Văn học trong nước

Thời xa vắng – Lê Lựu

sach-thoi-xa-vang1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : LÊ LỰU

Download sách Thời xa vắng – Lê Lựu ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                  Download

Định dạng PRC                  Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Thời xa vắng là một tiểu thuyết tiêu biểu trong đời viết văn của nhà văn Lê Lựu. Tác phẩm ôm chứa một dung lượng lớn chặng đường lịch sử 30 năm oai hùng của dân tộc, từ buổi lập nước đến lúc giải phóng toàn bộ đất nước.

Lịch sử được khái quát bằng tiểu thuyết thông qua số phận của anh nông dân Giang Minh Sài: học giỏi, là niềm hy vọng, tự hào của cả gia đình và dòng họ. Nhưng cũng chính niềm tự hào đó cũng đã đặt lên vai cậu bé Sài một thứ áp lực vô hình, lúc nào cũng phải học phải làm theo những điều mà mọi người xung quanh cho là “tốt nhất”. Lấy vợ cũng phải do cha mẹ chọn, ngủ với vợ cũng vì để tránh cái án kỷ luật làm ô nhục danh tiếng gia đình…. Là một người lính với vẻ ngoài thô mộc, khô khan nhưng thực chất bên trong con người Sài lại là một người đang vùng vẫy với niềm khao khát được yêu, được sống với cảm xúc thực sự của mình. Hơn nữa tác phẩm còn có nhiều tầng nhiều lớp với nhưng trăn trở rất đáng suy ngẫm của tác giả.

Một cuốn tiểu thuyết tràn đầy những dồn nén cực độ khi sự yêu ghét của con người bị định đoạt một cách thô bạo. Ở đó đau đớn và hạnh phúc trộn lẫn vào nhau làm nên một thân phận người. Những kiếp người gánh đổ vỡ tất yếu cho cả một thời phải “yêu cái người khác yêu”, “sống hộ ý định người khác”.

Hành trình của tác phẩm cũng chính là con đường mỗi người phải vượt qua để là chính mình mà không sợ hãi.

Trong Chân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa viết, ngay từ khi ra đời cuốn sách đã gây ra một tiếng vang lớn vượt quá sức tượng của tác giả. cuốn sách đã để lại một dấu ấn trong Văn học Việt Nam cuối thế kỷ 20 và trong lòng độc giả.

Trích dẫn :

Làng bập bềnh như trôi trong đêm sương muối. Những cây cau thẳng đuột cao vóng như chỉ chực lao thẳng đến tận trời chìm ngập giữa âm thầm giá lạnh Đã năm đêm nay sương làm táp đen những luống khoai làng và những cây đòn tay bằng tre ngâm nổ toang toác. Nhưng có lẽ đêm nay cái lạnh mới thấu từng khớp xương ông đồ Khang. Từ trưa hôm qua đến giờ chưa có hạt gì vào miệng, ông cứ siết mãi sợi dải rút như dính ệp vào xương sống. Sau khi đã trút nỗi uất giận lên đầu thằng con trai út, thằng Sài, ông thấy tủi phận và bây giờ sự trống trải giá buốt như từ giữa ruột mà tràn ra. Ông lẩy bẩy đứng dậy. Lần ra đầu ngõ, lặng lẽ đứng giữa sương giá, một thoáng tái tê cám cảnh phận mình, ông phải đưa bàn tay xương xẩu bấu vào thân cây ổi trước cổng. Nhưng cơn giận vẫn chưa thể nguôi, nề nếp và danh dự vẫn như sợi dây đay xiết chặt, ông trở lại nhà, ngồi xuống chỗ cũ. Chiếc tràng kỷ lạnh toát như có ai vừa dội nước. Nếu cách đây mấy phút ông muốn thốt lên: “Liệu bây giờ nó ở đâu, rét mướt thế này” thì bây giờ nỗi hậm hực lại muốn trào ra: “Cho mày chết, cá không ăn muối cá ươn. Trời ơi mặt mũi nào ăn nói với người ta”. Thằng Sài đuổi vợ nó đi, nhưng việc ấy đâu có phải là của nó.

Quả có thế, thằng Sài chỉ biết có hai việc: đi đánh trận giả và học, nó không thể ý thức được là nó đã có vợ, mặc dù nó vẫn đỏ mặt lên khi có người hỏi: “Cu Sài, vợ mày đâu”. Hơn một năm nay sự có mặt của con bé ấy ở nhà này làm cu Sài có phần thích thú chỉ ở chỗ mỗi chiều nó ngồi viết tập và làm tính đã có người quét sân và cái ngõ dài thăm thẳm. Nhưng nó cũng uất ức vì tự nhiên có một con bé cứ theo nó kè kè để mách bố, mách mẹ nó, nào những lúc đi đùa nó bôi nhọ hết mặt mũi giả làm Tây đen ở đâu, lặn hụp xuống cái ao ngầu bùn của nhà chú Hà lúc nào và “Anh ấy lại bảo bố con như lão hàng tre thầy mẹ ợ”. Nỗi ẫm ức của thằng Sài cho đến trưa nay mới bật ra. Nó đã hơn mười tuổi, lại con nhà nghèo nhưng là con út, mọi việc đã có các chị dâu làm, khi các anh chị ra ở riêng, nó có vợ, dù vợ chỉ lớn hơn nó ba tuổi, nhưng đã làm được các việc nặng của người lớn, chẳng hạn như việc giã ngô bằng chày tay, nó chưa thể nhắc nổi cái chày dài gấp hai người nó lên khỏi miệng cối thì vợ nó “con bé ấy” đã thoăn thoắt giơ lên, rồi dồn sức giã vào giữa lòng cối vừa mạnh mẽ, vừa như hút xoáy những hạt ngô ngâm trơn truội khỏi chao vọt ra ngoài. Giã một đã khó “con bé ấy” giã đôi cũng dẻo và tiếng cahỳ thình thịch nghe chắc như sức giã của người lớn. Mỗi buổi, khi ánh nắng từ trong nhà ra chớm đầu hàng gạch bó thềm, dù làm bài hay chơi đùa ở đâu, cu Sài cũng chạy về vớt ngô ngâm trong nước sôi từ tối hôm trước để róc nước rồi lảng vảng ở đâu đó đợi khi có tiếng gọi “Đâu về mà gạt ngô”, cu Sài lẳng lặng đi vào đặt quyển sách tính ở trong lòng, mắt cụp xuống gờm gờm, lặng lẽ ngồi vào chiếc chổi lúa, , mặt cuẫn cắm nghiêng xuống phía ngoài miệng cối. Khi ấy ngô đã dập đôi,, giập ba, tiếng chày đã chắc lại. Không nhìn chỉ cần nghe tiếng chày, Sài uốt nhẹ vòng quanh miệng, đủ để cho những mảnh to, đềuu đặn chảy xuống rồi nhanh chóng rút tay lên thành và lại tiếp tục mỗi khi nghe tiếng “thịch”. Ngô nục, “nó” dựng chày ngồi xuống dần bột còn Sài lặng lẽ đứng dậy ra cửa đọc sách. Khi nghe tiếng chày gõ vào miệng cối như kiểu phó cả lò rèn dạo búa trên đe, Sài lại lặng lẽ đi vào, ngồi xuống chỗ cũ làm phận sự ở lượt thứ hai, rồi lượt ba cho đến khi chỉ còn những hạt tấm tròn bóng toen hoen trong lòng cối thì Sài hết phận sự, lặng lẽ đứng dậy. Ra đến cửa, nó chạy oà đi như con gà, con ngan vừa bị nhốt ra khỏi lồng.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button