Sức khỏe

Món Ăn Bài Thuốc Chữa Bệnh Tiểu Đường

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Văn Ba

Download sách Món Ăn Bài Thuốc Chữa Bệnh Tiểu Đường ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SỨC KHỎE

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                     

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Phần I VÀI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Tiểu Đường Là Gì?

Tiểu đường là hiện tượng xuất hiện đường trong nước tiểu (bình thường không có), làm cho nước tiểu có vị ngọt. Đây là bệnh lý nội khoa mãn tính, có mức đường tăng bất thường trong máu. Đường trong máu tăng làm xuất hiện đường trong nước tiểu.

Bình thường, đường trong máu được kiểm soát bằng insulin, là một nội tiết tố của tuyến tụy. Insulin có tác dụng làm giảm đường trong máu. Khi đường trong máu tăng (chẳng hạn sau khi ăn), insulin sẽ đưa mức đường huyết trở về bình thường. Người bị tiểu đường, nguyên nhân là do sự sản xuất insulin không đủ, dẫn đến làm tăng đường huyết.

Tiểu đường là một bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Về lâu dài, bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương mạch máu, thần kinh, suy thận. Bệnh tiểu đường cũng là một yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quị, bệnh mạch vành tim và gây ra các bệnh lý mạch máu khác trong cơ thể.

Bệnh tiểu đường chiếm tỷ lệ khá cao và tỷ lệ thuận với tình trạng dinh dưỡng. Có rất nhiều người bị bệnh tiểu đường mà không hề hay biết. Chi phí trực tiếp và gián tiếp cho điều trị bệnh tiểu đường cũng khá cao, vì bệnh tiểu đường phải điều trị suốt đời. Tử vong do bệnh tiểu đường đứng hàng thứ ba sau bệnh tim và ung thư.

Nguyên Nhân Nào Gây Ra Bệnh Tiểu Đường?

Bệnh tiểu đường loại 1 là do thiếu insulin. Do tụy sản xuất không đủ insulin (thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối so với nhu cầu của cơ thể) hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, làm tăng đường huyết gây ra bệnh tiểu đường.

Thường bị ảnh hưởng nhất là tế bào cơ và mô mỡ, kết quả của quá trình này được gọi là “kháng insulin”. Kháng insulin là vấn đề chính trong bệnh tiểu đường loại 2. Glucose là loại đường đơn có trong thức ăn. Glucose là chất dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể hoạt động.

Sau khi ăn, thức ăn được tiêu hoá ở dạ dày và ruột. Glucose trong thức ăn sẽ được hấp thụ ở ruột bởi những tế bào của ruột, sau đó nó được vận chuyển trong máu đi đến các tế bào của cơ thể. Tuy nhiên, glucose không thể vào trong tế bào một mình được, mà nó phải nhờ đến insulin để đưa vào trong tế bào. Nếu không có in-sulin, tế bào không sử dụng được năng lượng từ glucose và như vậy làm cho nồng độ glucose trong máu tăng. Khiến cho glucose bị thải nhiều qua nước tiểu.

Insulin là một nội tiết tố được tế bào đặc biệt của tuyến tuỵ bài tiết ra. Nó có tác dụng giúp đưa glucose vào trong tế bào, cũng như insulin giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa glucose trong máu.

Tuỵ là một cơ quan nằm sâu trong bụng, phía sau bao tử. Sau khi ăn, glucose trong máu tăng lên. Để đáp ứng với sự tăng lên này, tuỵ sẽ bài tiết ra insulin giúp đưa glucose vào trong tế bào và như thế sẽ làm mức đường trong máu trở về bình thường. Khi glucose trong máu thấp, tuỵ sẽ ngưng bài tiết insulin.

Ở người bình thường, với hệ thống điều hoà như vậy giúp kiểm soát được mức đường trong máu. Còn ở bệnh nhân bị tiểu đường, chất insulin bị thiếu hụt (tiểu đường loại 1) hoặc bài tiết không đủ cho nhu cầu của cơ thể (tiểu đường loại 2). Cả hai nguyên nhân này đều làm tăng lượng đường trong máu.

Sự Khác Biệt Của Bệnh Tiểu Đường Loại 1 Và Loại 2 Là Gì?

