Thiếu nhi

Sổ Tay Phát Triển Của Trẻ

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Rakluke group

Download sách Sổ Tay Phát Triển Của Trẻ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : THIẾU NHI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

GIỚI THIỆU

Sau hơn 6,720 giờ mong mỏi, có lẽ không điều gì hạnh phúc hơn việc được trở thành cha mẹ. Con chính là món quà đặc biệt nhất mà thượng đế ban tặng cho cha mẹ. Con là sợi dây kết nối yêu thương, khiến cho việc trở thành một gia đình trở nên hoàn hảo hơn. Các bậc cha mẹ cần chuẩn bị mọi điều kiện để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần… Việc đó không hề đơn giản nhưng cũng không khó hơn bản năng làm cha, làm mẹ.

Chào mừng sinh linh bé bỏng bằng tình yêu thương và sự hiểu biết

Để hiểu được một cách chi tiết từng nấc thang phát triển trong từng giai đoạn của trẻ, người làm cha, làm mẹ cần phải tìm hiểu một số thông tin cơ bản nhằm giúp việc nuôi dạy con trẻ diễn ra nhẹ nhàng, suôn sẻ. Những thông tin đó được trình bày cụ thể dưới đây.

Con yêu phải dựa vào cha mẹ

Các bậc cha mẹ nên biết rằng trẻ sơ sinh là sinh linh phải dựa vào cha mẹ nhiều nhất trong tất cả các động vật sơ sinh trên thế giới. Khi vừa mới chào đời, nếu một số loài động vật khác đã có thể tự đứng lên rồi bước đi được thì trẻ lại hoàn toàn không thể tự giúp đỡ bản thân, khi có nhu cầu gì, trẻ chỉ biết nằm một chỗ và khóc mà thôi. Trẻ cần một người làm nhiệm vụ đáp ứng các nhu cầu từ việc cho ăn, chăm sóc cơ thể cho tới việc nhận thức các sự vật hiện tượng…

Khi lớn hơn một chút, trẻ sẽ từng bước tự thực hiện các hoạt động để thỏa mãn các nhu cầu của bản thân mình như cầm, nắm những món đồ chơi yêu thích, xúc cơm, đi, vào nhà vệ sinh để tự đi tiểu tiện… Dần dần trẻ sẽ biết tự chăm sóc cho bản thân.

Trẻ sơ sinh phải dựa vào cha mẹ. Đây là điều mà người làm cha, làm mẹ luôn luôn phải ghi nhớ trong suốt quãng thời gian đầu đời của trẻ. Bạn không được quên rằng trẻ sơ sinh không có bản năng tự sinh tồn giống như các động vật khác, trẻ sẽ có từng giai đoạn phát triển, trong mỗi giai đoạn đó đều cần đến bàn tay chăm sóc, nuôi nấng và dạy bảo của cha mẹ.

Lớn lên từng ngày

Mỗi ngày trôi qua, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của các tế bào trong cơ thể, trẻ cũng bộc lộ nhiều khả năng khác nhau.

Khoảng thời gian 6 tháng đầu đời, cha mẹ sẽ nhận thấy rằng trẻ thay đổi rất nhiều. Chẳng mấy chốc, đứa con đỏ hỏn nằm khóc oe oe trong nôi đã có thể ngồi được, bắt đầu biết bày tỏ cảm xúc như mỉm cười hài lòng, bật cười khanh khách và lên tiếng ê a đáp lời cha mẹ.

Cha mẹ sẽ tò mò muốn biết các bước phát triển của con qua từng ngày được diễn ra như thế nào.

Đó là cả một quá trình diễn ra hết sức tự nhiên đối với trẻ sơ sinh của mọi dân tộc, màu da. Nếu không có sự bất thường nào thì một đứa trẻ sẽ phải trải qua các bước phát triển như dưới đây.

Ðặc điểm của sự phát triển

Các bậc cha mẹ cần biết rằng sự phát triển của trẻ nhỏ là sự phát triển từ trên xuống dưới, đầu sẽ là bộ phận phát triển trước sau đó dần dần tới các bộ phận bên dưới của cơ thể và cuối cùng là các đầu ngón chân. Nếu cha mẹ để ý sẽ thấy rằng con của bạn biết chớp mắt đầu tiên; rồi những cơ trên mặt bắt đầu cử động; tiếp đến là hành động lắc đầu; rồi phần thân sẽ bắt đầu ưỡn cong, lăn qua lăn lại được; sau đó là tới phần mông, con bắt đầu dùng mông để ngồi và cuối cùng là phần chân, con có thể biết bò, biết đứng và biết chạy thành thục.

