Văn học trong nước

Sơn Hải Kinh

son hai kinh sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Thiên Hạ Kỳ Thư

Download sách Sơn Hải Kinh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook :                   Download

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Sơn Hải Kinh là cổ tịch thời Tiên Tần của Trung Quốc, trong đó chủ yếu mô tả các thần thoại, địa lý, động vật, thực vật, khoáng vật, vu thuật, tông giáo, cổ sử, y dược, tập tục, dân tộc thời kỳ cổ đại. Sơn Hải Kinh nguyên bổn có hình vẽ mô tả hẳn hoi, gọi là “Sơn Hải Đồ Kinh”, nhưng bản này đến đời Ngụy Tấn thì thất truyền. Có học giả cho rằng, Sơn Hải Kinh không chỉ đơn thuần là quyển sách ghi lại truyện thần thoại, mà là thứ sách địa lý thời cổ đại, bao quát nhiều loài chim thú khắp núi sông vùng Hoa Hạ lẫn các lãnh thổ hải ngoại. Tác giả và thời gian hoàn thành Sơn Hải Kinh chưa được xác định, trước thì cho rằng do Bá Ích và Đại Vũ làm, nhưng hiện giờ các học giả Trung Quốc cho rằng thời gian để hoàn thành sách này trải qua nhiều kỳ, làm bỡi nhiều tác giả khác nhau, niên đại vào khoảng từ thời Chiến Quốc kéo dài cho đến đầu thời Hán. Sách có thể là do nhiều người ở nước Sở, Sơn Đông, Ba Thục cùng người từ nhiều địa phương khác, đến thời Hán thì được tập hợp lại để làm sách dạy học.

Sơn Hải Kinh chuyển tải nhiều thần thoại cố sự mang màu sắc thần bí với hàng loạt quái thú kỳ dị. Trong sách có rất nhiều chuyện được viết từ lời truyền khẩu, tập hợp thành nhiều bản khác nhau. Bản sách được cho là sớm nhất được hai cha con Lưu Hướng, Lưu Hâm soạn thành. Thời Tấn có Quách Phác chú thích và khảo chứng Sơn Hải Kinh. Thời Minh có Vương Sùng Khánh làm “Sơn Hải Kinh thích nghĩa”, Dương Thận làm “Sơn Hải Kinh bổ chú”, Ngô Nhâm Thần làm “Sơn Hải Kinh nghiễm chú”. Thời Thanh, Ngô Thừa CHí soạn “Sơn Hải Kinh địa lý kim thích”, Tất Nguyên làm “Sơn Hải Kinh Tân Giáo Chánh”, Hác Ý soạn “Sơn Hải Kinh tiên sơ”. Thời Dân quốc có lưu hành bản “Sơn Hải Kinh giáo chú” của Viên Kha rất đáng quan tâm.

Toàn bộ Sơn Hải Kinh có 18 quyển, trong đó Sơn Kinh có 5 quyển, Hải Kinh có 8 quyển, “Đại hoang kinh” có 4 quyển, “Hải nội kinh” một quyển, cộng lại khoảng 31.000 chữ. Nó mô tả trọn 100 quốc gia (nhỏ, bên trong Trung Quốc thời xưa), 550 núi, 300 thủy đạo, cùng các phong cảnh địa lý, phong thổ, sản vật của các nước. Trong Sơn Kinh còn có một bộ phận mô tả về vu sư, phương sĩ, và từ quan – những lớp người chuyên cầu đảo phong thuật rất thịnh hài thời xưa. Kinh được miêu tả theo lối truyền kỳ, nhưng có có chút ít giá trị khoa học, rất đáng tham khảo cho người nghiên cứu về sử học, văn học, và … dịch thuật. Trong Sơn Kinh có bảo tồn nhiều nghi thức tế lễ thần thánh, có thể làm bản đối chiếu và nghiên cứu “Chu lễ” thời xưa, ví dụ như các bản mối được phát hiện thêm như “Bao sơn sở giản”, “Vọng sơn sở giản”, “Tân Thái sở giản”. Truyền thuyết về Nữ Oa thời cổ đại cũng là từ Sơn Hải Kinh mà ra. Các kiệt tác trứ danh khác bao gồm: “Khoa phụ đuổi theo mặt trời”, “Nữ oa vá trời”, “Hậu nghệ bắn rụng chính mặt trời”, “Hoàng đế đại chiến Xi Vưu”, “Thần Cộng Công giận quá đập đầu vào Chu sơn dẫn đến cơn Đại hồng Thủy”, “Cổn (Cha của vua Hạ Vũ/Đại Vũ) trộm Tức nhưỡng trị thủy thành công”, “Thiên đế lấy lại Tức nhưỡng, giết Cổn, cho đến khi vua Đại Vũ trị thủy thành công.

Ngoài ra, Sơn Hải Kinh còn ghi lại những sự kiện kỳ quái mà hầu hết cho đến nay vẫn còn đang được tranh luận. Sách này án theo đất đai ghi lại sự kiện, chứ không ghi theo thời gian. Trong đó, hầu hết sự vật đều phát sinh từ hướng nam, sau đó mới dần lên hướng Tây, hướng Bắc, rồi tới trung bộ (Cửu Châu) của đại lục. Cửu Châu được vây quang bỡi Đông Hải, Tây Hải, Nam Hải, Bắc Hải. Việc thuận theo hướng Nam – Tây – Bắc – Đông này rất khác với thuận hướng Đông Nam Tây Bắc sau này, so với các thư tịch ghi lại chuyện các đại đế thời cổ thường ngồi xoay mặt về hướng nam, rồi quan niệm “thiên nam địa bắc” … nhất định có liên quan. Từ thời cổ đại, Trung Quốc cứ nhất mực lấy Sơn Hải Kinh làm sách tham khảo cho các đại sử gia, ngay cả như Tư Mã Thiên cũng nhận định trong Sử Ký của mình: “Chí Vũ Bổn kỷ, Sơn Hải Kinh sở hữu quái vật, dư bất cảm ngôn chi dã”.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button