Tiểu thuyết - ngôn tình

Cocktail Thị Thành

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Di Linh

Download sách Cocktail Thị Thành ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TIỂU THUYẾT

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cocktail thị thành là cuốn sách thứ hai của nhà văn Di Li thuộc thể loại báo chí. 26 bài viết trong tác phẩm đồng thời là 26 góc nhìn về đời sống và tâm lý của thị dân đương đại. Từ những tiêu điểm hài hước như thói nghiện mua sắm của người Việt, văn hóa “đầu ra”, tập quán dùng chung… cho đến các góc nhìn xã hội trong nghỉ dưỡng, giáo dục, giá trị của giới trẻ… đều được tác giả đề cập đến.

Biên tập viên Phạm Trung Tuyến nhận xét: “Những ‘lý sự’ của Di Li trong tập ghi chép này, có đôi chỗ cực đoan, nhưng đó là sự cực đoan chân thành. Chính sự chân thành ấy khiến cho dẫu có những điều Di Li viết bằng giọng văn châm biếm thực sự, nhưng có cố tìm cũng không thể nhận thấy chút cay độc nào, ngược lại chỉ có thể thấy một tình cảm thiết tha với những người đang sống quanh cô”.

Trích dẫn:

Đọc đi, rồi bạn sẽ cay mũi!