Ngoài ra, sự phát triển của trẻ sơ sinh còn mang một đặc điểm nữa là phát triển từ trong ra các đầu ngón tay, ngón chân. Bạn sẽ để ý thấy rằng: đầu tiên trẻ sẽ biết vẫy tay, dùng cánh tay để nâng đỡ cơ thể trong việc ngồi hoặc với các đồ vật. Nhưng sau đó trẻ sẽ dùng cổ tay, ngón tay và ngón cái thành thạo hơn trong việc nhặt và cầm nắm các đồ vật khác nhau.

Mỗi trẻ đều có đặc điểm riêng

Mỗi trẻ đều có những đặc điểm riêng về tính cách, sức khỏe, nhu cầu hay về sự phát triển trong từng giai đoạn. Trong quá trình phát triển, chắc chắn trẻ sẽ phải trải qua những giai đoạn tương đồng nhau nhưng khoảng thời gian để phát triển những kỹ năng của mỗi trẻ có thể khác nhau. Không phải trẻ cùng độ tuổi với con bạn biết cười thì con bạn cũng phải biết cười, hay con bạn cũng không nhất thiết phải biết bò cùng thời gian với con người khác…

Do đó, bạn không nên hy vọng con bạn sẽ phát triển theo đúng biểu đồ phát triển hoặc sách vở hay giống những đứa trẻ khác. Chúng ta cần hiểu rằng mỗi trẻ phải phát triển phù hợp với tiến độ phát triển của từng cơ thể. Đây cũng chính là sự khác biệt mà không trẻ nào giống với trẻ nào. Ví dụ: ăn ít, ngủ nhiều hoặc ăn nhiều, ngủ ít; trẻ gầy gò hay mập mạp, cao lớn, hoặc có thể trẻ không mấy quan tâm đến việc ăn ngủ mà lúc nào cũng chỉ thích chơi…

Một số đặc điểm riêng của trẻ sẽ biểu hiện ngay từ khi mới chào đời và chính những điểm khác biệt này là cơ sở để cha mẹ có những phương pháp nuôi dạy, chăm sóc phù hợp. Ví dụ như nếu trẻ hiền lành, ngủ nhiều, dễ nuôi, không quấy khóc, cha mẹ sẽ nhàn hơn trong việc chăm sóc; nhưng nếu con của bạn hay quấy khóc, ăn vạ, cha mẹ sẽ rất căng thẳng và lúc nào cũng nghĩ rằng phải quan quan tâm chăm sóc nhiều hơn.

Tuy nhiên, cho dù con bạn có giống hay khác với với những trẻ khác thì cha mẹ cũng nên chấp nhận những gì là đặc điểm riêng của con mình. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần thay đổi bản thân để phù hợp hơn với trẻ. Làm được như vậy cả bạn và con bạn sẽ có những giây phút đầm ấm và hạnh phúc bên nhau.

Cha mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đối với con

Cha mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến trẻ trong năm đầu đời.

Khả năng trong việc đưa ra những yêu cầu và tiếp nhận những phản ứng từ môi trường của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm có được qua những tiếp xúc với cha mẹ lần đầu tiên.

Sự phát triển trong 1 tuổi đầu đời của trẻ có diễn ra suôn sẻ hay không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ; phụ thuộc vào việc trong tuần đầu tiên của cuộc đời, trẻ nhận được tình yêu thương, sự quan tâm của cha mẹ như thế nào, nhẹ nhàng, tình cảm, gần gũi hay lạnh lùng, xa cách…

Các bậc cha mẹ thường được thế hệ trước truyền lại những kinh nghiệm như “Không nên bế trẻ quá nhiều, trẻ sẽ bện hơi” hay “Đừng nên chơi nhiều với trẻ, trẻ sẽ hư người”. Nhưng khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng việc cha mẹ gần gũi, thường xuyên bồng bế, thể hiện tình yêu thương với trẻ sơ sinh không những làm cho trẻ vui vẻ, hạnh phúc mà còn tạo nền tảng giúp trẻ xây dựng mối quan hệ tốt với người khác khi lớn lên.

Nếu có thể được, mong các bậc cha mẹ hãy bế ẵm trẻ nhiều nhất có thể.

Không nhất thiết phải nuôi trẻ theo sách vở

Có người đã nói việc nuôi dạy trẻ “vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật”. Nói như vậy có nghĩa là trong việc nuôi dạy con trẻ, cha mẹ không chỉ cần có tình yêu thương, sự tích lũy kinh nghiệm mà còn cần phải trang bị những kiến thức khoa học cần thiết. Không có một quy tắc nhất định nào cho việc phải nuôi dạy trẻ như thế này hay như thế kia, theo sách này hay theo sách kia bởi nhiều khi bản năng và cảm giác của cha mẹ cũng rất chuẩn xác, hơn nữa như đã nói ở trên, mỗi trẻ đều có những đặc điểm riêng và sách vở cũng chỉ là lý thuyết chung mà thôi.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button