Cây Thuốc Vị Thuốc Phòng Và Chữa Bệnh Tiêu Hóa
1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK
Tác giả : Vũ Quốc Trung
Download sách Cây Thuốc Vị Thuốc Phòng Và Chữa Bệnh Tiêu Hóa ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.
Danh mục : SỨC KHỎE
2. DOWNLOAD
Download ebook
File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.
Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.
Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách
3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH
Chương một BỘ MÁY TIÊU HÓA
Bộ máy tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa. Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng rồi đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và kết thúc là hậu môn. Các tuyến tiêu hóa gồm tuyến nước bọt, tuyến tụy bài tiết dịch tụy, gan bài tiết mật.
Bộ máy tiêu hóa cung cấp liên tục cho cơ thể các chất dinh dưỡng, vitamin, nước khoáng…thông qua các chức năng sau:
– Chức năng cơ học: Vận chuyển và nghiền nát thức ăn, nhào trộn thức ăn với các dịch tiêu hóa.
– Chức năng hóa học: Các tuyến tiêu hóa bài tiết các dịch để tiêu hóa thức ăn thành các dạng đơn giản hơn, dễ hấp thu.
– Chức năng hấp thu: Đưa thức ăn từ ống tiêu hóa vào tuần hoàn máu.
Tất cả các chức năng trên được điều hòa theo cơ chế thần kinh và hoóc môn. Trong từng giai đoạn của ống tiêu hoá, ba chức năng trên cùng phối hợp hoạt động để vận chuyển, tiêu hoá và hấp thu thức ăn.
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trước tiên về bộ máy tiêu hoá theo thứ tự từ trên xuống dưới.
- Miệng và răng
Miệng con người là một kiểu hang có chứa lưỡi và răng, nó bị giới hạn bởi đôi môi. Miệng liên kết với các đường dẫn vào đường tiêu hoá và vào đến phổi. Vì mối quan hệ với hai hệ thống cơ thể quan trọng bậc nhất này, miệng chắc chắn có liên quan với cả sự tiêu hoá lẫn quá trình hô hấp. Ngoài ra, nó còn liên quan đến hoạt động phát âm.
Đôi môi được tạo nên từ những sợi cơ rải rác có các mô đàn hồi và được cung cấp rất nhiều dây thần kinh nên nó vô cùng nhạy cảm.
Da bao phủ đôi môi là một dạng thay đổi, nó là một kiểu cấu trúc trung gian giữa da bình thường bao phủ mặt và màng lót bên trong của miệng. Không giống như da bình thường, da môi không có lông, tuyến mồ hôi hoặc tuyến bã nhờn.
Miệng được lót bằng màng nhầy (niêm mạc), chứa đựng các tuyến sản xuất chất dịch trong, hơi dính, được gọi là niêm dịch. Sự tiết ra liên tục của các tuyến này giữ cho bên trong miệng thường xuyên ẩm ướt, được giúp đỡ bởi hoạt động của các tuyến nước bọt. Niêm mạc lót trong hai má nhận lãnh mức độ hao mòn rất lớn và có khả năng tái sinh đặc biệt.
Hướng về phía trước miệng, ở phía trên miệng, là vòm miệng cứng, còn vòm miệng mềm hướng về phía sau. Vòm cứng do đáy xương hàm trên tạo thành, cho phép lưỡi ép vào bề mặt vững chắc, vì vậy làm cho thức ăn có thể được pha trộn và làm mềm. Độ mềm của vòm cần thiết vì nó có thể di chuyển về phía trên khi thức ăn đựơc nuốt vào và như vậy ngăn chặn thức ăn khỏi bị ép lên đi vào mũi, mà các đường đi vào mũi ở phía sau miệng.
Thòng xuống từ trung tâm của vòm mềm là một miếng mô gọi là lưỡi gà. Chức năng chính xác của nó là một điều bí mật, nhưng một số người cho rằng nó tạo thành một miếng bịt có hiệu quả ở các đường khí khi thức ăn được nuốt vào, vì vậy ngăn chặn sự nghẹt thở.
- Lưỡi
Lưỡi có hình dạng khá giống một hình tam giác – rộng ở đáy, thuôn dài ra và nhọn ở đỉnh, đáy hoặc rễ của nó gắn chặt vào hàm dưới và vào xương móng của xương sọ. Các mép rễ lưỡi được nối vào các thành của hầu, một khoang hình thành phía sau miệng.
Phần giữa của lưỡi có bề mặt trên cong, trong khi đó mặt dưới của nó nối liền với sàn miệng bằng một dải mô mỏng – hàm lưỡi. Đầu lưỡi tự do chuyển động, nhưng khi một người không ăn hoặc nói chuyện, thì nó thường nằm gọn trong miệng với đầu lưỡi đặt tựa vào răng phía trước.
Các động tác của lưỡi được quyết định bởi các cơ mà nó được hình thành và đối với cơ mà nó nối, theo cách lưỡi được gắn vào trong miệng.
Bản thân lưỡi có các sợi cơ vừa chạy theo chiều dọc vừa theo chiều ngang và các cơ này có khả năng tạo ra chuyển động nào đó, nhưng các động tác của lưỡi được coi là rất linh hoạt do sự co bóp của nhiều cơ có vị trí trong cổ và các bên hàm. Thí dụ, cơ trâm thiệt trong cổ, có nhiệm vụ đưa lưỡi lên trên và về phía sau, trong khi cơ móng lưỡi, cũng ở trong cổ, đưa lưỡi hạ xuống vào lại vị trí nghỉ bình thường.
Trong khi đang ăn, một trong những công việc chính của lưỡi là đưa thức ăn đến răng để nhai và nặn thức ăn đã mềm thành viên tròn sẵn sàng để nuốt. Các động tác này được thực hiện bằng hàng loạt chuyển động cong lên cong xuống. Khi nhiệm vụ vừa hoàn thành (hoặc ngay khi người ăn nuốt thức ăn) lưỡi đẩy viên thức ăn vào hầu ở phía sau miệng, từ đó thức ăn đi vào thực quản và được nuốt vào dạ dày.