Văn học trong nước

Vang Vọng Một Thời

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Phạm Duy Biên Soạn

Download sách Vang Vọng Một Thời ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

  Mấy Lời Nói Đầu

Vang Vọng Một Thời    là một cuốn nhạc tập gồm những bài ca quen thuộc đã từng là kỷ niệm riêng của từng người, có thể gợi lại những nỗi buồn ít hơn niềm vui, rất là đáng nhớ của thời dĩ vãng.

Nhưng vì còn có những người yêu nhạc muốn biết thêm chi tiết của từng bài như: soạn ra với cảm tưởng nào, đã soạn ở đâu, vào năm nào, tự xuất bản hay ai phát hành, đã có những bài viết phê bình của những ai? vân vân và vân vân…

Với cuốn nhạc tập này, người yêu nhạc còn có thể theo chân tác giả để hành hương về những nơi, vừa là chốn đã khai sinh ra bài hát, vừa là nơi được coi như những thắng cảnh của đất nước. Ví dụ cùng tác giả đi tìm cô gái mơ năm xưa và đi chơi chùa Hương luôn thể  (nhà ta ở dưới gốc cây dương, cách Động Hương Sơn nửa dặm đường)  … hay đi lên tận Lao Kai  (để tìm lại chiếc cầu biên giới).

Có kèm theo một audio-CD gồm 12 bài hát do các ca sĩ thượng thặng hát.

ĐỌC THỬ

Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà

… Cuối năm 1947.    Tôi từ Việt Bắc (Cao-Bắc-Lạng) xuống Khu Ba (Chợ Đại, Cống Thần) rồi có ý định đi theo Trần Văn Giầu vào Nam chiến đấu… nhưng khi vào tới Thanh Hóa (Khu Tư – Làng Quần Tín) thì tôi gặp tướng Nguyễn Sơn và ở lại đó, gia nhập ban Văn Nghệ của Trung Đoàn 304. Tại đây tôi gặp Hữu Loan…

Đầu húi cua, tiếng nói lớn, và khi ngủ thì ngáy như sấm, vậy mà khi làm thơ thì toàn là thơ buồn. Anh vừa góa vợ và có một bài thơ rất buồn thương là bài Mầu Tím Hoa Sim mà nhiều người đã phổ nhạc, trong đó có tôi. (Có hai người khác phổ nhạc nữa là: Dzũng Chinh với tên Những Đồi Hoa Sim và Anh Bằng thì lấy tên là Chuyện Hoa Sim). Nhưng đến khi tôi phổ nhạc xong bài thơ thì chính quyền hồi đó (1948) cho rằng bài thơ tiêu cực quá, cho nên tôi không muốn phổ biến bài hát đó. Sau này, khi tôi vào Sài Gòn sinh sống, tới năm 1971 tôi mới chính thức tung ra bài hát. Khi đó, tôi đặt tên cho bài hát là Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà (một ca khúc trong selection THƯƠNG CA CHIẾN TRƯỜNG).

Theo tôi, bài Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà tuy có vẻ buồn thương, nhưng không bi lụy mà bi hùng! Tôi nghĩ, bổn phận của người nghệ sĩ trong thời chiến phải biến cái bi thành cái hùng. Bài thơ của anh Hữu Loan có cả hai yếu tố đó và trong bản nhạc người nghe cũng nghe được cả hai tiếng: tiếng hùng và tiếng bi. Tôi soạn thành một “ca khúc” dài tới 7 đoạn gồm khoảng 80 khuông, thành một bài “ái quốc ca” dài (long patriotic chant) hơn là một “vãn ca” (complainte).

