Văn học trong nước

Truyện Ngắn Nguyễn Công Hoan

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Công Hoan

Download sách Truyện Ngắn Nguyễn Công Hoan ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Văn học trong nước

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nguyễn Công Hoan được tăng lương sau khi… tạ thế?

“Nghĩa tử là nghĩa tận” – Các cụ ta dạy vậy. Nhưng cứ theo như mẩu chuyện có cái tên câu khách: “Để được chôn khu A” thì quả là nhà văn lớn Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) chết rồi vẫn còn… Long đong. Chuyện rằng, trước khi hạ huyệt, ông “bị” người quản lý nghĩa trang Văn Điển phản ứng quyết liệt, không chịu cho chôn, vì theo tiêu chuẩn khu A (khu chôn vĩnh viễn) thì mức lương của ông còn thiếu… Một bậc.

Xin trích nguyên văn:

“Nguyễn Công Hoan mất. Khi ban tổ chức lễ tang gọi điện đến ban quản lý nghĩa trang Văn Điển để xin xe tang, người nhận điện nói ậm ờ rằng chẳng biết tám giờ, chín giờ hay mười giờ mới có xe.

– Vâng, tùy các anh. Chỉ xin báo cho các anh biết hiện nay trực bên linh cữu nhà văn có đồng chí Trần Quốc Hoàn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (con trai nhà văn là Nguyễn Công Tài lúc bấy giờ là Thứ trưởng Bộ Nội vụ); đồng chí Tố Hữu, Ủy viên Bộ Chính trị; đồng chí Lê Văn Lương, Bí thư Thành ủy Hà nội và một số cán bộ cao cấp khác.

Đầu kia điện thoại rối rít:

– Vâng, chúng tôi sẽ điều xe đến ngay!

… Đến Văn Điển, một nhân viên ban quản lý nghĩa trang đến hỏi mức lương của người quá cố. Anh ta giãy nảy lên:

– Còn thiếu năm đồng mới được chôn ở khu A!

Thế là Hội Nhà văn phải cho người về làm quyết định tăng cho Nguyễn Công Hoan một bậc lương mới đúng thủ tục!”.

(Theo “Giai thoại làng văn Việt Nam” – NXB Văn hóa Dân tộc, 1999).

Nhận thấy mẩu giai thoại trên có một số tình tiết không đáng tin cậy, tôi liên hệ xin được gặp và trao đổi với đồng chí Nguyễn Tài, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), con trai cụ Nguyễn Công Hoan. Đúng như tôi dự đoán, ông Tài đưa mắt đọc suốt lượt bài viết rồi buông sách xuống, nói ngay: “Tôi đề nghị người viết phải cải chính và xin lỗi gia đình công khai trên báo”.

– Thưa bác, những chi tiết nào ở bài viết mà bác thấy chưa chuẩn, cần phải nói lại?

– Ông Nguyễn Tài: Ngay với tên tôi họ cũng in sai. Tôi tên thật là Nguyễn Tài Đông, sau đi hoạt động bỏ tên chính, lấy tên Tài làm bí danh. Chưa bao giờ có chữ Công ở giữa. Họ nhà tôi có 8 chữ đệm: Đức, Đạo, Công, Tài, Trường, Thiên, Thế, Tộ. Các cụ quy định mỗi thế hệ là một chữ đệm. Đưa tên tôi thêm chữ Công là nâng tôi lên một thế hệ, ngang với cha tôi là không đúng.

Thứ nữa, nói các anh Trần Quốc Hoàn, Tố Hữu túc trực bên linh cữu cha tôi cũng là bịa. Các anh ấy đại diện lãnh đạo Đảng, chỉ đến viếng thôi. Còn túc trực bên linh cữu cha tôi là con cái trong nhà, là đại diện Hội Nhà văn. Cái gì cũng phải có nguyên tắc, có tôn ti trật tự chứ.

– Còn chuyện Ban tổ chức lễ tang phải nói gần như “dọa”, cán bộ quản lý nghĩa trang mới cho điều xe đến chuyển linh cữu cụ Hoan đi?

– Khi cha tôi mất, Hội Nhà văn đứng ra lo hết. Cụ được quàn ở 51 Trần Hưng Đạo (trụ sở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam). Tôi không rõ Hội Nhà văn gọi xe ở đâu, nhưng chắc chắn không phải ở nghĩa trang Văn Điển. Người viết rất dốt về lịch sử. Tôi khẳng định: Từ khi thành lập, nghĩa trang này chưa bao giờ có dịch vụ xe tang.