Tôi không phải là người quá mẫn cảm, song ở đời vẫn có hai thứ thường khiến tôi dị ứng. Đọc tới đây có lẽ nhiều bạn đọc, vốn là fan của nữ văn sĩ Di Li, sẽ khó chịu: “Ai lại viết tựa sách của người ta mà lại kể bệnh mình…”. Bạn đọc thân mến, trước tiên tôi khuyên các bạn chớ nên nóng giận. Thứ nhất là vì hai cái thứ khiến tôi dị ứng đều có ở chủ nhân cuốn sách này. Thứ hai, cuốn sách này sẽ khiến nhiều bạn bực mình lắm! Bởi trong đó có khá nhiều thói quen của chúng ta bị tác giả lôi ra để châm chọc, dẫu nhẹ nhàng, nhưng đọc đi rồi bạn sẽ cay mũi!
Trở lại với hai cái điều khiến tôi dị ứng. Đầu tiên là phụ nữ đẹp thường khiến tôi đỏ mặt cứ mỗi khi đối diện. Triệu chứng này tôi thường gặp, và nó cũng không quá phiền toái. Nhưng cái sự đỏ mặt bởi Di Li lại khiến tôi gặp phải một thất bại trong lĩnh vực được coi là sở trường của mình. Đó là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với nữ văn sĩ xinh đẹp này, khi cô đến studio làm khách mời trong một talk show của tôi trên kênh VOV giao thông. Vốn định kiến với dân văn chương, nhất là các nữ sĩ, tôi đã rắp tâm khiến Di Li phải bối rối trước những cái bẫy phỏng vấn của mình. Ai dè tôi lại đỏ mặt, và hình như khi người ta đỏ mặt thì thật khó để có được những lời lẽ sắc bén.
Điều thứ hai khiến tôi dị ứng nằm ở cuốn sách này, đó là nghe phụ nữ lý sự. Triệu chứng dị ứng của tôi khi nghe phụ nữ lý sự nặng nề hơn nhiều so với sự đỏ mặt. Đầu tiên là ngứa ngáy toàn thân, tiếp đến là nóng trong người, và cuối cùng là rấm rứt khó chịu mãi không thôi. Tôi không có ý phân biệt giới đối với nỗi khó chịu này, nghe đàn ông lý sự thì cũng ngứa ngáy, cũng nóng trong người, song nếu có hứng thì lý sự lại, hoặc cùng lắm là không nghe nữa. Với phụ nữ thì không thế được. Kinh nghiệm xương máu của tôi cho thấy rằng nếu chẳng may nghe phụ nữ lý sự, tốt nhất nên cắn răng chịu đựng, lý sự lại thì phải chịu đủ thứ thua thiệt, bỏ đi không nghe thì hậu quả sẽ không biết đường nào mà lần. Khi cầm bản thảo cuốn sách này, tôi nghe theo quảng cáo, mua cả thùng Dr. Thanh vừa uống, vừa đọc một lèo cho đến hết. Tất nhiên, đọc xong vẫn thấy nóng trong người, đành ngồi viết ra cho nhẹ nhõm.
Tập bản thảo gồm 27 bài ghi chép của Di Li thực ra không hoàn toàn là lý sự. “Tết không còn như xưa”, hay “Ta ăn Tết tây” thuần túy là những ghi chép dễ thương, những cảm nhận tinh tế, đầy nữ tính về những khoảng tĩnh lặng giữa những ồn ào trong đời sống của một thị dân trẻ tuổi. Nhưng, những ghi chép ấy chỉ là một hai nét điểm xuyết bất ngờ trong suốt tập sách này. Phần còn lại của tập ghi chép giống như một tập khảo luận về tâm lý và văn hóa thị dân đương đại. Rất nhiều vấn đề khác nhau xung quanh thói, tật của thị dân đương đại đã được Di Li đem ra để lý sự. Từ cơn sốt mua sắm đã trở thành “căn bệnh” của tất cả nam, phụ, lão, ấu đến thói a dua chạy theo những giá trị vật chất tạm thời của người trẻ, và cả những sự lai tạp, hổ lốn, thậm chí là hụt hẫng về văn hóa sống của giới văn nghệ, thậm chí là trí thức… Độ phổ rộng của những vấn đề được Di Li đề cập trong tập ghi chép này khiến tôi tin rằng bất cứ ai đọc qua cũng sẽ cảm thấy bóng dáng của chính mình, những hành vi đã trở thành thói quen của bản thân đang bị người phụ nữ ấy kín đáo quan sát và phân tích. Điều đó dường như thật khó tin khi Di Li được biết đến như một người ôm đồm, cùng lúc làm đủ mọi công việc khác nhau, lại cũng là một bà mẹ có con nhỏ. Một người như vậy thời gian đâu để mà quan sát, rồi lại còn nghiền ngẫm để lý sự nữa? Thắc mắc vậy, nhưng rồi ngẫm lại, nếu không đầu tư quan sát cuộc sống kỹ càng như thế thì Di Li lấy đâu ra chất liệu để sòn sòn cho ra đời hết tác phẩm này tới tác phẩm khác chỉ trong vòng 3 năm qua. 3 năm, Di Li khiến người đọc đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, từ tiểu thuyết trinh thám kinh dị “Trại Hoa Đỏ”, đến tập truyện ngắn đầy chất “u-mua” “Đôi khi tình yêu vẫn hay đi lạc đường”, rồi lại phong cách trữ tình đằm thắm ở “Tháp Babel trên đỉnh thác Ánh trăng”… Di Li đã khai thác tối đa những chất liệu cuộc sống mà cô tiếp nhận như người dân Bến Tre dùng trái dừa của họ, chẳng bỏ đi thứ gì. Có khác chăng chỉ ở chỗ không phải “lành làm gáo, vỡ làm muôi” đối với cái sọ dừa. Vẫn những chất liệu ấy, trong văn chương, Di Li thổi vào đó những sáng tạo phong phú của mình để đưa người đọc đến những cảm nhận mới mẻ và sâu sắc. Còn trong tập ghi chép này, chúng trở thành những dẫn chứng, những cứ liệu để cô phân tích trạng thái văn hóa của cả một cộng đồng, trong đó có cô. Những “lý sự” của Di Li trong tập ghi chép này, có đôi chỗ cực đoan, nhưng đó là sự cực đoan chân thành. Chính sự chân thành ấy khiến cho dẫu có những điều Di Li viết bằng giọng văn châm biếm thực sự, nhưng có cố tìm cũng không thể nhận thấy chút cay độc nào, ngược lại chỉ có thể thấy một tình cảm thiết tha với những người đang sống quanh cô.
Tuy nhiên, khác với những nhà báo chuyên nghiệp, Di Li khiến người đọc đôi lúc khó chịu vì cách đặt tít các ghi chép của cô. Thực ra tôi không định viết thế, tôi định chê một cách tinh tế hơn, kiểu như nữ giám khảo người Mỹ mà Di Li ca ngợi trong “Chê vùi dập và khen bốc giời”. Nhưng có lẽ, sự tinh tế ấy không phải một lúc mà học được, thôi thì tôi cứ đành “vùi dập” vậy. Nếu như không có những cái tít to tát như “Giải mã nghệ thuật giới trẻ”, nếu như bài “Những giá trị đang dần thay đổi” được đặt một cái tiêu đề nhẹ nhàng hơn, ví dụ “Lon Coca của Di Li và chiếc xe đạp của Bill Gate” chẳng hạn, hẳn người đọc sẽ cảm thấy dễ chịu hơn một chút!
Phạm Trung Tuyến – Biên tập viên VOV


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button