Có hai loại bệnh tiểu đường chính, gọi là tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2. Tiểu đường loại 1 còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trẻ.

Người mắc bệnh tiểu đường loại 1, là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tuỵ bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho tuyến tụy không còn khả năng sản xuất in- sulin nữa.

Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người mắc bệnh tiểu đường loại 1. Kháng thể này bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh nhân bị tiểu đường loại 1 muốn sống được cần phải tiêm insulin mỗi ngày.

Trong bệnh lý miễn dịch, cũng như ở bệnh nhân bị tiểu đường loại 1, hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể trực tiếp chống lại chính mô của người bệnh. Bệnh tự miễn này thường gây bệnh tiểu đường loại 1, mặt khác bệnh này không phải do di truyền.

Gen gây bệnh tiểu đường loại 1 có nhiễm sắc thể số 11 giống nhau (nhiễm sắc thể là nơi lưu trữ mọi thông tin di truyền bằng các nucleotic trong tế bào). Tiếp xúc, nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tuỵ tiết insulin.

Tiểu đường loại 1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới 30 tuổi. Tuy nhiên ở bệnh nhân trẻ còn có dạng tiểu đường do cơ hội. Tiểu đường loại 1 chiếm khoảng 10%, còn tiểu đường loại 2 chiếm 90%.

Tiểu đường loại 2 còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trưởng thành. Trong tiểu đường loại 2, tuỵ người bệnh vẫn còn khả năng sản xuất insulin, nhưng không đủ. Trong một số trường hợp, sau khi ăn, tụy sản xuất một lượng insulin nhiều hơn bình thường. Đa số bệnh nhân tiểu đường loại 2, tế bào cơ thể vẫn còn nhạy cảm với insulin (đặc biệt là tế bào mỡ và tế bào cơ), lượng lớn insulin sản xuất được tế bào nhận diện.

Tóm lại, vấn đề tăng kháng insulin, sự phóng thích insulin từ tuỵ cũng có thể bị thiếu, gây ra tình trạng tăng glucose trong máu. Hầu hết tiểu đường loại 2 xảy ra ở người trên 30 tuổi và tỷ lệ tiểu đường tăng theo tuổi. Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiểu đường loại 2. Một số yếu tố khác như mập phì cũng dễ gây nguy cơ bị tiểu đường. Có mối liên quan trực tiếp giữa béo phì và tiểu đường loại 2.

Tiểu đường có thể xảy ra thoáng qua trong quá trình thai kỳ. Sự thay đổi đáng kể về hormon trong quá trình mang thai thường làm tăng mức đường trong máu ở một số người. Trong trường hợp này người ta gọi là tiểu đường do thai kỳ. Tiểu đường do thai kỳ sẽ khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, có khoảng 40 – 50% phụ nữ tiểu đường do thai kỳ sẽ bị tiểu đường thật sự sau này.

Ở bệnh nhân tiểu đường do thai kỳ cần phải làm test dung nạp glucose 6 tuần sau khi sinh nhằm xem sau này họ có thể bị tiểu đường hay không.

Tiểu đường “thứ phát” là sự tăng lượng đường trong máu xảy ra sau khi dùng một số thuốc. Tiểu đường thứ phát chỉ xảy ra khi mô tuỵ không sản xuất được insulin vì nó bị phá huỷ do bệnh lý như: viêm tuỵ mãn (viêm tuỵ do tác dụng độc của rượu khi uống nhiều rượu), do chấn thương, do phẫu thuật cắt bỏ tụy.

Tiểu đường cũng có thể do rối loạn các chất nội tiết tố khác như việc bài tiết quá nhiều hormon tăng trưởng (bệnh to đầu chi) và hội chứng Cushing. Bệnh to đầu chi là do u tuyến yên nằm ở đáy não sản xuất quá nhiều hormon tăng trưởng, đưa đến tăng đường huyết. Trong hội chứng Cush- ing, tuyến thượng thận sản xuất ra quá nhiều cortisol, làm khởi phát sự tăng đường huyết. Nói tóm lại, một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát đường huyết nhưng lại che đậy bệnh tiểu đường tiềm ẩn. Tiểu đường do thuốc thường gặp nhất khi dùng thuốc corticoid (như prednisone).

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button