– Như vậy, việc Ban quản lý nghĩa trang không đồng ý để cụ Hoan được chôn ở khu A cũng là do người viết bịa ra?

– Không bao giờ có chuyện vớ vẩn đó. Ông Hoan từng là Chủ tịch Hội Nhà văn, làm sao không đủ tiêu chuẩn? Cha tôi mất ở Bệnh viện Việt – Xô (nay là Bệnh viện Hữu Nghị). Bấy giờ chưa có điều hòa, bệnh viện phải bảo quản xác cha tôi bằng đá cây; tới ba, bốn hôm mới đưa đám. Như vậy, Hội Nhà văn phải liên hệ với nghĩa trang từ trước khi chôn chứ. Theo quy định, ông Hoan được “nằm” ở khu A thì ở đấy người ta phải đào huyệt sẵn rồi. Mọi người chỉ việc kéo nhau đến. Làm gì có chuyện đến đó còn tranh cãi có được chôn hay không. Rồi chuyện cán bộ Hội chạy về ký tăng lương. Hội Nhà văn không làm chuyện trẻ con đó đâu.

– Thưa bác, hiện di hài của nhà văn Nguyễn Công Hoan có còn ở nghĩa trang Văn Điển hay đã chuyển vào nghĩa trang Mai Dịch – Như trường hợp nhà thơ Xuân Diệu?

– Không! Khi cải táng, gia đình đã đưa cụ về quê rồi (thôn Tam Kỳ, xã Nghĩa Trụ, Huyện Văn Giang, Hưng Yên). Chúng tôi muốn để cụ nằm bên mộ bà nội tôi cùng các chú, các em của cụ. Tất cả một dãy bên nhau, rất tình cảm…

– Nhân việc này, bác có nhắn gửi gì tới tác giả bài viết?

– Viết vui gì thì cũng phải trên cơ sở sự thật, chứ bịa ra để “cù” người đọc và kiếm tiền là không được. Bài viết không chỉ xúc phạm gia đình tôi đâu, mà lớn hơn, là xúc phạm tới chính sách của Đảng, Nhà nước đối với văn nghệ sĩ. Tôi đề nghị người viết phải cải chính…

Phạm Khải

Ái tình tiểu thuyết (Thuật theo lời của B.)

Sợ các ngài tẩy chay tôi, hôm nay tôi xin hiến các ngài một thiên ái tình tiểu thuyết. Nhưng ái tình tiểu thuyết tôi vốn không quen viết, nên tôi chỉ dám coi nó như câu chuyện chó chết mà thôi.

Ông hàng xóm tôi mới đem ở Hà nội về một con chó trắng. Ông đặt tên cho nó là Tớp. Cơn Tớp, tôi chẳng biết có cái gì đáng quý, nhưng mà, trời ơi, gớm, ông ấy làm bộ như một bà mẹ có con gái đến thì? Ông ấy khoe khoe những đức tính nó thế nọ thế kia, nghĩa là con chó ấy chẳng may chó đến nỗi phải làm kiếp chó, chứ giá được làm người, thì tất cũng phải làm đến gì gì chứ chẳng vừa?

Thế nhưng tôi tưởng làm cái giống chó An-nam mình, thì dù có tài xuất chúng đến đâu cũng vậy, sự nghiệp bất quá cũng chỉ đến giữ nhà cho chủ là hết; mà có hơn chó thiên hạ về cái thỉnh thoảng được phát tài vì có bổng ngoại, nhưng dăm ba bãi tiệc ấy, bất quá cũng chỉ là cái bã giả của người ta mà thôi, ngon gì!

Ấy là nói những giống chó khôn, biết thân phận làm kiếp chó, chứ nếu lại có tính ngông nghênh mà cắn trộm, bặng nhặng mà ẳng sằng, hoặc dại dột mà vục đầu vào chĩnh tương hay niêu cá chẳng hạn, thì đeo riềng vào cổ lúc nào không biết đấy.

