm trên con đường tơ lụa và lãnh thổ phần lớn bao quanh bởi sa mạc. Để khơi thông con đường tơ lụa, vào năm 108 Trước Công nguyên, nhà Hán ở Trung Quốc đã tiêu diệt quốc gia này và biết nơi đây thành một chư hầu của Đại Hán và biến vương triều Lâu Lan trở thành bù nhìn của nhà Hán. Ngày nay, di chỉ còn lại của vương quốc Lâu Lan chỉ còn là các tòa thành bị vùi lấp ở sa mạc Tân Cương.

4. Lịch Sử Của ” CON ĐƯỜNG TƠ LỤA” Trung Quốc

-Về Địa Lý: Con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kaza­khstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường cũng còn đi đến cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Nó có chiều dài khoảng 7 ngàn cây số .

-Về lịch sử: Trung Quốc là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới vào thế kỷ 3 TCN. Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quí tộc, sau này lụa tơ tằm được đưa đi các vùng. Con đường tơ lụa dần dần được hình thành từ đó. Thế kỷ 2 TCN, Trương Khiên nhận lệnh từ Hán Vũ Đế đi về phía Tây tìm người Nguyệt Chi nhằm kết đồng minh chống lại quân Hung Nô. Trải qua nhiều gi­an khổ, Trương Khiên đã tìm được người Nguyệt Chi ở nơi là miền Bắc Ấn Độ ngày nay. Trên đường về ông cùng tùy tùng đã mang theo nhiều sản vật mà triều đình rất quan tâm. Nhờ đó những tuyến đường nhỏ trước đây đã được kết nối lại với nhau, nhiều tuyến mới được khai phá và an toàn hơn do được sự bảo vệ của triều đình. Tuyến đường mà Trương Khiên đã khai phá được người đời sau gọi là Con đường tơ lụa.

-Về gi­ao lưu văn hóa: Con đường tơ lụa là một con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á kỳ bí, nó gắn liền với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết xa xưa. Không đơn thuần chỉ là huyết mạch thông thương buôn bán của những “thương nhân lạc đà”, Con đường tơ lụa còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn.

Đó là một vài thông tin cơ bản trước khi chúng ta bước vào câu chuyện.

Tiết tử

Nguyện lòng kiếp sau, luôn vì thê quân, tốt xấu không phân ly.

Nay ta yếu nhược, không thể như trước, thỉnh gửi hai bông hoa, lấy dâng cho phật.

—- 《Ứng lời thái tử Thụy theo lời kinh Phật 》

Phần một: Dấu chu sa phật ấn

Dù ở trong lịch sử của thời kì mông muội – mù mờ – dã man, tàn khốc và đầy rẫy vu thuật, bói toán, tô-​tem(1) cũng không thể chống đỡ nổi với quyền thế. Có những nhà sử học so sánh nó với ác ma, ngón tay thô cứng, đốt ngón tay chỉ hơi dùng sức gấp lại sẽ nứt ra một khe hở và có âm thanh truyền ra. Rất nhiều sinh mệnh vô vọng bị nó thao túng đã phải tuẫn táng cùng với nó. Sau mấy ngàn năm tăm tối, văn minh bị xé rách thành từng mảnh, nhưng văn minh đã học được cách bao dung, dệt thành một tấm lưới, lại vô tri giác thay đổi, đồng hóa dã man…

(1) Tô-​tem – Đồ đằng – vật tổ – vật thể tự nhiên, hay gặp nhất là động vật, được người Anh-​Điêng ở Bắc Mỹ coi như biểu tượng của một bộ tộc hoặc gia đình.

Nguyệt Ấn Thần nhớ ra đoạn văn trên này khi đang ngồi trên xe lửa đến cột mốc biên giới tỉnh Cam Túc, nhìn qua cửa sổ xe, có thể thấy những hàng bạch dương hồng nhạt héo rũ phất phơ bay theo từng cơn lốc cát vàng. Chúng khiến không khí hoang vu kéo dài đến tận nền văn minh nhân loại ở ngay bên cạnh, nếu người cũng vì hoàn cảnh mà từng bước dã man như tằm ăn rỗi, vậy văn minh sẽ lấy tư thế gì để đồng hóa nó?

Cô hơi chau mày rồi mở mắt, giữa ấn đường (điểm giữa hai hàng lông mày) có một vết thương nho nhỏ màu đỏ sậm, phảng phất như dấu chu sa của mĩ nhân.

