Văn học trong nước

Tôi Hay Mà Em Đâu Có Thương

sach-toi-hay-ma-em-dau-co-thuong1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đoàn Thạch Biền

Download sách Tôi Hay Mà Em Đâu Có Thương ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

TÌNH ĐẦU – MỘT TRÒ ĐÙA?

Có lần H. – một anh bạn tôi mới quen – đang ngồi trò chuyện vui vẻ bỗng im bặt rồi vội vã cáo từ. Tôi nghĩ chắc anh bận việc phải đi nên cũng không giữ lại. Tôi luôn không thích giữ lại một người muốn ra đi. Hôm sau, một anh bạn khác của tôi cho biết: “H. nói ông bị bệnh giống Hàn Mặc Tử! Ngón tay trỏ của ông bị cùi sứt móng, đỏ hỏn. H. khuyên tôi không nên gần ông, dễ lây bệnh”. Tôi chỉ biết cười buồn. Từ đó, khi nói chuyện với một người mới quen, tôi thường chủ động bỏ bàn tay trái vào túi quần. Có người lại nhận xét tôi sống “thủ” kỹ quá. Thật oan ơi ông Địa! Không phải vậy đâu. Tôi xin phép được kể rõ nguyên nhân để tránh những hiểu lầm dễ xa nhau.

Mỗi người khi suy nghĩ điều gì quan trọng, người ta thường có thói quen “nhâm nhi” một cái gì đó. Người thì nhâm nhi tách trà, ly cà phê, ly rượu, điếu thuốc… người thì nhâm nhi cán viết. Còn tôi thường đưa ngón tay trỏ bàn tay trái (vì tôi thuận tay trái) vào hàm răng trái (vì tôi thuận hàm trái) nhâm nhi. Vì vậy, móng tay đó đã bị sứt móng đỏ hỏn. Chớ tôi đâu có triệu chứng bệnh cùi!

Chắc sẽ có bạn hỏi: Vậy ông suy nghĩ chuyện gì mà “lung” dữ vậy? Xin thưa: Những lúc ăn no (chứ lúc đang đói có thể tôi sẽ nhai luôn ngón tay mình) tôi thường đưa ngón tay trỏ lên nhâm nhi để suy nghĩ trả lời một câu hỏi đã thắc mắc từ lâu:

– Tình đầu là một huyền thoại hay là một trò đùa?

Theo “Từ điển tiếng Việt” – NXB Khoa học Xã hội “Huyền thoại: câu chuyện huyền hoặc hay dũng cảm của thời xa xưa”. Định nghĩa có vẻ rất đúng với mối tình đầu của tôi. Khi yêu nàng tôi xem nàng như một nàng tiên. Không cô gái nào ở cõi đời này có thể so sánh được với nàng dù đó là hoa hậu thế giới. Nên câu chuyện có vẻ “huyền hoặc”. Ngày ấy chúng tôi học cùng lớp. Nàng là con nhà giàu và học rất giỏi, còn tôi con nhà nghèo học dốt mà cũng bày đặt yêu nàng. Đúng là tôi “dũng cảm”. Và chuyện tình đó xảy ra cách nay thiếu một ngày thì tròn 20 năm, nên đã thuộc vào “thời xa xưa”.

So sánh và đối chiếu kỹ như thế nhưng sao tôi vẫn thấy chưa vừa lòng. Tôi vẫn thấy mối tình đầu của tôi cứ như một trò đùa. Trò đùa là gì? Chắc các bạn đều rành, khỏi cần phải tra từ điển mỏi tay. Nếu bạn chưa rõ, tôi xin được kể tiếp:

Hôm sinh nhật thứ 16 của nàng, tôi nghĩ phải tặng nàng một món quà gì đó thật đặc biệt để nàng sẽ nhớ mãi mối tình đầu “vĩnh cửu” của tôi. Cuối cùng, tôi đã đập con heo đất, lấy hết tiền dành dụm đi mua vật dụng về đúc một trái tim bằng xi măng cốt thép, bên trên có khắc rõ nét tên nàng quyện chặt tên tôi. Buổi tối, khi tôi trao hộp quà vừa to vừa nặng cho nàng, nàng đã chớp chớp đôi mắt tỏ vẻ rất cảm động khiến tôi cũng sung sướng ngất ngây.