Vậy mà chó nhà quê thì mới thế, chứ nếu chẳng may ở các thành phố lớn, luật pháp nghiêm ngặt, mà quá giờ tiên sinh cứ tự do ngôn luận oang oang lên, hoặc ban ngày, tơ-lơ-mơ đi ra đường chơi phiếm, thì có mà tù sớm. Chính con chó Tớp của ông hàng xóm tôi, sở dĩ bị trục xuất cảnh ngoại, cũng chỉ vì tội nhiều khi đang đêm, không biết cao hứng cái gì, cứ diễn thuyết rầm lên, hô hào dữ đến nỗi cả nhà mất ngủ; lại mới đây giữa ban ngày ban mặt, nó dám công nhiên – Nói vô phép các ngài, nó dám công nhiên hiếp dâm ngay con chó con mới mua buổi sáng. Vô đạo thật? Chẳng biết rằng nó đoán là chủ nó định tống cổ nó, nên nó mới giở thói cẩu-trệ định làm hại cho mà làm ăn xúi quẩy, hay nó cố tình làm mất trinh chị đồng nghiệp sắp hớt cẳng nó. Nhưng cứ xem cái đời tư của nó như thế, thì dù ông hàng xóm tôi có làm trạng sư bênh vực nó kỳ cùng, tôi cũng kết luận rằng ở nhà quê này mà con Tớp cứ giở cái thủ đoạn ấy ra, thì có ngày chết mất mạng. Con chó Tớp được về nơi rộng cẳng, lấy làm khoái lắm. Ngay lúc mới được thả xích ra, nó loăng quăng chạy hết đằng sau ra đằng trước, nhà dưới lên nhà trên, hễ động có ai qua ngõ, là anh chàng chạy ngay ra chất vấn. Chẳng bù với khi còn ở ngoài tỉnh, cả ngày phải khóa miệng, có cất lên một vài tiếng để làm chầu chay cho đờ buồn, thì đã bị mắng chửi rầm rĩ.

Ở nhà quê được hít không khí trong sạch, được vận động luôn chân, lại được ông chủ cho ăn uống tử tế, nên Tớp ta mập mạp, trắng nõn, trông ra phết anh chị?

Ngày mới ở tỉnh về, nó hay hống hách, thấy ai lạ cũng định gây sự. Nhưng từ hôm bị cái gậy đầu tiên của thằng Mõ giáng vào lưng thì nó cũng lịch duyệt hơn một chút, không chơi dại nữa, bớt sự bắng nhắng.

Thấy ai qua ngõ, nó chỉ gâu một tiếng xoàng gọi là tác oai, rồi cúp đuôi nhanh nhẩu chui tọt vào hàng rào, giữ thế thủ cẩn thận, mới dám thò đầu ra, trợn mắt, giơ nanh, gầm gừ cho đến khi người ta đi khuất.

Nhưng ở nơi thôn dã này, thì sự canh gác của nó chỉ cần có trong khi đêm tối, nên rồi nó cũng bắt chước ngay các đồng nghiệp nó, cả ngày nằm cuộn tròn ở cồng, gọi là chiếu lệ, rồi đánh một giấc ngủ dài cho tiêu thì giờ.

Nghề thế, nhàn cư vi bất thiện, nếu cứ ngày đánh hai bữa no phình bụng rồi “la siết” suốt cả buổi trưa thì cuộc đời tẻ ngắt, mà cái thanh niên cũng đến mòn mỏi đi mà thôi. Cho nên được độ nửa tháng, người ta đã thấy con Tớp đứng tụ họp ở ngã ba, với dăm bảy con chó quanh đấy.

Cái tính chơi bời của nó nẩy nòi ra từ khi nó còn ở chốn ngàn năm văn vật, nay nó thấy một nơi mà bất cứ đức hay cái tụ bạ để làm chỗ hẹn hò, như bờ hồ Hoàn Kiếm, như trong cuộc chợ phiên của chúng ta, thì muốn chừng nó cũng chệnh nông nỗi riêng nên cứ đúng giờ giấc là nó lững thững ra đó, để gạ gẫm giở trò trai gái. Mà trong cánh ấy, trông nó bột nhất! Ngày nào cũng vậy bộ lông trắng nuột như quần áo mới giặt là? Rành là nó ăn đứt tụi con cộc, con sồm, con vằn, con vện, trông nhà quê quá. Khoa tán gái chẳng hay nó học ai, mà nghe chừng mả lắm, chẳng thế những tiểu thư mực khoác bộ áo nhung, tiểu thư đốm mặc hàng bom-bay, nó điều nước non được cả. Thì ra có bộ mã tốt bao giờ cũng vẫn dễ làm si tình, cho nên cái số đào hoa của anh công tứ Tớp đã làm cho trong làng êu, nhiều tay phải phát tức!

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button