Văn học trong nước

Tân An Ngày Xưa

tan an ngay xua sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đào Văn Hội

Download sách Tân An Ngày Xưa ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Những buổi chiều tà, khách nhàn du đứng trên “Cầu xe lửa” Tân An phóng tầm con mắt về phía hợp lưu hai con sông Vàm cỏ tây với Bảo định hà, thấy những tòa lầu, nhà trệt, ẩn hiện dưới lùm cây xanh soi bóng trên dòng nước bạc.
Đó là châu thành Tân An, một tỉnh lỵ nho nhỏ, xinh xinh, với dân cư thuần hậu, gợi trong lòng du tử vì sanh kế mà phải lìa quê xiết bao kỷ niệm êm đềm. Hai chữ “Tân An”, sau khi tồn tại suốt mấy trăm năm trong lịch sử, cách nay chẳng bao lâu, năm 1956, bị Ngô triều cao hứng xóa bỏ trong bảng đồ miền Nam đất Việt và thay vào hai chữ Long An.
Tân An! Mặc dầu Tân An không còn hiện diện trên công văn giấy tờ nữa, song không bao giờ phai lạt trong tâm tư những người chân thật tự xưng mình là “người Tân An”!
Người thường nói: “Vô cổ bất thành kim” (không có xưa sao có nay), hiện tại tuy quan trọng mà quá khứ cũng chẳng nên khinh, huống chi khắp năm Châu biết bao nhiêu là sách sử ghi chép những tích cũ truyện xưa từ mấy ngàn năm về trước, và chính hiện nay, nhiều nhà khảo cổ nhọc trí khổ tâm cố công phơi ra ánh sáng những thành phố xa xưa đã bị thời gian vùi lấp.
Như thế ấy, lẽ nào chúng tôi, con dân sanh trưởng ở Tân An, đành làm ngơ chẳng góp một viên gạch mặc dầu nhỏ nhoi vào công trình soạn thảo một “Tân An địa phương chí” đầy đủ sau nầy.
Vả lại, với mục đích hào bảo hai chữ Tân An thân mến, hôm nay chúng tôi mạo muội thảo năm ba trương về tỉnh Tân An năm mươi năm về trước và xa hơn nữa, cho đến cận đại thời cuộc 1945.
Tân An, một tỉnh kỳ cựu lịch sử di tích dồi dào, nhân vật cũng nổi danh chẳng kém một tỉnh nào khác ở Nam Kỳ, như Định Tường chẳng hạn.
Tuy nhiên, không đủ phương tiện sưu tầm tài liệu trong thời kỳ chiến tranh nầy, chúng tôi khiêm nhượng lưu ý đồng bào tân cựu, lão thiếu, năm ba điểm chính về lịch sử, địa lý và cống hiến đôi câu chuyện về nhân vật, cổ tích, giai thoại … để cùng chúng chúng tôi thưởng thức những giờ nhàn rỗi.
I) Lịch Sử
Tìm hiểu lịch sử một tỉnh, tức là khảo cứu lịch sử của toàn xứ gồm tỉnh kia trong đấy. Như thế, để cống hiến độc giả lịch sử tỉnh Tân An, chúng tôi trước xin trình bày lịch sử xứ Nam Kỳ thân mến của ta, nhân tiện biểu dương tinh thần nhẫn nại của tổ tiên, kiên cường khai thác suốt mấy trăm năm trời một vùng đất rộng lớn gần sáu mươi ngàn cây số vuông, hoang vu tự cổ thời, biến thành một vựa lúa phong phú nhất nhì Đông Nam Á, hàng năm xuất cảng ra ngoại quốc, trước thời cuộc 45, với dân cư đông đúc, với những thành phố đẹp đẻ kim thời.
Lịch sử Nam Kỳ
Chia làm nhiều giai đoạn:
a) Nước Phù Nam và Chân Lạp