Vì là một  truyện ca  dài, bài hát được chia ra 6 đoạn, nói tới chuyện một anh chiến binh từ mặt trận trở về, cưới xong người con gái anh yêu, rồi lại phải trở về quân ngũ. Ở chiến trường, nhiều khi nhớ vợ, lo lắng cho vợ. Ở quê nhà, bỗng không may người vợ trẻ bị chết đuối, anh không được gặp mặt vợ. Lòng anh rất buồn nhưng vẫn hăng hái theo đoàn chiến sĩ ra đi. Trên đường hành quân, qua những đồi sim, anh nghe thấy có tiếng văng vẳng ru:  À ơi, áo anh sứt chỉ đường tà, vợ anh chết sớm, mẹ già chưa khâu…

Đây là những đoạn nhạc với tình cảm khác nhau trong bài hát: Mở Đầu (Giọng Kể) – Khúc Vui (Đám cưới) – Khúc Lo Lắng – Khúc Buồn – Khúc Rất Buồn – Khúc Kể Lể – Đoạn Cuối (Hành Khúc Bi Hùng).

Thế rồi tôi và Hữu Loan xa nhau… Khi bài hát được phổ biến tại miền Nam, ở một miền Bắc còn cách rời và xa thăm thẳm, anh Hữu Loan được báo chí phỏng vấn về bài hát này (1995), đã trả lời:

Rồi một nửa thế kỷ trôi đi… Vào năm 2005, tôi từ Hoa Kỳ trở về quê hương. Một ngày nào đó trong năm 2006, bỗng tôi có cơ hội đi thăm Hữu Loan.

Trong một cuộc du lịch trên đường cái quan, tôi phải đi ngang qua tỉnh Thanh Hóa. Biết anh Hữu Loan còn sống trong một làng nhỏ (làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn), thế là tôi đi xe ôm vào thăm. Anh em gặp nhau trong hoàn cảnh cả hai đã già cả rồi. Chúng tôi ôn lại dăm ba câu chuyện rồi chia tay nhau. Lúc đó tôi thấy anh Hữu Loan đã hơn 90 tuổi mà hãy còn khỏe mạnh thì mừng lắm.

 

Một bài phân tích

Kewin Hiệp (Học Trò)

Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà trung thành với nguyên bản  Màu Tím Hoa Sim  , tức là theo lối kể chuyện. Bản nhạc có rất nhiều ý nhạc khác nhau, cũng như chuyển  time signature  nhiều lần, và dùng phương pháp chuyển hệ (metabole) rất tài tình từ thứ sang trưởng rồi lại trở về thứ, rồi từ  key signature  này sang  key signature  khác rất nhanh lẹ mà ta nghe vẫn không thấy ngỡ ngàng chi hết. Sở dĩ phải có các kỹ thuật trên, theo tôi cũng chính vì nhạc theo lối kể chuyện, và tình tiết thì éo le lắm, và tả cảnh, tả người, v.v… nữa, nên nhạc thuật phải rất phong phú. Hơn nữa, sau viên ngọc toàn bích Tình Ca thực cô đọng, và hai trường ca phong phú Con Đường Cái Quan và Mẹ Việt Nam, nhạc sĩ Phạm Duy hẳn đã tiếp tục chinh phục giới thưởng ngoạn miền Nam qua tình khúc không dài mà cũng chẳng ngắn này, vì nó không những mang âm hưởng Việt Nam sâu đậm mà cũng chứa đựng nhiều kỹ thuật viết nhạc tinh xảo – nhưng khi nghe lại thấy rất dễ nghe cũng như dễ dàng ăn sâu vào lòng người.

Trước tiên xin bạn đọc thưởng thức lời và nhạc. Phần [A], [B], v.v… là do tôi đặt thêm để tiện so sánh.

[A]

Nàng có ba người anh đi bộ đội lâu rồi!

Nàng có đôi người em có em chưa biết nói

Tóc nàng hãy còn xanh, tóc nàng hãy còn xanh…

Tôi là người chiến binh xa gia đình đi kháng chiến

Tôi yêu nàng như yêu người em gái tôi yêu

Người em gái tôi yêu, người em gái tôi yêu.

 

[B]

Ngày hợp hôn tôi mặc đồ hành quân

Bùn đồng quê bết đôi giầy chiến sĩ

Tôi mới từ xa nơi đơn vị về

Tôi mới từ xa nơi đơn vị về

Nàng cười vui bên anh chồng “kỳ khôi”

Thời loạn ly có ai cần áo cưới?

