Văn học trong nước

Sau Dẫy Trường Sơn

sau-day-truong-son-ly-van-sam1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lý Văn Sâm

Download sách Sau Dẫy Trường Sơn ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Chiếc đồng-hồ treo trên vách rè-rè như một bịnh-nhơn lên cơn siễng, rồi thong-thả điểm mười một tiếng. Những tiếng tíc-tắc quen thuộc lại nhịp đều-đều sau lúc đó, nghe buồn-buồn như tiếng giày của một khách lữ-hành trên đường thiên-lý. Ngoài đường bóng cây thâu hẹp lại. Ánh nắng cay-cay như trộn mùi ớt hiểm. Bụi dâng trên các nẻo đường bóng loáng như có một lớp nước mỏng tráng lên.

Phú đẩy cửa bước vội vào nhà, gọi vợ:

– Mình ơi!

Chị Phú “dạ” một tiếng rồi tất-tả từ dưới bếp chạy lên nhà trên.

Phú cởi áo ngoài mắc lên “sừng nai” hỏi tiếp:

– Thằng Quí đâu?

– Nó chưa về, mình à!

Phú chắc lưỡi, giọng hờn dỗi:

– Học với hành! Ham học lắm, có bữa chết!

Chị Phú vừa lau tay vừa nói:

– Ở trường cũng có hầm núp, không sao đâu. Ráng cho con nó học gấp trong sáu tháng đặng đi kiếm chỗ làm với người ta…

Phú phì cười, mai-mỉa:

– Quân Nhật sẽ bại trận nay mai. Học tiếng Nhật để làm gì?

Chị Phú nghi-ngờ:

– Sao mình biết?

– Sao lại không. Các đảo quan-trọng ở Thái-bình-Dương lần-lượt bị quân Đồng-Minh chiếm hết. Hiện nay quân Nhật chỉ có đương lùi, chớ không có đường tiến nữa. Những hiểm-cứ ở Miến-điện đều lọt vào tay quân Anh. Trên bộ như dưới biển, quân đội Nhật đang ở trong tình-thế của những kẻ giải vây trối chết. Những thành-phố lớn bên chánh-quốc bị dội bom liền-liền. Vậy mà người Nhật vẫn không bỏ tham-vọng thôn-tính nước mình.

Chị Phú chen vào:

– Bởi vậy, tôi mới cho thằng Quí đi học tiếng Nhật…

Phú lại phì cười, lắc đầu bảo vợ:

– Tôi nói mình đừng giận. Mình cũng như đại đa số người mình, chỉ biết “nắng bề nào, che bề ấy”. Học được thêm một thứ tiếng ngoại-quốc tức là một điều hay. Nhưng học nhấp-nhem để “đi làm” thì học có ích gì?

Người Việt-Nam muốn độc-lập thật-sự phải tự mình tranh-đấu mới đi tới kết-quả vinh-diệu. Không nên tin ai hết.

Cổi giày xong, Phú lại nghiêm giọng tiếp:

– Nầy! Rồi tôi cho thằng Quí thôi học…

– Kệ, để con nó học, nghỉ rồi cũng không làm gì…

– Tôi nhứt-định rồi, mình à! Chúng ta sẽ đi xa.

– Đi xa?

– Ở đây có bữa chết vì bom đạn vô-tình của phi-cơ Đồng-Minh. “Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”. Mình chết không vì mục-đích gì ngoài mục-đích cơm, áo thì lại càng vô-lý. Mình coi đó: mỗi ngày, có những phi-đội Anh Mỹ từ những căn-cứ Ấn-độ, Miến-điện bay ngang Sàigòn để chở thêm quân-lính chiếm-đóng trên những hòn đảo vừa mới chiếm, hoặc để vận-lương cho họ, thỉnh thoảng lại nhả xuống Sàigòn một mớ bom. Dân Sàigòn chết lổn-ngổn. Mình nên nghe tôi, tìm một chỗ thật xa lánh đỡ ít lâu. Tuy không phải là một chiến-sĩ cách-mạng, tôi tin chắc rằng thế nào rồi trên giải đất Việt-Nam nầy cũng sẽ có sự thay đổi mới-mẻ…

Chị Phú đặt mâm cơm xuống ván, mỉm cười giản-dị:

– Đi đâu xa cho mệt! Nếu mình sợ bom thì mình theo tôi. Chúng ta đem con về nương-náu ở nhà-quê trong ít lâu…

Phú đứng dựa cửa nhìn ra đường, nhưng vẫn theo đuổi câu chuyện đang nói. Phú bác hẳn ý-kiến của vợ:

– Về nhà quê để nằm mà ăn, à?

