Văn học trong nước

Trăng Nước Chương Dương

sach-trang-nuoc-chuong-duong1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Trăng Nước Chương Dương ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                  Download

Định dạng PRC                  Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Hoa Xuân Hùng mê chuyện, cậu ta nói liến thoắng làm cho Hoàng Đỗ sốt ruột chỉ e nhỡ việc. Anh lính trạo nhi cầm trong tay một cái cung Thát Đát rất đẹp, cánh cung bằng gỗ dày và rộng bản. Cánh cung này Hoa Xuân Hùng cướp được của một tướng giặc tử trận. Nếu ta đem cung sang làm quà cho ông tiểu tướng đô viễn thám của hành trung doanh. Đêm hôm qua, mãi đến lúc phò Trung Thành vương về Chương Dương, Hoa Xuân Hùng mới khẽ hỏi Dã Tượng ra tiễn ông hoàng bảy xem cái ông chỉ huy đô viễn thám là ông nào. Dã Tượng bảo:

– Là cái ông đưa chú mày từ ngoài sông đến chỗ ta ấy mà.

Hoa Xuân Hùng đâm ra lắp vì kinh ngạc:

-Cái… cái… cái thằng… thằng… nhãi nhép… nhãi nhép ấy à?

-Thằng láo lếu! Mày cứ cố mà nhãi cho bằng ông ấy.

Thực ra Hoa Xuân Hùng cũng chẳng kém cỏi gì. Yết Kiêu đã từng giao cho chú ta cai quản mười thuyền mà mười thuyền còn đông lính hơn một đô. Tuy nhiên, danh tiếng con người đeo chuỗi răng cá sấu quá đỗi kiêu hùng khiến cho anh lính trạo nhi quên cả tuổi mình hơn, quên cả sức mình hơn, đã tìm sang kết bạn với Hoàng Đỗ. Nhưng mở đầu cho buổi nói chuyện lại xảy ra một cuộc thi bắn cung mà kết quả khó phân định giữa người bắn và người làm bia sống, ai hơn ai kém. Sau cuộc bắn, Hoa Xuân Hùng đã cầm xem cây cung của Hoàng Đỗ. Đó là một cây cung rất tốt nhưng nặng nề, cánh chuốt chưa được khéo léo cho lắm. Hoa Xuân Hùng đã lấy cây cung Thát Đát tặng Hoàng Đỗ và hứa sẽ chuốt lại cánh cung một chút cho thật vừa sức Hoàng Đỗ rồi sẽ sơn cung cho xứng với người. Cánh cung đã chuốt xong rồi, mà sơn cũng đã xong rồi. Hoàng Đỗ đã chọn hai màu sơn trắng và xám đen; chú ta bảo đó là màu của bông lau và màu của da cá sấu, cũng như hai màu đen đỏ Hoa Xuân Hùng đã chọn là màu của thép, tuy chỉ khác là thép sống và thép chín. Hoàng Đỗ chỉ muốn lắp ngay cung, bắn thử một phát, nhưng Hoa Xuân Hùng nhất định chưa giao cung. Cậu ta chẻ cật mây già thành sợi như sợi tóc để xiết đầu cánh cung cho khỏi xước. Cậu ta làm cẩn thận quá, chậm quá, mà làm một tí lại ngừng tay nói chuyện. Những nào chuyện lính trạo nhi lặn cũng giỏi như bơi; nào Yết Kiêu buộc ai nấy phải biết chèo thúng cóc, biết đi lèo, biết giữ lái, biết cào thoi và phải biết cả nhảy cà kheo…

Trích dẫn :

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù.

Thái bình nên gắng sức,

Non nước vẫn nghìn thu.