Khi ghi danh thi vào nghiên cứu sinh, các giảng viên đều nói đùa với cô: Không nên học hội họa, lẽ ra nên vào khoa khảo cổ —— diện mạo cô cực kỳ giống một cô gái thời cổ đại: cằm nhỏ lại nhọn, hai gò má trắng nõn và nốt chu sa giữa hai hàng lông mày. Dù ai nhìn vào cũng cho rằng cô sinh ở thời cổ đại!

Cô luôn mỉm cười thản nhiên, như một cô gái trong bức hoạ thời Tống bước ra, vạt váy nhẹ nhàng phất phơ. Tranh đời Tống chú trọng ở nét bút trau chuốt và thuân mặc(2), thoạt nhìn vết tích trên mặt giấy Tuyên Thành, trong lòng cô cũng choáng váng khi nhìn từng thước tấc gương mặt, hoặc sâu hoặc nông, vì sắc thái trên đó với gương mặt cô như một. Cho nên, bản thân Nguyệt Ấn Thần cũng nghĩ cô giống bức tranh Tống Triều, theo thời gi­an chậm rãi mai một, nhàn nhạt vui giận, nhàn nhạt sầu thương, phảng phất như Đức Phật phổ độ chúng sinh, khóe miệng hơi nhếch vẻ thận trọng, khiến người khác nhìn vào không thể đoán ra là hờn hay giận, là buồn hay vui.

(2) – Thuân mặc: một lối vẽ của Trung Quốc, đặt nghiêng ngọn bút lông quệt mực khô nhạt để thể hiện vân đá và mặt nam mặt bắc của núi, sau khi phác ra đường nét chung

Những cô gái ít khi, hoặc không bộc lộ tâm tư ra ngoài như thế rất khó đàm luận chuyện tình yêu, cô nghĩ.

Trên tay cô là một chiếc vòng tay anh trai tặng, màu xanh lục đậm, được khắc thành hình bảy đoá hoa sen, chính giữa là năm bông sen, hai hoa còn lại ở hai sườn, không biết dùng loại vật liệu gì màu xanh đen kết lại, mộc mạc, cổ xưa lại xinh đẹp. Chiếc vòng này nằm ở bưu điện hơn một tháng, khi Gi­ang Hòa lấy về giúp cô, anh nói đùa, “Anh trai em thật là kỳ quái, thứ đồ thế này mà cũng chuyển cho em”. Chưa ai thấy Nguyệt Ấn Thần tức giận như ngày hôm đó, cô lập tức chia tay với anh, cũng là người yêu duy nhất ở đại học. Sau này, cô cũng không thể lý giải tại sao lúc ấy cô lại nổi giận, có lẽ là mơ hồ cảm thấy Gi­ang Hòa không nên châm chọc tấm lòng của người anh trai đang ở xa cô.

Có lẽ ở trong lòng Ấn Thần, Trục Lỗi là một vị thần linh luôn luôn khiến cho người khác phải tôn kính và ngưỡng mộ, thậm chí khi Trục Lỗi lỡ tay làm cô bị thương, cuối cùng lưu lại một vết sẹo nhỏ giữa trán, cô cũng cảm thấy anh như là một vị thần vì vất vả giải thoát cho cô mà lưu lại một dấu vết, hoà với máu, biến thành ấn ký đỏ sậm kỳ ảo trên cơ thể cô.

Cũng vì vậy, Gi­ang Hòa nói cô không bình thường. Người học nghệ thuật rất không bình thường, có lẽ.

Nhớ tới Gi­ang Hòa, cô luôn sẽ nhếch khóe miệng, cười nụ.

Anh là một người cởi mở, thích mang sự cởi mở của anh bao phủ những người xung quanh. Nếu không phải anh kiên quyết nói chiếc vòng tay Trục Lỗi tặng thành một bộ xương khô, Ấn Thần có lẽ sẽ không chia tay với anh.

Xương khô? Gi­ang Hòa thật biết nghĩ ra cách làm khó!

Ấn Thần tinh nghịch gẩy móng tay vào giữa vòng tay, nheo mắt nhìn.

Chiếc vòng khá nặng, chủ yếu là bởi vì bảy bông sen kia. Cô không biết loại gỗ nào có thể sinh ra sức nặng lớn như vậy với một vật nhỏ như thế này.

Còn vương một loại hương khí nhàn nhạt của cây hoắc diệp(3). Nghe anh trai nói loại hương hoắc diệp quý báu này chỉ có ở Tây Vực thời cổ đại, dùng làm cống phẩm cho hoàng đế.

(3) – Một loại cây có lá rất thơm, dùng làm thuốc.

Vậy cô có thể gọi là nửa quý tộc?