– Sẵn ruộng đất của nhà đó! Mình không muốn nằm không thì chúng ta lãnh một phần đất, xúm nhau trồng mía, trồng lúa, vui-vẻ bao nhiêu.

Phú trề môi:

– Nếu tôi ham thú “điền-viên” thì tôi đã về vườn lâu rồi. Mình là đàn-bà mà nhứt là đàn-bà phương-đông quen phục-tùng, giỏi công việc nhà, dốt chuyện xã-hội, tôi khó nói chuyện với mình quá…

– Mình khi tôi vừa chớ!

Phú cười xòa, làm lành:

– Thôi, tôi xin lỗi mình. Đợi thằng Quí về ăn cơm, tôi sẽ nói chuyện cho mình nghe. Còn nhiều chuyện lý-thú lắm. Lau mặt và nghỉ tay một chút rồi lại đây coi thiên-hạ “chạy bom” với tôi cho vui.

Năm phút sau, hai vợ chồng Phú đã đứng gần nhau, trước cửa.

Trời càng trưa, số người đổ ra ngoại-ô càng nhiều. Họ tìm chỗ xa thành-phố để tránh bom vì hồi này, những chiếc máy bay trắng-trắng và xinh-xinh của phi-đội Mỹ thường viếng Sàigòn.

Mãi rồi người Sàigòn không tin ở còi báo-động nữa. Họ rủ nhau đi trước giờ báo-động và đã phân-biệt được tiếng động-cơ máy bay Anh, Mỹ và máy bay Nhật. Có một số người khác lấy sự hồi-hộp làm thú. Họ không đi đâu hết. Họ cũng không núp hầm. Họ đợi máy bay Đồng-Minh tới để làm điều vui tai, thích mắt.

Họ bảo rằng: Tiếng động-cơ của máy bay Anh, Mỹ nghe hùng-dũng hơn tiếng động-cơ máy bay Nhật. Cũng như trước kia họ đã kháo với nhau rằng: Máy bay Nhật bay mau hơn máy bay Pháp.

Vì nhà ở ngoại-ô, nên Phú ít lo sợ hơn những người ở trong thành-phố.

Để phòng xa, vợ chồng Phú đào một cái hầm ở bên vách nhà. Song không mấy khi, vợ chồng Phú ra núp ở đó. Mùa mưa, cái hầm thành giếng. Mùa nắng, thì cái hầm ấy lại biến thành chỗ đổ rác. Mãi rồi quen đi, người ở ngoại-ô lần-lần bớt sợ máy bay. Trong những giờ có động, họ vẫn ngồi im trong nhà, hoặc cứ lặng-lẽ tiếp-tục làm công việc đang làm nửa chừng.

Kiểng nhà thờ nấc lên lanh-lảnh.

Nhiều loạt lá điệp rụng âm-thầm trong im-lặng. Trên các phố Sàigòn, khách đi đường mỗi phút một vắng. Người ta cảm-giác như đang ở vào thời-kỳ giới-nghiêm trong một thành-phố bỏ trống.

Phú chỉ một cậu bé mặc đồ “sọt” ka-ki vàng đang đi mau theo đám người “lánh bom” nói với vợ:

– Con nó về kia! Vào sửa-soạn đồ ăn cho nóng, đi mình.

Trời vừa tối, Phú đã hội vợ con lại dưới đèn. Chị Phú bàn:

– Ngoài kia, trăng đẹp lắm. Chúng ta đem ghế bố ra ngồi, vừa nói chuyện, vừa ngắm trăng, mát-mẻ hơn là ngồi nhốt mình trong căn nhà tối-tăm và chật-hẹp như cái hộp quẹt nầy.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button