(Trần Quang Khải)

Khi Trần Quốc Tuấn từ vùng đầm lầy Màn Trò ra đến cái bãi sa bồi bên bờ Thiên Mạc, trời đã sang nửa đêm về sáng. Bên kia con sông rộng mênh mang, lửa quân ta đốt thuyền giặc còn bùng lên nhuốm đỏ mây trời. Gió đêm đầu mùa hạ thổi mạnh, phả mùi phù sa màu mỡ tanh lạnh xộc lên mũi vị tướng già và đoàn tùy tùng im lặng. Trần Quốc Tuấn tụt đôi hài cỏ xách lên tay, giẫm chân không lên cát ẩm. Một cảm giác rợn mát làm cho ông rên một tiếng thầm trong lòng. Thiên nhiên sau mấy ngày rét quái nàng Bân bây giờ trở lại rõ ràng tiết trời mùa hạ.

Đêm sâu thẳm, mây chì ẩm ướt phủ kín bầu trời và gió nồm thổi lộng lên. Trần Quốc Tuấn chỉ nhìn thấy sông đêm hun hút và lấp lánh đôi nếp sóng gợn phản chiếu lửa Chương Dương. Vị tướng già nhìn về phía bắc, về phía Thăng Long. Nhưng ông chỉ thấy bóng đêm thăm thẳm. Lửa hiệu truyền tin của giặc nhấp nháy trong những chòi cao đặt rải rác cả một vùng rộng lớn bên ngoài kinh thành. Trần Quốc tuấn cười gằn, mắng thầm:

-Hà… bây giờ thì chúng mày truyền đi những tin gì?… ra những lệnh gì nhỉ?…

Ông quẳng đôi hài cỏ xuống đất, xỏ chân vào. Ông ngoảnh nhìn: Dã Tượng và quân tướng tùy tùng vẫn im lặng chờ lệnh. Trần Quốc Tuấn vui vẻ nói:

-Trước hết là tắm cái đã. Nhà ngươi cắt canh này, phái người chắp mối với quân giữ đất này, rồi cũng cho lính tắm đi.

Bãi sông xao động tiếng lệnh, tiếng vó ngựa, tiếng binh khí chạm nhau. Trần Quốc Tuấn cởi quần áo, lội xuống làn nước mát lạnh, mát đến nỗi ông phải thít lên, xuýt xoa sung sướng. Thế là đã bảy hôm nay ông mới được tắm một lần vui thú thế này. Ngay từ sau trận Hàm Tử, khi các chiến sĩ trong đạo quân của Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật còn đang lùng bắt tàn binh giặc ở ven sông Thiên Mạc thì Trần Quốc Tuấn đã chuyển hành doanh từ phía nam đồng bằng vào vùng bãi lầy Màn Trò để chỉ huy sát sao hơn cuộc tiến quân diệt địch ở vùng chiến trường trọng yếu ngoài chân thành Thăng Long. Trong bãi Màn Trò bùn lầy nước đọng, Trần Quốc Tuấn không tắm giặt và ông cũng nghiêm cấm binh tướng dưới quyền tắm giặt bằng thứ nước ấy. Mùa này phấn cỏ, phấn hoa lau càng làm cho người ta ngứa ngáy, nhất là lúc mồ hôi râm rấp trong người. Khi lệnh đánh thủy trại giặc đã ban, Trần Quốc Tuấn lại chuyển ngay hành doanh ra sát chiến trường.

Trên đường, tin tức chiến thắng ông nhận được thật giòn giã. Quân ta đánh rất mạnh vào thủy trại Chương Dương, đốt gần hết đội chu sư của giặc và đánh tan cả cánh quân giặc từ Thăng Long ra cứu viện. Ông tướng chỉ huy trận đánh tài tình ấy chính là Thượng tướng quân Chiêu Minh vương Trần Quang Khải, người đã tặng ông tập thơ Lạc Đạo buổi ông xuất sư cách đây hơn bốn tháng. Những người trong đoàn tùy tùng cũng đã xuống tắm, trừ những giáp sĩ tỏa đi canh phòng. Trần Quốc Tuấn sải tay bơi ra dòng nước chảy. Ông lộn người, trăn trở, áp mái đầu xuống nước và hụp hẳn xuống cho nước lạnh ngấm vào da đầu…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button