Văn học trong nước

Thị dân – tản văn

book cover off1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Quốc Bảo

Download sách Thị dân – tản văn ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Trong album ảnh gia đình đã sờn rách mà mẹ tôi giữ gìn như một bảo vật, có một tấm ảnh tôi rất thích. Ảnh chụp người đàn bà quãng hai mươi, răng đen nhánh hạt huyền, áo dài phẳng phiu, vành khăn xếp nhung tròn xoe ngay ngắn trên đầu. Tay người đàn bà bế một bé gái. Bé gái gầy nhỏ, ánh nhìn long lanh như hàm răng người đàn bà. Ảnh đã cũ lắm, chụp vào khoảng đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước, nhiều vết xước và ố vàng ố nâu. Duy ánh nhìn của cả hai vẫn tươi tắn. Họ nhìn tôi, mỗi khi tôi lục ảnh ra xem. Ánh nhìn không bị máy ảnh – dẫu là loại máy cách đây gần trăm năm hay máy tiên tiến nhất thời nay – làm đông đặc lại. Ánh nhìn bồng bềnh, trôi thẳng vào mắt, vào tim người xem. Bé gái chừng lên ba; người bế là mẹ cô, không quá hai mươi tuổi.

Đó là mẹ tôi và bà ngoại tôi.

Nhiều lần khi xem ảnh, tôi đã hỏi mẹ tôi về thời điểm ấy, năm 1943 ở Thái Bình, quê mẹ. Hỏi xem chuyện gì đã xảy ra vào lúc đó; cảnh vật, đời sống, con người lúc đó ra sao; gia đình (đại gia đình thì đúng hơn; ông ngoại tôi có nhiều vợ và rất đông con) làm lụng sinh sống vui đùa giỗ tết như thế nào. Mẹ tôi kể nhiều lần, mà rồi tôi vẫn quên. Nhưng ánh nhìn của mẹ và bà tỏa ra từ bức ảnh cũ kỹ kia thì tôi nhớ. Như in.

Đấy là ánh mắt gia đình. Là ánh mắt mà tôi thừa hưởng. Ánh mắt buồn rầu, không hề tỏa sáng, chỉ long lanh và thoảng nghi hoặc. Khó thỏa hiệp với cuộc đời. Khó quên những vết thương. Khó quên những mặt người.

Một đôi lần ngày còn bé, tôi được giao chép lại vài trang gia phả, hoặc đơn giản hơn, cắt hình chân dung dán cho đúng tên người trong gia phả. Lạ một điều, khác hẳn với mẹ tôi, tôi không có niềm tự hào dòng họ. Không hề có, dù đã “bị” giáo dục cho phải có. Với tôi, tất cả giá trị nằm ở chính bản thân. Mình thụ hưởng và chịu trách nhiệm về cách sống của chính mình.

Tôi không xem đây là một dạng tự truyện, dù ở một ý nghĩa nào đó, có vẻ như vậy. Đơn giản, tôi chỉ ghi lại những gì chợt hiện, chợt nhớ, từ một vùng ký ức cô liêu và mờ tối của tôi, trải dọc bốn mươi năm sống, bốn mươi năm có mặt trên cuộc đời thương khó này.

Khi bắt tay vào viết đoạn văn đầu tiên, bức ảnh cũ của bà và mẹ tôi hiện ra trước mắt. Nếu muốn, tôi có thể viết như một kịch bản phim tư liệu. Tôi lại không chọn cách đó. Hình ảnh những người thân thương nhất chỉ làm nhiệm vụ một chất xúc tác, buộc tôi phải viết, phải nhớ, phải suy ngẫm. Cũng để tôi không được quên mình đã sinh ra, đã được nuôi dạy như thế nào; và nhờ/không nhờ những gì, tôi có phần đời hiện tại.

Nếu bạn có dịp đọc những gì tôi viết bên dưới, xin đừng cố liên kết chúng thành một câu chuyện có mở đầu có kết cuộc. Tôi viết những ý tứ rời, để tự nó, biến thành những mảnh đắp của một bức tranh khảm trừu tượng, vô hình tướng. Dẫu gì, cuộc đời tôi, cũng đã là một thứ vô hình tướng, không thể nắm bắt.

Không ít lần tôi đã tự hỏi, liệu quá khứ một con người có ảnh hưởng ở mức nào đối với những ngày sắp tới của người ấy. Dĩ nhiên, ai cũng hiểu đoạn đường ta bước qua cho ta kinh nghiệm để bước tiếp đoạn còn lại. Đoạn còn lại của tôi không dài, và bằng vào những gì đã diễn ra từ trước, tôi dám cam đoan rằng chẳng có kinh nghiệm quá khứ nào ứng dụng được cho tương lai. Đã vậy, tôi rất thích những điều không-biết-trước. Ngồi đoán già đoán non về hậu vận, không phải cung cách của tôi. Và như thế, thử hỏi việc nhớ lại, ghi lại mọi thứ mình đã nếm trải còn có ý nghĩa gì?


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button