Sáng hôm sau, tôi đi học ngang nhà nàng. Trời ơi! Bạn đã bao giờ nhìn thấy lá thư tình của bạn nằm trong sọt rác nhà người yêu của bạn chưa? Nếu thấy, chắc bạn sẽ đau khổ lắm. Nhưng đã “nhằm nhò” gì so với nỗi đau khổ của tôi, khi tôi thấy trái tim mình nằm trong sọt rác nhà nàng. Tôi ôm ngực lảo đảo bỏ học về nhà. Tôi buồn quá. Tôi chỉ muốn chết. Không phải vì nàng mà vì muốn quên đi mối tình đầu tưởng là “vĩnh cửu” không ngờ chỉ diễn ra trong chốc lát. Thật đáng tiếc nhà tôi ở thành phố nên không có thuốc rầy để tôi uống. Nhà tôi có nuôi hai con mèo nên cũng không có thuốc chuột để tôi uống. Tôi đành phải uống tất cả các loại thuốc có sẵn trong tủ thuốc gia đình. Và tôi đã nhắm mắt “tạm biệt” cõi đời đúng hai ngày. Khi tỉnh dậy, tôi bắt đầu đưa ngón tay trỏ lên nhâm nhi và thầm hỏi…

Các bạn đã tặng “một bông hồng cho tình đầu”. Còn tôi đã tặng nàng một móng tay cho tình đầu. Dĩ nhiên những mối tình đầu của các bạn đẹp hơn và thơ mộng hơn mối tình đầu của tôi. Nhưng biết làm sao được! Đâu phải ai cũng là người tốt phước có được mối tình đầu giúp cho trái tim mình to lớn hơn và đập khỏe mạnh hơn.

Dù đã nghe một triệu lần bản nhạc “How you can mend a broken heart” của Bee Gees, âm nhạc cũng không thể giúp tôi hàn gắn được một trái tim đã vỡ. Ngày ấy tôi đã yêu nàng với một trái tim còn nguyên vẹn. Từ đó về sau, tôi đành phải yêu người và yêu mình với một trái tim tan vỡ. Thật thảm thương!

Vậy tình đầu là một huyền thoại hay là một trò đùa? (Trò đùa của nàng và tôi. Trò đùa của chúng tôi với cuộc đời). Tôi đã tập viết văn để cố gắng trả lời câu hỏi đó. Nhưng loay hoay mãi vẫn chưa trả lời được suôn sẻ. Vậy xin các bạn hãy chỉ bảo giúp tôi. Nếu không tôi lại phải đưa ngón tay trỏ (dĩ nhiên của bàn tay trái vì người ta khó mà từ bỏ được một thói quen) vào hàm răng trái, tôi vừa nhâm nhi vừa tự hỏi:

– Tình đầu là…?

 

ĐỌC THỬ

SÔNG HƯƠNG CÓ NÓI CHI MÔ

Tôi đã đến Huế hai lần, lần nào cũng vội vã vì bận công việc nên chỉ ở lại một hai ngày. Huế vốn thâm trầm, thầm lặng, nên chẳng thể hiểu vội vã được. Tôi đã liều viết cái phần mình chưa hiểu về Huế nên không tránh khỏi sự hiểu lầm. Rất mong bạn đọc gốc Huế lượng thứ.

Tường dắt tôi đi thăm lăng Tự Đức. Vốn là dân Huế nên Tường rành rọt, chỉ cho tôi biết nơi nhà vua đã ngồi ngắm trăng làm thơ, nơi vua xem hát bộ, nơi cung nữ ở… Khiêm Lăng to lớn này được xây dựng trong ba năm và vua thường đến đây vừa nghỉ ngơi vừa chiêm ngưỡng nơi sẽ chôn cất mình.

Ngồi nghỉ chân dưới bóng mát một cây sứ cổ thụ, bên ngôi mộ xây bằng đá cẩm thạch của vua, tôi tò mò đọc bài thơ chữ Nôm của vua Tự Đức in trên tấm vé bán vào thăm lăng: “Khôn dại cùng chung ba tấc đất, Giàu sang chưa chín một nồi kê”. Tôi thầm hỏi: Vua đã viết được như vậy, sao còn làm khổ người dân xây chung quanh “ba tấc đất” của vua nhiều ngôi nhà to lớn như một cung điện? Phải chăng từ xưa đến nay, giữa viết và làm thường khác xa nhau?

Trưa hè ở Huế trời nắng gắt. Khi rời khỏi lăng vua Tự Đức, tôi cảm thấy đói bụng. Tôi nói Tường chở tôi đi ăn một món ăn Huế. Tường nói sẽ chở đến quán bánh khoái. Nơi đó có cô gái bán hàng biết mười ngoại ngữ.

Tôi tin là Tường nói thật. Người Huế vốn ham học. Cô gái bán quán hàng ngày phải giao dịch với nhiều khách du lịch nước ngoài, nên có thể em đã học được một số ngoại ngữ. Nhưng biết được mười ngoại ngữ thì cũng đáng nể, tôi hối thúc Tường chạy xe Honda thật nhanh để được gặp mặt cô gái. Vừa “no mắt” vừa no bụng.