Một cô bé con 7, 8 tuổi ngồi đối diện cô nhìn chằm chằm tay cô, “Oa” một tiếng khóc ré lên, bổ nhào vào lòng một thiếu phụ, rấm rứt: “Mẹ, con sợ…”

Mẹ cô bé âm thầm nén giận, liếc mắt nhìn Ấn Thần một cái, rồi mới quay sang an ủi con gái.

Ấn Thần ngơ ngác ngồi tại chỗ, vẻ mặt xấu hổ. Gì chứ, cô có làm gì dọa con bé ấy sao?

Xe lửa chậm rãi chạy vào trạm dừng Đôn Hoàng. Ấn Thần cười cười tỏ vẻ có lỗi với hai mẹ con, xách hành lý chuẩn bị xuống.

Hai mắt cô bé đẫm lệ nhìn nàng, hỏi mẹ: “Mẹ, đó là quỷ sao?”

Mẹ cô lau nước mắt cho cô, ôm cô vào lòng, lẩm bẩm: “Không phải, không phải, làm sao có thể?”

Ấn Thần sửng sốt, nhìn về phía vòng tay, vẫn là màu xanh đen, hoa sen như cũ, bảy đóa.

Đôn Hoàng là một thành phố cổ xưa và thần bí.

Vào thế kỷ thứ 4 sau công nguyên, giới tăng lữ dùng bùn đất ở đây, nặn ra cánh tay Quan Âm tròn và nhẵn mịn đầu tiên, bắt đầu từ khi đó, cái tên Đôn Hoàng đã không còn gắn liền với những bánh xe lịch sử của trần gi­an.

Khi Ấn Thần đi ra sân ga, toà thành cổ bị phủ trong ánh tịch dương của bầu trời chiều hôm, hiện lên dưới ánh sáng vàng rực, bóng loáng, cát vàng ở phía sau làm tăng thêm lịch sử phong trần, khiến Đôn Hoàng thoạt nhìn như một vị mĩ nhân tuổi xế chiều, sa mỏng hư vô mịt mờ che khuất mặt nàng, những đường nét như có như không làm cho thâm tâm người khác sinh ra ý niệm muốn trộm ngó toàn cảnh.

Sự huyền bí làm con người khắc khoải.

Đạp chân lên lớp đất bùn đặc trưng của Đôn Hoàng, Ấn Thần tựa hồ cảm giác được một loại sức mạnh to lớn sâu kín, như muốn bản thân hấp dẫn từng phiến đất hạt bùn ở nơi đây. Trong nền văn hóa và những trang sách sử, bao nhiêu hài cốt sinh mệnh ngã xuống đặt nền móng cho toà thành vĩ đại này? Trong gió đêm, chúng như hóa thành lũ lũ hồn phách, mang theo từng tiếng leng keng mơ hồ khó phân biệt, đi về phía cô.

Cô khẽ vuốt vài sợi tóc xoã xuống đuôi chân mày, thấy phía lối ra có một cô gái trẻ, cầm một thẻ gỗ rất lớn, trên mặt dùng mực màu xanh đen viết tên cô, kiểu chữ Lệ (4): Nguyệt Ấn Thần, vừa nhìn thì chỉ biết là chữ viết của anh cô.

(4) – Chữ Lệ : Một trong 5 kiểu chữ đời Hán, xem thêm ở đây: http://vi.wikipedia.org/wi­ki/Th%C6%B0_ph%C3%A1p_Trung_Hoa

Cô gái thấy Ấn Thần, bước đến gần cô, tặng cho Ấn Thần một nụ cười tuyệt mỹ. Cô nói: “Cuối cùng cô đã xuất hiện.”

Cuối cùng cô đã xuất hiện?

Vì sao lại là “cuối cùng”?

Ấn Thần nhìn gương mặt xinh đẹp mờ ảo như sương, như không hề có thực, mê man. Trong đầu cô đột nhiên hiện lên hình ảnh một cô gái đầu đội mũ phượng khăn quàng vai (5), nhìn cô cười, có lúc quyết tuyệt, có lúc ai oán.

(5) Khăn quàng vai – Một phần trong lễ phục của phụ nữ quý tộc Trung Quốc ngày xưa.

Nàng nói: ” Cuối cùng cô đã xuất hiện…” Sau đó giơ tay, một con gao găm sắc bén cắm vào ngực cô. Ấn Thần thấy máu tuôn ra từ ngực cô, ngay lúc đó, một người đàn ông quần áo lộng lẫy đi tới……

Cô gái kéo tay cô, nói một câu: “Đi thôi!”.

Ấn Thần cố ném khỏi đầu những suy nghĩ hỗn độn, cảm giác rõ ràng bàn tay đang nắm là một thực thể ấm áp.