Cưới vừa xong là tôi đi.

Cưới vừa xong là tôi đi…

 

[C]

Từ chốn xa xôi nhớ về ái ngại

Lấy chồng chiến binh mấy người trở lại?

Mà nhỡ khi mình không về

Thì thương người vợ, bé bỏng chiều quê.

 

[D]

Nhưng không chết người trai chiến sĩ

Mà chết người gái nhỏ miền xuôi

Nhưng không chết người trai chiến sĩ

Mà chết người gái nhỏ miền xuôi

Nhưng không chết người trai chiến sĩ

Mà chết người gái nhỏ miền xuôi

Hỡi ôi! Hỡi ôi!

 

[E]

Tôi về không gặp nàng

Má ngồi bên mộ vàng

Chiếc bình hoa ngày cưới

Đã thành chiếc bình hương

Nhớ xưa em hiền hòa

Áo anh em viền tà

Nhớ người yêu mầu tím

Nhớ người yêu mầu sim!

 

[F]

Giờ phút lìa đời

Chẳng được nói một lời

Chẳng được ngó mặt người!

 

[A’]

Nàng có ba người anh đi bộ đội lâu rồi!

Nàng có đôi người em, những em thơ sẽ lớn

Tóc nàng hãy còn xanh, tóc nàng hãy còn xanh

Ôi một chiều mưa rừng nơi chiến trường Đông Bắc

Ba người anh được tin người em gái thương đau

Và tin dữ đi mau, rồi tin cưới đi sau.

 

[G]

Chiều hành quân qua những đồi sim

Những đồi sim, những đồi sim, đồi tím hoa sim

Tím cả chiều hoang biền biệt…

Rồi mùa Thu trên những dòng sông

Những dòng sông, những dòng sông làn gió Thu sang

Gió rờn rợn trên mộ vàng

Chiều hành quân qua những đồi sim

Những đoàn quân, những đoàn quân và tiếng quân ca

Có lời nào ru ời ợi!

 

[H]

À ơi! À ới! Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chết sớm, mẹ già chưa khâu!

Những đồi sim, những đồi sim, đồi tím hoa sim

Đồi tím hoa sim, đồi tím hoa sim

Đồi tím hoa sim, đồi tím hoa sim

Đồi tím hoa sim…

 

Đọc qua hết lời nhạc và nguyên bản bài thơ, ta thấy nhạc sĩ Phạm Duy đã rất trung thành với bản gốc, không thêm thắt những chi tiết mới, chỉ sắp xếp lại cho gọn ghẽ và phù hợp với nhạc. Trong đoạn [A] chẳng hạn, những thêm thắt cần thiết đã được đưa vào để điền đầy câu nhạc, đồng thời nhấn mạnh bằng cách lặp lại 2-3 lần những ý quan trọng: “Tóc nàng hãy còn xanh”, hay “tôi yêu nàng như yêu người em gái”. Riêng “tóc nàng hãy còn xanh”, khi lặp lại như vậy đã phỏng được tiếng kêu than, oán trách trời xanh về sự từ trần đột ngột của người vợ trẻ. Ta sẽ thấy tiếng kêu than này được lặp lại lần nữa trong đoạn [A’]. Đây chỉ là một thí dụ, để tránh nhàm chán tôi để bạn đọc so sánh và tìm ra những chi tiết tương tự trong các đoạn còn lại.

Trong đoạn [B], nhạc từ chậm buồn đã chuyển sang thể hành khúc 2/4, mạnh, tươi vui và sáng sủa. Mọi chi tiết được mô tả dồn dập, một phần cũng là vì nhạc sĩ Phạm Duy đã khéo chọn những danh từ, động từ “gọn” rồi cho chúng rơi vào nhịp mạnh của trường canh: hành quân, xa, về, cười vui, xong, đi. Bạn thấy đó: xa, về, xong, đi, nhanh như một giấc mơ. Cấu trúc các câu nhạc cũng ngắn, chỉ có 3  4 chữ: tôi mới từ xa, nơi đơn vị về, cưới vừa xong, là tôi đi, v.v… tạo nên một trạng thái dồn dập, khẩn trương, đúng hệt như tác phong quân ngũ.