Tường dừng xe trước một quán bán bánh khoái gần chợ Đông Ba. Khách ra vào tấp nập. Nhiều nhất vẫn là khách du lịch nước ngoài mặc quần soọc vai mang ba lô. Phải đợi một lúc, chúng tôi mới có ghế ngồi. Những chiếc bánh khoái nóng hổi được đem đến. Chúng giống như bánh xèo ở Sài Gòn nhưng chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay và được chiên vàng rụm. Đặc biệt bánh khoái ăn với tương chứ không phải với nước mắm chua ngọt. Ăn xong một chiếc bánh khoái mùi rau húng quế còn thơm ngát trong miệng, tôi hỏi Tường:

– Cô gái biết mười ngoại ngữ đâu?

Tường cười chỉ cô gái mặc áo thun đỏ, váy trắng (điều hiếm thấy ở các cô gái Huế) đang đứng nói chuyện với một ngoại kiều cách chỗ tôi ngồi hai cái bàn. Em đứng quay lưng lại nên tôi không nhìn thấy khuôn mặt em. Hai người đang trò chuyện vui vẻ, rất tiếc họ đứng hơi xa nên tôi không nghe rõ họ nói tiếng nước nào.

Một khách nước ngoài ngồi gần bàn tôi, gõ đũa vào miệng chén. Cô gái quay lại nhìn rồi bước đến tính tiền. Lúc này tôi mới nhìn rõ khuôn mặt em. Một khuôn mặt thanh tú với đôi mắt to đen láy và cái miệng luôn cười. Người khách chỉ những đĩa thức ăn trên bàn. Cô gái gật đầu nhẩm tính rồi ghi vào phiếu tính tiền đưa cho ông ta xem. Người khách chỉ vào một cái đĩa và giơ hai ngón tay. Cô gái cười ghi thêm vào phiếu tính tiền. Người khách móc tiền ra trả và cười nói: “How old are you?”. Đáp lại, cô gái xòe hai bàn tay ra hai lần, lần sau em đưa một bàn cụp lại một ngón cái.

Bây giờ tôi mới hiểu Tường đã “chơi chữ”. Cô gái bị câm và phải nói chuyện bằng mười ngón tay. Uống một ngụm bia Huda, tôi hỏi Tường:

– Cô gái bị câm từ nhỏ à?

Tường gật đầu rồi nói:

– Cả ba chị em đều bị câm.

– Bệnh di truyền?

– Không, ba mẹ mấy cô đều nói năng bình thường. Người ta đồn rằng mộ ông nội của mấy cô táng trúng lưỡi rồng nên gia đình làm ăn phát đạt, bù lại con cháu đều bị câm. Nếu dời mộ đi chỗ khác, các cô sẽ nói được nhưng bù lại gia đình sẽ nghèo mạt ba đời. Cô chị đang đứng đổ bánh khoái đó. Cô thứ hai đi tính tiền, còn cô út ở trên lầu lâu lâu xuống phụ việc. Cũng may ba chị em tuy không nói được nhưng vẫn nghe được và họ viết chữ rất đẹp.

Tôi không biết đấy có phải là điều “may” hay càng khốn khổ hơn, khi người ta nghe được mà không nói được?

Đợi quán thưa khách, tôi gọi cô gái đến tính tiền để có dịp trò chuyện. Cô gái đếm những đĩa bánh khoái và hai chai bia trên bàn rồi em viết phiếu tính tiền. Tôi hỏi:

– Em tên gì?

Cô gái cười nhìn quanh rồi chỉ bức tranh vẽ hồ sen Tịnh Tâm treo trên tường. Tôi nói:

– Em tên Liên?

Cô gái gật đầu. Tôi hỏi tiếp:

– Nhưng gì… Liên?

Em viết trên phiếu tính tiền chữ Diệu.

– Diệu Liên! Tên hay quá. Đóa sen huyền diệu.

Cô gái e thẹn cúi đầu. Tôi bắt đầu kể lể: Tôi ở Sài Gòn mới ra thăm Huế lần đầu. Đến một nơi nào xa lạ, tôi nghĩ không phải chỉ đi xem thắng cảnh hay đi dạo phố xá mà hiểu được nơi đó. Cần phải thưởng thức những món ăn đặc sản và nhất là phải làm quen với một cô gái, nhờ vậy mình sẽ hiểu nơi đó hơn. Tôi đã ăn bánh khoái Huế rất ngon. Tôi muốn em giúp tôi hiểu Huế thêm một chút nữa được không?

