Sức khỏe

Bí Quyết Trường Thọ

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nhiều tác giả

Download sách Bí Quyết Trường Thọ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SỨC KHỎE

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Một danh nhân thế kỷ 18 đã nói: “Không kẻ lười biếng nào có thể sống lâu. Những người trường thọ đều có lối sống cần cù, chăm chỉ và hăng hái”. Quả vậy, thống kê cho thấy 95% các cụ sống trên 100 tuổi là những nông dân lao động từ bé và đến già vẫn làm việc.

Sức khỏe tốt và tuổi thọ cao luôn là mục đích mà con người vươn tới và cũng là thước đo mức văn minh của một xã hội. Mục tiêu này không chỉ phụ thuộc vào vấn đề ăn uống, thuốc men mà còn đòi hỏi chúng ta tâm đến nhiều yếu tố khác trong cuộc sống.

Khoa học càng phát triển thì tuổi thọ con người càng cao. Vào thời kỳ đồ sắt, tuổi thọ trung bình của con người là 18. Đến thời kỳ đồ đồng, chỉ số này đã tăng lên 20. Khoảng 200 năm trước công nguyên, tuổi thọ trung bình là 22, đến thế kỷ 18 là 35,5, thế kỷ 19 là 40-49. Từ thế kỷ 20, con người có bước nhảy vọt về tuổi thọ. Nhìn chung ở các nước phát triển, tuổi thọ trung bình của con người cao hơn so với các nước chậm phát triển.

Theo các thống kê, những cụ già sống lâu đều là người chăm chỉ lao động. Tóc nhiều cụ chưa bạc hết, răng còn chắc, mắt tinh, tai thính và trí nhớ còn tốt. Trong lao động sáng tạo, nhiều cụ trên 80 vẫn còn sáng tác. Đại văn hào Pháp Victor Hugo viết xong tác phẩm “Truyền thuyết của các thế kỷ” ở tuổi 84. Nhà doanh nghiệp Nhật Bản Hitachi ở tuổi 80 vẫn kinh doanh giỏi và được mệnh danh là “Chàng thanh niên 80”. Nữ văn sĩ Australia Min Hum-phơ-rây viết xong quyển tiểu thuyết nổi tiếng cho thiếu nhi ở tuổi 80 và khi đã 86 tuổi, cụ vẫn tiếp tục sáng tác.

Môi trường trong sạch làm giảm các nguyên nhân gây bệnh, hạn chế những bệnh nhiễm khuẩn, giúp con người có thể kéo dài tuổi thọ.

Ăn uống thanh đạm, không thừa không thiếu, giàu sinh tố… là những vấn đề rất quan trọng. Một chế độ ăn nhiều rau quả, mật ong, sữa tươi có tác dụng giảm độc và lợi tiểu.

Giáo sư Ohsawa, Giám đốc Viện Khoa học Viễn đông ở Paris đã đề xuất một chế độ dinh dưỡng “tăng ngũ cốc, giảm thịt cá; ít thức ăn động vật, không ăn các đồ hộp và thức ăn chế biến; nên ăn gạo lứt, muối vừng, đậu phụ”. Đó là Chế độ ăn Ohsawa đã được nhiều người áp dụng rất hiệu quả.

Vấn đề uống cũng rất quan trọng, phải uống đúng và uống đủ. Ở môi trường có nhiệt độ 25-30 độ C, trung bình mỗi người phải uống 1-1,5 lít nước/ngày (không kể nước trong canh và rau quả). Khi làm việc ra mồ hôi nhiều hoặc trời nóng nực, chúng ta phải uống nước nhiều hơn (thêm khoảng 600 ml). Khi bị nhiễm khuẩn, sốt, tiêu chảy, phải bù đủ nước bằng nhiều cách (uống, truyền…). Không nên uống quá nhiều nước một lúc mà nên uống từ từ, chia làm nhiều lần trong ngày.

Cần bổ sung nhiều vitamin. Vitamin A hạn chế suy giảm thị lực, giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống bệnh tật, chống xơ viêm, chống đóng sỏi trong thận. Vitamin B tăng cường hoạt động cơ bắp; đặc biệt nhóm B1, B6, B12 ngăn cản được xơ vữa động mạch và viêm thần kinh. B6 và B12 thường bị thiếu hụt trong khẩu phần ăn và hấp thu qua ruột người cao tuổi rất kém. Vitamin C tăng cường hoạt động của tế bào, giảm mệt mỏi, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu ở người cao tuổi. Vitamin D chống lại hiện tượng mất canxi gây loãng xương ở người cao tuổi. Nếu bổ sung canxi mà không có vitamin D thì canxi sẽ bị đào thải qua thận và dễ tạo sỏi. Vitamin E có vai trò rất quan trọng cho người cao tuổi vì đề phòng được xơ vữa động mạch, chống oxy hóa, tăng khả năng tình dục và phòng chống được ung thư tuyến tiền liệt. Vitamin F (nhóm acid béo chưa no) giúp phòng chống xơ vữa động mạch và ung thư ở người cao tuổi. Vitamin P và PP làm vững thành mạch, chống lại tác động phóng xạ của các tia tử ngoại cũng như các bức xạ khác, đồng thời hạn chế được sự thoái hóa tế bào.

Trước hết cần chăm sóc, tạo cho người cao tuổi một cuộc sống thật ổn định, không căng thẳng về tinh thần.

Khi nghiên cứu và phân tích về mặt tâm thần kinh những cụ trường thọ, các nhà khoa học nhận thấy họ sống hiền hậu, bao dung, điềm đạm, không xích mích với mọi người. Các cụ rất yêu đời và ít giận dữ. 98% các cụ trường thọ là những người thủy chung, thương yêu con cháu, không gặp biến cố lớn về tình cảm cũng như nghề nghiệp.

Họ cũng có cuộc sống tình dục tốt đẹp cho đến khi tuổi rất cao. Trước nay, các nhà khoa học đều thống nhất rằng sinh hoạt tình dục hoàn toàn không có hại mà còn có tính chất trị liệu đối với người cao tuổi.

Hầu như mọi người đều biết rằng những người sống trong thôn trường thọ (một thôn có tuổi thọ trung bình của cư dân trong thôn đạt trên 100 tuổi thì được gọi là thôn trường thọ, trên thế giới mới chỉ có 5 thôn trường thọ). Sở dĩ có tuổi thọ cao là nhờ có nguồn nước tốt. Các nhà khoa học nhận định nước trong thôn trường thọ có 2 đặc điểm : một là không bị ô nhiễm, hai là các phân tử nước có kích thước rất nhỏ và chứa nhiều năng lượng. “Cái bổ của thuốc không bằng cái bổ của thức ăn, cái bổ của thức ăn không bằng cái bổ của nước”. Nước chính là vua của trăm thứ thuốc. Thánh y Lý Thời Trân đã nói vậy trong cuốn “Bản thảo cương mục” nổi danh. Nước tham gia vào việc hình thành các dịch tiêu hóa, giúp con người hấp thụ chất dinh dưỡng, cũng như tạo thành các chất lỏng trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước. Nước còn giúp các phế nang luôn ẩm ướt, có lợi cho việc hô hấp. Nước còn có tác dụng bôi trơn toàn bộ khớp xương trong cơ thể, là một chất hoãn xung của hệ thống thần kinh. Nước là một phần tất yếu của cuộc sống!


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button