Đoạn [C][F] cần một nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để cho thấy cách nhạc sĩ đã chuyển đổi trạng thái tâm lý từ vui [B] sang buồn, oán thán, lắng đọng bằng cách dùng tiết tấu và chuyển hệ ra sao. Ngoài ra, tôi cũng để ý là khi nói về “nàng” thì nhạc sĩ dùng âm giai thứ (mảnh mai) để diễn tả, trong khi nói về “cái tôi” hoặc về các chiến sĩ thì phần lớn ông dùng âm giai trưởng (khỏe mạnh, dứt khoát).

Tôi đặc biệt thích đoạn [E], tiết tấu valse, dịu dàng và buồn:“áo anh em viền tà, nhớ người yêu màu tím, nhớ người yêu màu sim”. Rất cảm động!

Trong đoạn [F], chỉ với hai nốt nhạc (Do và Mi giáng) cùng với một tiến trình hòa âm đi xuống (CmAbmaj7Cm), nhạc sĩ đã tạo nên một bầu không khí thê lương ảm đạm. Sự chuyển hệ từ C sang Cm cũng rất đột ngột, nhưng đã tạo nên sự ngưng đọng, cũng như làm cầu nối trở về đoạn [A’] (Nàng có ba người anh…)

Trong nhạc Phạm Duy, cái mà tôi hay để ý là tìm hiểu xem người nghệ sĩ đã sử dụng cung nhạc ra sao để làm lời nhạc phù hợp với nhạc và ý tưởng của đoạn nhạc. Ở đoạn [G], nhạc sĩ đã vẽ cho ta một dãy núi đồi trùng trùng điệp điệp, san sát nhau, với những đoàn quân nối bước nhau, có leo, có thả dốc, rồi lại leo nữa, v.v…

 

Chiều hành quân qua những đồi sim,

Những đồi sim, những đồi sim, đồi tím hoa sim

Tím cả chiều hoang biền biệt

Rồi mùa Thu trên những dòng sông,

Những dòng sông, những dòng sông làn gió Thu sang

Gió rờn rợn trên mộ vàng

Chiều hành quân qua những đồi sim,

Những đoàn quân, những đoàn quân và tiếng quân ca

Có lời nào ru ời ợi

Cảnh tượng thật là “hoành tráng”, hùng vĩ, và oai hùng phải không bạn?

Trong những bước quân hành, giữa những khúc quân ca, lạ thay vẫn có những lời ru nhẹ nhàng, vương vấn, đầy tiếc nuối:

À ơi! À ới! Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chết sớm, mẹ già chưa khâu

Chính giai điệu mượt mà tình cảm này đã làm nổi bật lên sự tương phản tột cùng đến phi lý của nét nhạc khải hoàn ca cuối bài. Trong khi giai điệu và hòa âm là nhạc chiến thắng, đầy hạnh phúc, mạnh mẽ, toàn vẹn, thì lời nhạc lại diễn tả một tâm trạng u hoài về “những đồi sim – những đồi tím hoa sim”. Ta thấy rõ cái giá chua chát phải trả của bất kỳ một cuộc chiến tranh nào, cho dù chiến tranh ấy có chính nghĩa hay không. Sau này, nhạc sĩ Phạm Duy đã lại đưa triết lý “nhất tướng công thành vạn cốt khô” này vào Minh Họa Kiều với phiên khúc Hán Sở Tranh Hùng, phổ từ thơ của văn hào Nguyễn Du, như ông đã giới thiệu trong buổi ra mắt CD tại Little Saigon năm 2001:

“Trải qua một cuộc binh đao

Đống xương vô định đã cao bằng trời…”


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button