Cô gái nhìn thẳng vào đôi mắt tôi. Cũng may vì vội vã khi ra Huế, tôi đã bỏ quên đôi kính cận một độ của mình ở Sài Gòn, nên đôi mắt tôi lờ đờ như đôi mắt cá ươn trông rất “vô tư”, cô gái đã thương hại gật đầu.

Buổi tối mùa hè, Huế đã mát nhờ những hàng cây hai bên đường rì rào tiếng lá. Tôi chở Diệu Liên trên chiếc xe Honda mượn của Tường. Em ngồi sau chỉ đường bằng cách vỗ vai phải, vai trái của tôi và tôi sẽ quẹo phải hay quẹo trái.

Nhờ em tôi mới biết hồ Tịnh Tâm với ngôi nhà ngồi hóng mát bị sụp đổ một bên, không còn nguyên vẹn như trong bức tranh vẽ treo ở quán em. “Đường phượng bay” xanh rì bóng lá vì mùa hoa phượng đã tàn. Bánh cuốn ở Kim Long khác hẳn bánh cuốn ở Sài Gòn. Và chè thịt heo quay ngon hơn chè sâm bổ lượng ở Chợ Lớn.

Tôi nói: Em hãy chỉ tiếp cho tôi biết nơi nào bán cơm hến, bánh ướt, chè bắp?

Em che miệng cười khúc khích. Tôi đưa cuốn sổ tay cho em và em viết: Ông tham ăn quá! Những món ăn ngon, ông ăn cùng một lúc, chúng cũng sẽ hết ngon.

Tôi nói: Nhưng ngày mai tôi phải về Sài Gòn rồi. Làm sao tôi có thể thưởng thức những món ăn kia?

Em viết: Chúng sẽ mãi còn ngon khi ông còn háo hức muốn ăn.

Tôi nói: Thôi bây giờ chúng ta đi uống cà phê. Tôi muốn biết cà phê ở Huế ngon cỡ nào?

Em gật đầu và tôi tiếp tục chở em đi. Cầu Tràng Tiền đang được sửa chữa, em chỉ tôi chạy xe qua cầu Phú Xuân mới xây. Chúng tôi vào một quán cà phê lộ thiên ở sát bờ sông Hương, ngay phía trước trường Quốc học.

Tôi chọn một cái bàn đặt ngay dưới bóng đèn điện sáng choang. Chẳng phải tâm hồn tôi ưa thích sự trong sáng mà vì ngồi ở nơi sáng sủa, tôi mới có thể đọc được những câu em viết trả lời.

Tôi gọi cho em một ly đá chanh và cho tôi ly cà phê đen. Rất bất ngờ tôi được nghe lại giọng ca Tuấn Ngọc với ca khúc Chiều một mình qua phố của Trịnh Công Sơn ở quán cà phê này. Diệu Liên mấp máy đôi môi hát theo. Tôi hỏi:

– Em cũng biết bài hát này?

Diệu Liên gật đầu và môi em tiếp tục mấp máy. Tôi buồn muốn khóc khi thấy em say sưa hát một bài ca không thành lời. Im lặng là vàng, đúng vậy. Nhưng im lặng mãi sẽ là đất đá. Tôi không muốn em là đất đá. Tôi thầm cầu mong cho em một lần nghe được giọng hát của chính mình. Bài hát dứt, môi em vẫn còn run run vì xúc động hay vì lời ca “ngoài kia không còn nắng mềm, ngoài kia ai còn biết tên?”.

Không ngăn được tò mò, tôi hỏi em câu chuyện người ta đồn về gia đình em mà Tường đã kể cho tôi nghe lúc trưa.

– Chuyện đó có thật không?

Em gật đầu. Ôi “ba tấc đất” của người chết đã làm khổ người sống quá nhiều? “Giàu sang chưa chín một nồi kê”. Tại sao người ta bắt em im lặng mãi? Tự nhiên tôi nổi sùng nói:

– Em hãy cho tôi biết mộ ông nội em nằm ở đâu? Tôi sẽ thuê người ta dời mộ để em nói được. Em cần phải nói, phải hát.

Em khẽ nắm tay tôi lắc lắc. Rồi em cúi xuống viết vào cuốn sổ tay tôi để trên bàn: Ông cần em phải nói, ông mới hiểu? Sông Hương có nói chi mô mà người ta cũng hiểu nó.

Viết xong, em ngẩng lên nhìn dòng sông Hương lấp lánh ánh trăng. Mặt nước phẳng lặng không một gợn sóng. Gió từ mặt sông thổi lên mát rượi. Tôi nhìn vào đôi mắt em đang mở lớn. Đôi mắt cũng lấp lánh ánh trăng nhưng có nói chi mô. Đôi mắt đó câm hay tâm hồn tôi điếc?

Huế 1993


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button