Văn học trong nước

Thi sĩ Tản Đà – Lê Thanh

thi si tan da le thanh sach ebok1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lê Thanh

Download sách Thi sĩ Tản Đà – Lê Thanh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Ông Tản-Đà sinh ngày 29 tháng tư năm Thành-thái nguyên-niên (1888), quán làng Khê-Thượng, huyện Bất-Bạt, Sơn-Tây.

Ông là con cụ Nguyễn danh-Kế.

Ông vốn giòng giõi quyền-quí, tổ-tiên xưa đã làm quan dưới triều Lê. Đến khi nhà Lê suy nhà Nguyễn lên ngôi trị-vì các ngài đã thề với nhau rằng sẽ không bao giờ ra làm quan nữa. Nhưng đến đời thân-sinh của ông, cụ Nguyễn danh-Kế, sự bần hàn trong gia-đình đã bắt cụ ra thi chịu ấn phong của triều Nguyễn. Cụ giỏi chữ lại hay thơ, làm đến án-sát, đã giữ chức ngự-sự trong Kinh.

“Tục truyền văn án tiên-sinh dùng để gỡ tội cho bị-cáo-nhân bao giờ cũng đanh thép, nhiều lần vua Tự-Đức đã phải khen. Muốn chứng thực tài văn-án của tiên-sinh, tôi tưởng không gì bằng thuật lại ở đây một vụ truy tố ly-kỳ sẩy ra dưới triều Tự-Đức mà trong đó tiên-sinh đóng vai ngự-sử.

Nguyên hồi ấy trong cung vua Tự-Đức có nuôi một con hạc rất đẹp. Vua yêu nó lắm đã phong tước Vương cho nó. Ở cổ hạc lủng lẳng một cái bài ngà. Một buổi chiều kia, hạc ta ngất-nghểu ngao du ra ngoài cửa thành và bị cắn chết bởi một con chó của người chủ quán bán hàng cơm gần đấy; tức thời chủ quán bị bắt giam và truy-tố. Tiên-sinh ở địa vị ngự-sử, làm trạng-sư cãi cho bị-cáo-nhân. Bản cãi rất hùng hồn và nhiễm một cách trào phúng rất sâu-sắc. Trong đó có bốn câu dưới đây, lý thú nhất:

 

Hạc hữu kim bài

Khuyển bất thực tự

Xúc vật tương thương

Hà phương nhân sự.

  • Dịch nghĩa: Con hạc có đeo kim bài thật nhưng con chó không biết chữ. Đó là việc loài vật hại lẫn nhau. Việc chi đến người bị tội.”

Vua Tự-Đức mến phục tài tiên-sinh liền truyền tha bổng người chủ-quán”[1].

NHỚ BẠN

 

Ai lên Bất-bạt nhắn nhe cùng

Nhắn hỏi ai rằng : có nhớ không

Nửa bước xa-xa bằng mấy dậm

Một ngày đằng đẵng ví ba đông

Giọng thơ tri-kỷ say mê mệt

Ngọn lửa trứng tri đốt cháy nồng

Khắc khoải năm canh lòng luống những

Thơ tình mơ mở lại phung phung.

Trên đây là một bài thơ xướng-họa ấy.

Theo quan-niệm của chúng ta, thì thơ không được xuất-sắc lắm nhưng, với cái thi tài của Nguyễn danh-Kế tiên-sinh, nó cũng đủ chứng thực một di-truyền trong cái nghiệp “ngâm vịnh” của thi-sĩ Tản-Đà.

Thuở nhỏ, cậu ấm Nguyễn khắc-Hiếu cũng như các con quan khác, đúc chuốt ở cái khuôn học vấn Khổng-Mạnh.

Lên năm tuổi ở Nam-Định học vỡ lòng chữ Hán, cậu ấm, học Tam-tự-kinh, Ấu-học-ngôn-ngữ-thi. Cái mộng thi đỗ lấy vợ đẹp, cậu ấm có từ bây giờ:

 

Hoa cù hồng phấn nữ

Tranh khán lục y lang.

Năm lên bảy, về Sơn-Tây. Trong ba bốn năm giời, cậu ấm dự bị để sau này giật giải tranh lèo cũng có mà dự bị để sau này có một cuộc đời lãng-mạn giang-hồ cũng có. Thường ngày cùng trẻ con hàng xóm, cậu ấm tập hát chèo. Có lần cậu ấm đóng vài Từ-thức, mặc áo mà không mặc quần; đến lúc cởi áo cẩm-bào để tha cho người tiên-nữ thì cả chúng bạn cũng cười. (Giấc Mộng Lớn)

Từ năm 11 đến 18 tuổi, theo ông anh là Nguyễn tái-Tích, một người hay chữ; nay Sơn-tây mai Nam-định, Vĩnh-yên học, chuyên tâm về sự học khoa-cử.

