Văn học trong nước

Tàn Đen Đốm Đỏ

tan-den-dom-do-pham-ngoc-tien1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Phạm Ngọc Tiến

Download sách Tàn Đen Đốm Đỏ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Đường quanh co và nham nhở. Mới vạc vỡ nên đá sỏi lổn nhổn, bụi đồi đỏ quạch cuộn như lốc. Không vì thế mà chiếc Toyota mười hai chỗ đời mới nhất bớt hùng hổ. Nó lao như một gã cuồng bị tống thêm chất kích thích. Chiếc xe rẹt thẳng vào khu nhà nghỉ. Nó khự lại trong sự bực tức của nhân viên bảo vệ và đám khách nghỉ nhàn tản đang dạo trong sân. Trần sì có sáu gã. Trạc trung niên cả. Nhìn cũng biết là hạng người thành đạt. Ngữ này cậy tiền dửng mỡ đây. Lạ, họ toàn người cùng giống. Khu nghỉ Sơn Đại mới mở được dăm tháng. Khách du lịch phần nhiều cặp đôi. Đa số chán cảnh cuồng nhiệt đô thị, tìm đến nơi rừng quạnh, nước hoang này để đảo, xới hương tình. Hoặc để tận hưởng những cảm xúc mới lạ. Thế, nên đám ngổ ngáo kia có phần lạ lẫm trước mắt mọi người. Bọn họ cần gì nhỉ? Không nhẽ lại quẳng tiền chỉ để lấy một chỗ thù tạc. Đấy, nhìn kìa, hộp lớn, hộp nhỏ, toàn đồ uống ngon lành. Nhân viên bảo vệ nhà nghỉ xăm xắm bước đến:

– Các ông cần gì?

Cả sáu gã đều cười. Lại cười to mới ớn. Mãi sau, chính gã cầm lái, người to như hộ pháp, béo nẫn, trả lời rất hách. Thứ giọng chỉ có ở người quen dùng quyền chức:

– Cần một phòng có máy lạnh để đựng đồ!

Dường như quá quen với chức phận của mình, người nhân viên điềm đạm:

– Mời ông vào thường trực.

Năm gã còn lại tụ ngay dưới gốc thông già. Tức thì đồ uống bật bôm bốp. Ồn ã một góc sân nhà nghỉ. Bỗ bã lắm. Nghe cũng biết ngay không phải đẳng của họ. Toàn người sang trọng thế kia. Nhưng thôi kệ xác, vài đôi nhún vai lặng lẽ rời sân. Đang giữa một buổi sáng bình yên. Mặt trời hè chả nghĩa lí gì so với rừng thông tán rậm. Họa hoằn một vài đám nắng loang lổ mới đáp xuống được mặt đất đầy sỏi và lá rụng. Gió – gió đầu nguồn thong thả buông mình. Tiếng gió thở nhè nhẹ, quấn quýt. Thoảng nhặt vài chiếc lá khô, may mắn chộp được xoáy gió, cất mình lên cao, tưởng chừng có thể trở về được với cây mẹ.

– Nhìn kìa! – Một gã trong bọn khoái trá hét lên. – Những chiếc lá của số phận đang vùng vẫy để trở về chỗ đậu quy luật.

– Im mồm đi. – Tiếng của ai đó. – Lạ cho bọn nhà văn chúng mày. Sung sướng gì trong những điều nhảm nhí ấy. Quy luật cái con tườu. Lá già ắt phải rụng. Lá rụng ắt phải mục.

– Không hẳn thế. Có những chiếc lá rụng lúc còn xanh.

– Thôi, – một tiếng ồm ồm cắt vào, – xin các bố. Buổi sáng đẹp thế này, đừng làm hỏng. Nhìn ra hồ mà xem.

Cả bọn ngước mắt. Có tiếng thở dài. Một vùng hồ lặng phắc, ngút ngát trải kín tầm mắt. Xa lăng lắc, dãy núi xám mờ hiện lên trong nắng lấp loá.

Vẫn tiếng ồm ồm:

– Đấy là chỗ hành quân đến. Rồi không còn sức mà cãi vã.

Không khí đột ngột tắc nghẹn. Chỉ còn mỗi tiếng bia óc ách réo.

Bây giờ, cả bọn đang bập bềnh trên hồ. Chiếc thuyền gỗ vỏ mùng mục, có vẻ quá tải, uể oải trôi chầm chậm. Gió nhẹ nhưng mặt hồ vật vã quặn sóng. Sáng nay, cả bọn phải vất vả lắm mới tìm được con thuyền này. Khỉ gió thế, nhà nghỉ nhà ngheo mà không sắm nổi cái ca nô cho du khách. Cũng là nhờ sự giúp đỡ của tay bảo vệ. Sau khó chịu ban đầu, tay kia hồ hởi hoà đồng ngay. Thì ra, toàn cánh lính cả. Mẹ kiếp, ưu điểm số một của chiến tranh có lẽ ở chỗ tạo ra sự thông cảm tuyệt đối giữa những người từng tham gia trận mạc. Kể cũng lạ, biết ý định rồ dại của đám ngổ ngáo muốn hạ trại trong núi, bên kia hồ, tay bảo vệ sốt sắng một cách rất vô tư, đạp xe hẳn chục cây số đường núi để thuê thuyền hộ. Vùng này chưa có du khách nào làm chuyện điên rồ ấy.

Thực ra, ý định này đã manh nha từ lâu lắm, nhưng phải đến gần hai mươi năm sau chiến tranh, họ mới thực hiện được. Cũng là vì hoàn cảnh. Mỗi người có phận đời riêng để bươn chải. Muốn bứt ra, tụ với nhau nơi rừng rú, dù chỉ một vài ngày, sống lại thời chiến trận, không phải dễ, chuyến đi này gần như một sự câu thúc không cắt nghĩa nổi.

Sáu người, phần còn lại của một tiểu đội trinh sát, phiên chế trong một trung đoàn hỗn hợp, thành lập trước chiến dịch 1972, gồm cả pháo phòng không, mặt đất và bộ binh của mặt trận B2. Mười một người cả thảy. Ba người chết có phần mộ, được phong tặng liệt sĩ tại chỗ. Hai người mất tích, phải cày cục nhiều năm mới được công nhận. Đành là thế, nhưng vẫn có cái gì bứt rứt không yên. Nhiều năm qua, bạn bè đã cất công tìm kiếm. Đủ mọi cách vẫn biệt vô âm tín. Mới đây, đám lính liên tục tìm kiếm trên các phương tiện truyền thông. Vẫn biết mò kim đáy bể nhưng dù sao còn có một tẻo teo hi vọng để bù lấp vào khoản bứt rứt kia.

Con thuyền lừ lừ rẽ nước. Chẳng ai nói một câu. Hình như mỗi người đang đuổi theo một miền riêng nào đó. Cả con bé lái thuyền cũng vậy. Nó lầm lì đáng sợ. Mặt kia, chắc cũng đã tuổi thiếu nữ nhưng người quắt quặt như một gốc thông khô. Vẻ lam lũ không giấu được trên da thịt, áo quần. Nó bặm môi, cặm cụi đạp chèo.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button