“Cô làm sao mà biết tôi là ai?”

“Bởi vì giữa trán cô có một ấn hồng.”

Ấn Thần nhẹ nhàng nở nụ cười, hỏi cô gái: “Cô tên gì?

“Lâu Lan.” Cô gái trả lời, chậm rãi giải thích: “Chính là trong quốc gia cổ Lâu Lan (6) trong lịch sử.”

(6) – Lâu Lan: Là một quốc gia cổ, tồn tại vào thế kỷ thứ II Trước Công nguyên năm ở vùng Đông Bắc sa mạc La Bố ở vùng Tân Cương (nay thuộc Trung Quốc). Chi tiết đã nói ở trên.

Nhìn gương mặt trầm tư của Ấn Thần, cô ta cười cười: “Anh trai cô hôm nay có việc, nhờ tôi tới đón cô.”

“Biết anh trai tôi muốn tôi đến có chuyện gì không? Ấn Thần chần chờ.

Lâu Lan lại cười tươi, không trả lời.

Hai người đi tới một thị trấn nhỏ ở vùng phụ cận Núi Minh Sa. Ấn Thần nhớ nơi đó hình như tên là Dương Gia Kiều. Trong một bức thư, Trục Lỗi từng cực kỳ kích động cho cô biết khi ở Dương Gia Kiều đã phát hiện một món đồ vật cổ đại cực kỳ quan trọng, về phần là phát hiện gì, anh chưa từng lộ ra.

Ô tô chạy thong thả, tại đây hình như không có bất cứ công trình xây dựng hay chạm trổ nào. Có lẽ lịch sử từ lúc ban đầu đã muốn vùng đất này là nơi để những thứ nguyên sơ tụ hội?

Ngoài cửa sổ xe, một đội ngũ dài những người đưa dâu, trên tay người đàn ông đi đầu là một con chim ưng, cánh chim màu lam đậm, ánh mắt sắc bén, oai vệ đứng thẳng trong tay anh ta, khí thế thong dong. Cô dâu giữa những bà mối vây quanh bước qua một cái yên ngựa, lập tức tay người đàn ông giơ lên, con chim ưng cũng vút bay, dang rộng hai cánh, nấn ná giữa không trung.

“Đây là phong tục huyền bí đã có từ xưa ở Đôn Hoàng. Thời điểm gả cưới, chú rể phải phóng sinh một con chim ưng, tượng trưng cho « tiền đồ vô hạn », còn cô dâu khi vào cửa phải bước qua một cái yên ngựa, với hàm ý là ‘cả đời bình an’.” Giọng nói ôn hoà của Lâu Lan truyền tới, Ấn Thần gật gật đầu, tỏ vẻ đã hiểu.

“Loại phong tục này đã có từ bao lâu?” Cô cảm thấy hình như cô đã thấy qua ở một nơi nào đó. Có lẽ là từ một mẩu chuyện xưa, có lẽ là trong một kỷ niệm sắp lụi tàn, ở một sa mạc cát trống trải, một khung cảnh tràn ngập sắc hồng nhân một dịp mừng nào đó.

“Phong tục ‘tế ưng’ thật ra đã bắt đầu xuất hiện từ trước đời Tần, đôi khi cũng dùng nhạn để thay thế, có lẽ được kéo dài đến Đường triều thời Ngũ Đại (7) thậm chí xa hơn. Còn phong tục ‘khóa yên ngựa’ căn cứ theo nghiên cứu của các nhà sử học có lẽ bắt đầu từ những năm đầu đời Đường.”

(7)- Ngũ Đại: Năm triều đại thay đổi nhau thống trị vùng Trung Nguyên: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu ở Trung Quốc, 907-960.

“Hình như cái gì cô cũng rất rõ ràng.” Ấn Thần hơi vuốt cằm, nhìn về phía cô gái.

Vẻ mặt Lâu Lan xuất hiện một tia đắc ý, “Đúng là cái gì tôi cũng rất rõ ràng.” Cô ta nói.

Một cơn gió thốc vào cửa sổ xe, rũ tung những sợi tóc của hai người. Ấn Thần đưa tay vuốt một lọn tóc kỳ quái đâm lên đuôi lông mày của cô.

Lâu Lan kinh ngạc nhìn vào cổ tay cô, thì thào: “Anh ấy… Hoá ra vật này anh ấy cũng cho cô…”

Ấn Thần nhìn chiếc vòng tay, màu xanh đen trên chiếc vòng đã thoáng nhạt bớt. “Có vấn đề gì sao? Đây là quà sinh nhật anh hai tặng cho tôi khi tôi 20 tuổi.”