Năm 19 tuổi, ông anh được về làm ở Hà-nội, cậu ấm cũng về Hà-nội học. Câu chuyện tình với cô hàng tạp-hóa ở Hàng-Bồ bắt đầu từ đấy.

Năm sau cậu ấm đi thi trường Nam mong đem cái cử-nhân về làm lễ-vật vấn-danh với người mộng-tưởng. Nhưng hỏng trường Nam, trở về thì ý-trung-nhân đã sắp sửa bước lên chiếc xe song-mã để về làm dâu một nhà quan Huyện.

Tuyệt-vọng, cậu ấm ra đi, lang-thang lên đến Hòa-bình; bài thơ “gánh tình nặng lắm em ơi” làm vào hồi đó.

Ở Hòa-bình về Sơn-tây, cái buồn thêm vào cái buồn, cậu ấm gần như loạn trí, làm hịch đọc để đuổi đức Thánh-Tản khỏi núi Ba-Vì, ban ngày cầm quắm chém lung tung, ban đêm thắp nến ăn đầu heo… Tiếc rằng nhiều văn thơ làm vào hồi ấy, qua cơn khủng-hoảng về tinh-thần của thi-sĩ, không được in thành sách…

Sau hồi ấy, lại có truyện tế nàng Chiêu-Quân ở Non-tiên (có chép trong Giấc Mộng Lớn). Ở một ngôi chùa thờ tiên mà cậu ấm đem bày ra tế nàng Chiêu-Quân, mới nghe ta tưởng không hợp lý; nhưng không, đó chỉ là một việc có liên-can đến mối tình dang-dở. Nàng Chiêu-Quân xưa kia đi cống Hồ lấy phải người “man-phương”. Cô gái Hàng-Bồ là một người đẹp lấy phải một người không xứng đáng.

 

“Cô ơi cô đẹp nhất đời!”

Lời khóc Chiêu-Quân hay là lời khóc nàng tiên của thi-sĩ Nguyễn khắc-Hiếu!

Khi còn là một học-sinh trường Qui-thức, ông Nguyễn khắc-Hiếu đã tỏ là một người thông-minh và có tài về văn chương. Hôm ấy trong lớp phải làm một bài luận về hiện-trạng của hai châu Âu-Á. Ông làm thành một bài văn với những lời lẽ rất sác-đáng. Ông nhận thấy bây giờ châu Á kém châu Âu; như vậy chỉ vì cái tinh thần của văn-minh cổ, nhưng nếu người châu Á sớm biết tỉnh-ngộ thì ngày sau có thể hơn người châu Âu. Ông kết-luận rằng sau này hay dở là ở thanh-niên chúng ta.

Bài văn ấy được nhất; sau này lại được một tờ báo ở Thương-Hải lục đăng, và những tờ như Đông-dương tạp-chí ở ta cũng không bỏ qua.

Cũng vì đã được quốc dân để ý đến nên ông được một nhà đại tư-bản ở Nam-Định triệu về sưu-tập văn thơ cổ, dịch sách Tàu in thành sách. “Cái duyên báo-chí phát đoan từ đấy“.

Nhưng chẳng được bao lâu, ông lại theo mệnh-lệnh của gia-đình về Khê-thượng rồi Vĩnh-yên. Sang năm Duy-Tân thứ mười, ông anh hấp hối nhà thơ đa tình của ta, dầu mối tình ở Hàng-Bồ chưa quên hẳn cũng phải nhắm mắt lập gia-đình. Ông anh tạ thế.“ Cái cảnh bi-thương trong gia đình, hợp với cái cảnh ngộ bần hàng của thân-thế, khiến cho kẻ chán đời chẳng được lại phải tùy thế mà sinh nhai lối học đường ngang.” (Giấc Mộng Lớn)

Cái danh dự của ông đã làm cho nhiều người phải ghen ghét ông. Tuy vậy sự eo hẹp và cuộc đời vật-chất hợp với cái trí phiêu-lãng của ông không để cho ông ở một chỗ thực-hành cái chương-trình văn-chương của ông. Ông đi, đi để mà đi… vào Trung kỳ cùng một nhà tư-bản, và để lại trở về Khê-thượng. Tiểu thuyết Thề Non Nước viết vào hồi bấy giờ.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button