Sức khỏe

Bệnh Lây Truyền Qua Đường Ăn Uống

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : BS. Bạch Đằng

Download sách Bệnh Lây Truyền Qua Đường Ăn Uống ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SỨC KHỎE

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI GIỚI THIỆU

Bệnh lây truyền qua đường ăn uống là những bệnh thường gặp ở tất cả các nước trên thế giới nhất là những nước mà trình độ dân trí và điều kiện sống còn thấp. Việt Nam là nước nhiệt đới, điều kiện kinh tế xã hội còn nghèo nàn, nhiều vùng tập quán sinh hoạt còn lạc hậu, vì vậy các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như dịch tả, dịch tiêu chảy cấp, các bệnh ký sinh trùng đường ruột… chiếm tỷ lệ rất cao. Đặc biệt trong những năm gần đây, cùng với sự lan tràn của các loại thực phẩm không được kiểm dịch, tình trạng ngộ độc thực phẩm nhất là ngộ độc tập thể ngày càng có những diễn biến phức tạp, khó lường.

Với mong muốn cung cấp những thông tin cơ bản để giúp bạn đọc nhận biết về các bệnh lây truyền qua đường ăn uống và cách phòng chống, nên chúng tôi xuất bản cuốn sách “Bệnh lây truyền qua đường ăn uống”. Chúng tôi hy vọng cuốn sách này sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về các bệnh tiêu hóa thường gặp, từ đó hạn chế những tác hại của bệnh tật đối với cuộc sống của mỗi người.

Do cuốn sách lần đầu được biên soạn nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong muốn nhận được những đóng góp ý kiến từ các đồng nghiệp và bạn đọc, để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

BỆNH TẢ MỐI NGUY HIỂM THỰC SỰ

Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả gây ra, lây truyền nhanh bằng đường tiêu hóa với các biểu hiện chính là ỉa lỏng, nôn nhiều lần, nhanh chóng dẫn đến rối loạn nước và điện giải, trụy tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào đầu thế kỷ 19, sau đó lan rộng sang các nước khác, đã gây ra nhiều vụ đại dịch. Ở nước ta, trong những tháng cuối năm 2007, và 4 tháng đầu năm 2008 dịch tiêu chảy cấp đã diễn ra hết sức phức tạp và xuất hiện ở nhiều tỉnh thành; trong số các trường hợp tiêu chảy cấp đó, có một tỷ lệ dương tính với phẩy khuẩn tả. Trong phạm vi bài viết này, xin đề cập một số nét về phẩy khuẩn tả, bệnh tả và cách phòng bệnh để mọi người có biện pháp phòng tránh hữu hiệu.

  1. Phẩy khuẩn tả có cấu tạo thế nào?

Phẩy khuẩn tả có tên khoa học là Vibrio cholerae thuộc họ Vibrionaceae, là vi khuẩn có hình cong như dấu phẩy (nên gọi là phẩy khuẩn), bắt màu gram âm, không sinh nha bào, di động được nhờ có lông, phát triển tốt trên môi trường thường và môi trường kiềm; dễ bị diệt bởi nhiệt độ (850 C trong vòng 5 phút), hóa chất và môi trường acid. Ở môi trường thích hợp như trong nước, thức ăn, trong các động vật biển như cá, cua sò biển… nhất là trong nhiệt độ lạnh chúng có thể sống được vài ngày đến vài tuần.

Vibrio cholerae có khoảng 140 nhóm huyết thanh đã được xác nhận, trước đây người ta cho rằng chỉ có nhóm huyết thanh 01 là gây bệnh tả, tuy nhiên từ năm 1992 người ta đã phát hiện thêm nhóm huyết thanh O139 cũng đã gây ra các vụ dịch tả lớn ở miền Nam Ấn Độ, Bangladesh, rồi sau đó ở Thái Lan, miền Tây Trung Quốc…

Phẩy khuẩn tả gây bệnh nhờ độc tố tả – đây là nội độc tố; ngoài ra chúng có thể sản xuất ra men Muci- nase và Neuraminidase làm giảm tác dụng bảo vệ của chất nhầy và gây tổn thương cấu trúc của màng tế bào niêm mạc ruột.

Chúng có thể chuyển hóa trong thiên nhiên, thay đổi tính di truyền do đột biến và kháng nhiều loại kháng sinh – đó là vấn đề hết sức khó khăn trong điều trị và ngăn chặn dịch hiện nay.

  1. Con đường lây nhiễm?

Trong phần lớn các trường hợp, bệnh tả là thể nhẹ bao gồm các bệnh nhân nhẹ, bệnh không điển hình, thường không được phát hiện cách ly – đây là nguồn lây nhiễm nguy hiểm; ngoài ra người lành mang khuẩn và nguồn bệnh có sẵn trong thiên nhiên là những nguồn lây nhiễm đáng chú ý.

Bệnh lây nhiễm theo đường tiêu hóa, cụ thể là đường phân – miệng thông qua nguồn nước, thực phẩm, rau quả… bị nhiễm mầm bệnh do nuôi trồng, do chế biến bảo quản… qua ruồi nhặng, chuột dán… làm lây lan mầm bệnh. Đặc biệt nguồn nước bị ô nhiễm là phương tiện lây truyền hết sức nguy hiểm.

Phẩy khuẩn tả theo đường thức ăn, nước uống… bị ô nhiễm vào dạ dày, tại đây phần lớn chúng bị tiêu diệt bởi độ toan hóa của dịch dạ dày; tuy nhiên do thức ăn làm kiềm hóa dịch dạ dày nên một số không bị tiêu diệt sẽ xuống ruột non. Tại ruột non, chúng phát triển nhanh nhờ môi trường kiềm và tập trung ở biểu mô niêm mạc vào máu. Tại đây chúng tiết ra nội độc tố, nội độc tố này làm tăng hoạt tính men Adenyl- cylase do đó làm tăng lượng AMP vòng. Lượng AMP vòng tăng lên đã kích thích niêm mạc ruột tăng đào thải nước và ion Na+ với một khối lượng lớn. Biểu hiện lâm sàng là tình trạng ỉa lỏng và nôn dữ dội làm cho bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng choáng do giảm khối lượng máu lưu hành và rối loạn nước và điện giải; nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ có biến chứng suy thận cấp hoặc tử vong.

Mọi dân tộc, lứa tuổi, giới tính đều có sức thụ bệnh như nhau, tuy nhiên khi bệnh lần đầu tiên xuất hiện ở quần thể dân cư chưa có miễn dịch, mọi lứa tuổi đều có thể mắc nhưng người lớn thường mắc nhiều hơn; trong khi đó ở vùng dịch lưu hành thì trẻ em và người già dễ mắc hơn.

Bệnh dịch có tính chất điển hình của dịch bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa, dịch thường lan rộng nhanh chóng trong vùng theo cùng bếp ăn, nguồn nước. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, đặc biệt những vùng sau lũ lụt; thường xuất hiện ở các nước và những vùng có trình độ kinh tế xã hội thấp kém, không cung cấp đủ nước sạch, điều kiện vệ sinh môi trường không tốt.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button