Từ sơ khai kỷ nguyên Cơ Đốc, trên miền Nam bán đảo Đông Dương, có một dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ lập nên nước Phù Nam, đóng đô ở Ba Phnom (Đặc Mục).
Thế kỷ thứ IV, và thứ V, nước Phù Nam cực kỳ cường thịnh, song đầu kỷ thứ VI, Phù Nam khởi sự suy tàn, và vua Rudravarman là vua Phù Nam cuối cùng vậy.
Giữa thế kỷ thứ VI, nước Phù Nam sụp đổ và nước Chân Lạp trước là hầu quốc của Phù Nam, ngày càng mạnh mẽ. Vào khoảng năm 540-550, hai anh em vua Chân Lạp, Bhavavarman và Citrasena (Chất đa tư na) đánh lấy Phù Nam, chiếm kinh đô Đặc Mục.
Đầu thế kỷ thứ VIII, nước Chân Lạp chia làm hai miền:
– Miền bắc gồm những núi non và truông rẫy, gọi là Lục Chân Lạp;
– Miền nam giáp biển Nam hải, nhiều đầm hồ sông rạch, gọi là Thủy Chân Lạp.
Nam Phần Việt Nam xưa kia là Thủy Chân Lạp.
Đến đời nhà Lý Việt Nam, hai nước Lục, Thủy Chân Lạp hợp lại làm một gọi là Chân Lạp, sau nữa gọi là Cao Miên hay Kampuchéa, Camgodia, tức Camgodge dưới thời Pháp thuộc và là quốc hiệu do Sihanouk chọn lựa. Sau người Nam tị quốc huý là cử chữ Miên trong tên vua Thiệu Trị, viết thành Cao Man.
Trong một thời gian khá lâu, nước Cao Miên có hai vua: đệ nhứt vương đóng đô ở Oudong (ta gọi là Long Úc) còn đệ nhị vương thì đóng đô tại Sài Gòn, lúc bấy giờ kêu là Prey Nokor, ban đầu kêu là Prey Kôr, dịch là “Rừng gòn” sau đổi là Prey Nokor, Prey là “rừng”, Nokor là “xứ”.
Từ khi Việt Nam lập quốc, mãi đến năm Thuận Thiên thứ ba (1012) đời vua Lý Thái Tổ, nước Chân Lạp mới vào cống, từ đó cứ ba năm lại một lần sai sứ đến. Về sau, Chân Lạp cùng với Chiêm Thành thường đến xâm đất Nghệ An, nhưng nhiều lần bị quân ta đánh bại, từ đó nhìn nhận nước ta là thượng hạng.
Trong một khoảng thời gian quá ngàn năm, trên giải đất hoang vu của Phù Nam xưa, mà ban sơ chúng ta gọi là Thủy Chân Lạp, người Tàu kêu là “Cổ Chiêm Thành”, sau nầy người phương tây gọi là Basse Cochinchine, rồi Cochinchine do các nhà hàng hải Bồ Đào Nha thấy miền duyên hải miền Nam nước Việt giống như miền duyên hải xứ Cochin nước Ấn Độ, nên gọi Cauchin China hay Cochin Chin, tức là Cochin gần nước Tàu (China) để khỏi lầm Cochin bên Ấn Độ, trên giải đất nầy, rộng lớn minh mông, sống rải rác nhiều dân tộc, người Miên, Chàm, Mã Lai và người Tàu, phần nhiều chuyên về trồng tỉa, bán buôn, săn bắn, chài lưới, mà không có một chánh quyền cai trị nào vững chắc.
Bởi thế cho nên, sau nầy có những cuộc di dân quan trọng người Việt người Tàu vào đất Đồng Nai, không ai phản đối chi cả, và mỗi khi trong hoàng tộc Cao Miên xảy ra những vụ tranh chấp để dành ngôi vua thì cầu cứu cùng Chúa Nguyễn. Mãn nguyện rồi, họ cắt những vùng đất trên Thủy Thân Lạp tạ ơn Chúa Nguyễn, mà thật sự họ cũng không thiệt thòi gì.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button