Lâu Lan quay đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, nhíu mày nói: “Không, không có vấn đề gì.”

Ấn Thần lúng túng, ngồi sững sờ, chính giữa vết thương màu đỏ, ánh sáng dị thường loé lên. Suy nghĩ của cô lại bắt đầu hỗn độn, phảng phất nghe thấy âm thanh leng keng của lục lạc mơ hồ từ nơi xa xăm nào đó, « đinh, đinh… » truyền tới, xuyên qua ranh giới không gi­an và thời gi­an, theo gió đêm phơ phất truyền vào tai…

“Cao Xương binh, như sương tuyết,

Đường Vương binh, như nhật nguyệt.

Nhật nguyệt chiếu sương tuyết,

Kỷ hà tự điễn diệt?”

(8) – Diễn giải : Quân Cao Xương, như sương tuyết

Quân Đường Vương, như nhật nguyệt

nhật nguyệt chiếu vào sương tuyết

Bao lâu thì tiêu diệt?

Câu ca hào hùng tận trời cao, tràn ngập – nồng hơn mùi khói thuốc súng, vút cao giữa bụi đất mịt mù.

Ấn Thần hoảng hốt dõi theo cát vàng mênh mông giữa cuộc hành trình, lại thấy cô gái mỹ lệ trong trí nhớ, nàng cài lược vào búi tóc, bất lực đứng ở ven đường hoang vu, phía sau nàng là những binh sĩ cổ đại đắc thắng, đang hùng hồn hát vang: “Cao Xương binh, như sương tuyết, Đường Vương binh, như nhật nguyệt. Nhật nguyệt chiếu sương tuyết, bao nhiêu tự điễn diệt!”

Cô nỗ lực trấn áp suy nghĩ, cố khiến tư duy hoạt động như bình thường. Không hiểu vì sao từ khi cô bước vào Đôn Hoàng, một vài hình ảnh rời rạc, ngắn ngủi trong đầu cứ như ẩn như hiện, phảng phất như những cọng rong rêu trong nước, cô muốn vươn tay bắt lại, nhưng chúng lại giảo hoạt lẩn đi.

“Cô đang nghĩ gì?” Lâu Lan ghé sát vào cô, hỏi.

Đến lúc này, cô mới chú ý: Dáng vẻ của Lâu Lan và người con gái trong ảo giác rất giống nhau! Có lẽ vì vừa rồi cô đã kết hợp lời Lâu Lan và không khí lịch sử đặc biệt của Đôn Hoàng với nhau mới nảy sinh ra ảo giác về thời cổ đại. Cô nghĩ đến đây, liền hơi lắc lắc đầu.

“Chúng ta sắp đến nơi rồi!”, Lâu Lan phớt qua cổ tay cô, nói: “Cô mệt mỏi sao? Hay là ngủ một một lúc cho khoẻ?”

Những lời này như một câu thần chú thôi miên, Ấn Thần đột nhiên cảm thấy mí mắt rất nặng, thân thể tựa như một cây lúa gié (9) lư lửng trong nước, mơ hồ nổi lềnh bềnh. Vì thế cô kéo áo khoác, tựa vào vai Lâu Lan, nặng nề ngủ.

(9) – Lúa gié – Một thứ lúa ưa cấy ruộng có nước, một năm chín hai mùa.

Trong lúc ngủ mơ, cô lại gặp cô gái trang phục cổ đại, có dung nhan tuyệt mỹ như Lâu Lan. Nàng ngồi trên một khối đá lớn, dường như bừng chói trong sắc đỏ như máu, nhìn Ấn Thần cười ai oán. Nàng nói: “Ta chờ ngươi thật khổ sở, kiếp trước đến kiếp này, cuối cùng ngươi đã xuất hiện…”

Ấn Thần thấy trên tay nàng, có một chuỗi vòng hoa sen, bằng bạch ngọc trông rất ôn nhuận, so với chiếc vòng trên tay cô giống nhau như đúc.

“Cô là ai?” Cô hỏi nàng.

Nhưng nàng không trả lời. Nàng giơ tay, một con dao găm sắc bén trong phút chốc đâm vào ngực cô, chiếc vòng tay hoa sen bạch ngọc dính đầy máu cô, theo thời gi­an, chậm rãi thấm vào, chậm rãi ngưng tụ, khô đi, phong hoá thành sắc màu xanh đen.

Rốt cuộc là ai đang trình diễn màn bi kịch lịch sử này?

Là cô, là Lâu Lan, hay là người con gái không biết tên kia, nấp ở một góc tối âm u, âm thầm nỉ non…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button